-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm, đối tượng nguy cơ cao và phòng ngừa
Đăng bởi: Quản Trị Web
28/08/2024
Việc xác định được nguyên nhân thoát vị đĩa đệm sẽ giúp bác sĩ đưa ra những tư vấn phù hợp với người bệnh cũng như xây dựng phác đồ điều trị cho hiệu quả cao. Thực tế, bên cạnh yếu tố khách quan như chấn thương thì gen di truyền, vấn đề về cột sống cũng là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.
1. Một số dấu hiệu và nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
1.1. Dấu hiệu thường gặp ở người bị thoát vị đĩa đệm
Một vài dấu hiệu đặc trưng nhất của người bị thoát vị đĩa đệm.
- Đau nhức tại vùng cổ và vùng lưng, cơn đau có thể kéo dài (lan từ cổ xuống cánh tay hoặc xuống tận chân).
- Cơ thể mất cân bằng khi di chuyển.
- Xuất hiện cảm giác tê nhức tại khu vực dưới thoát vị đĩa đệm.
- Đau khi mang vác vật nặng, vận động nhiều.
- Khi thay đổi tư thế, khu vực đau có thể tăng hoặc giảm.
1.2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Bệnh lý thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện do nhiều lý do, trong đó, thoái hóa cột sống, gen di truyền và chấn thương được cho là các tác nhân hàng đầu.
- Thoái hóa cột sống: Theo thời gian, khu vực đĩa đệm cũng như cột sống bị lão hóa dần, cụ thể là tình trạng xương bị bào mòn, xơ cứng, mọc gai,...; đĩa đệm mỏng hơn, đàn hồi kém,... nên dễ bị tổn thương.
- Gen di truyền: Người sinh ra trong gia đình có người bị thoát vị đĩa đệm có thể bị di truyền lại.
- Chấn thương: Cột sống bị tác động do tai nạn là có thể là nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, trong quá trình lao động khi mang vác vật nặng, đứng hoặc ngồi sai tư thế cũng dễ khiến cột sống bị chấn thương.
- Một số yếu tố khác: do béo phì, do các bệnh lý bẩm sinh ở cột sống như gù, thoái hóa cột sống,...
2. Đối tượng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm
- Người hay mang vác vật nặng, cột sống dễ bị ảnh hưởng.
- Người bị béo phì.
- Người bước sang độ tuổi trung niên, người cao tuổi (cơ thể bị lão hóa).
- Vận động viên cử tạ, cầu lông, bóng bàn, bóng rổ,... thường xuyên luyện tập, thi đấu nhưng không áp dụng đúng kỹ thuật.
- Người sinh ra trong gia đình có thành viên bị thoát vị đĩa đệm.
- Người mắc một số chứng bệnh như gout, đái đường, viêm khớp dạng thấp,...
3. Một số phương pháp chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm
3.1. Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh, đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi một số thông tin liên quan đến bệnh lý như nghề nghiệp, tiền sử bệnh và một số biểu hiện mà người bệnh gặp phải.
Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số chẩn đoán hình ảnh cần thiết như chụp X quang, chụp MRI, chụp CT,.. nhằm xác định vùng đĩa đệm bị tổn thương và tình trạng bệnh lý.
3.2. Điều trị
Nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm chưa diễn biến nặng, người bệnh không cần phải phẫu thuật mà chỉ cần sử dụng thuốc, điều trị giảm áp lực đĩa đệm,... cụ thể như:
- Thực hiện bài tập vận động phù hợp nhằm giúp cột sống ổn định.
- Dùng thuốc: Chủ yếu là thuốc chống viêm và thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ để giảm bớt tình trạng đau, viêm nhiễm tại vùng đĩa đệm. Khi dùng thuốc, người bệnh phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng.
- Thực hiện phương pháp giảm áp lực như dùng thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ phần lưng, ngồi và ngủ theo tư thế khoa học hơn, hạn chế nâng vật nặng.
- Trị liệu thần kinh cột sống: Đây là kỹ thuật trị liệu tiên tiến sử dụng sóng siêu âm, sóng xung kích để giảm bớt cơn đau cho người bệnh.
- Châm cứu: Phương pháp này giúp kích thích khả năng lưu thông khí huyết, giảm bớt tình trạng viêm nhiễm. Sau một thời gian châm cứu, người bệnh sẽ cảm thấy phần cơ bắp quanh đĩa đệm thư giãn hơn.
Nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm đã trở nặng, không thể điều trị bằng các phương pháp nói trên, bác sĩ có thể phải chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật. Nói chung, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bị thoát vị đĩa đệm, bạn nên đi kiểm tra sớm để điều trị kịp thời,... tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
4. Biện pháp phòng ngừa
Muốn phòng tránh thoát vị đĩa đệm, việc thay đổi tư thế hoạt động, áp dụng bài tập phù hợp, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh,... là rất cần thiết. Cụ thể như:
- Đứng, ngồi đúng tư thế: Bạn không nên duy trì tư thế ngồi quá lâu. Đồng thời khi ngồi, bạn phải ngồi thẳng. Thi thoảng, bạn hãy đứng lên để giảm áp lực cho cột sống.
- Duy trì tư thế ngủ phù hợp: Lúc ngủ, bạn hãy duy trì tư thế thẳng lưng, chọn gối đầu thoải mái.
- Thực hiện bài tập phù hợp: Ví dụ như tập yoga, tập pilates giúp cơ thể thư giãn, hỗ trợ cơ bắp tại phần bụng và phần lưng, tránh tập quá sức, tập sai kỹ thuật gây chấn thương.
- Ngủ đủ giấc: Giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, cơ bắp và xương khớp phục hồi nhanh hơn.
- Hạn chế dùng chất kích thích: Chẳng hạn như thuốc lá, ma túy, rượu bia.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và đầy đủ vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng. Đồng thời, nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
Trên đây, bài viết đã chia sẻ nguyên nhân thoát vị đĩa đệm. Đây là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Vì vậy, bạn nên đi thăm khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ.
Giải pháp cho bạn : Bi-Jcare Max Giải pháp toàn diện cho xương khớp chắc khỏe
Bi-Jcare Max là viên uống bổ sung dinh dưỡng thiết yếu quan trọng nhất cho xương khớp giúp xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ điều trị hiệu bệnh lý về xương khớp an toàn hiệu quả. Được nghiên cứu bới các nhà chuyên môn dược lý uy tín của Mỹ và sản xuất trên dây chuyền côn nghệ tân tiến hiện đại nhất hiện nay. Bi-Jcare Max được đích thân B.sĩ Th.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng và lựa chọn đưa về Việt Nam.
Bi-Jcare Max có tác dụng gì ?
- Bổ sung Canxi giúp xương chắc khỏe
- Tái tạo sụn khớp: trị thoái hóa, thoát vị, viêm khớp mãn tính, viêm đa khớp,...
- Tái tạo dịch nhờn, trị khô khớp, cứng khớp, gai xương khớp
- Trị đau nhức mỏi, tê bì chân tay, vai gáy
- Tăng sức bền cơ gân sụn khớp
- Giảm đau cấp và mãn tinh
- Tăng độ bền, dẻo dai cho xương khớp
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
nguon:bnc.medipharm.vn, suckhoedoisong.com, medlatec.com...