Nguyên tắc điều trị bệnh lao phổi. Tìm hiểu ngay.

 Đăng bởi: Quản Trị Web 25/12/2023

Bệnh lao do vi khuẩn gọi là Mycobacterium tuberculosis gây ra. Vi khuẩn có khả năng lây lan từ người sang người qua các giọt nhỏ li ti trong không khí. Điều này xảy ra khi một người mắc bệnh lao ở dạng hoạt động nhưng chưa được điều trị bệnh lao mà vẫn vô tư ho, nói chuyện, hắt hơi, khạc nhổ, ca hát nơi công cộng.

I. Nguyên tắc điều trị bệnh lao phổi.

1. Nguyên tắc phối hợp thuốc điều trị bệnh lao phổi

Mỗi loại thuốc điều trị bệnh lao phổi sẽ có tác dụng khác nhau trên vi khuẩn lao (tác dụng diệt khuẩn, kìm khuẩn, tác động lên môi trường sống của vi khuẩn), do đó trong phác đồ điều trị lao thường phải phối hợp các thuốc điều trị bệnh lao phổi.

Trên thực tế cần phối hợp ít nhất 3 loại thuốc điều trị bệnh lao phổi trong giai đoạn tấn công và ít nhất 2 loại thuốc điều trị bệnh lao phổi trong giai đoạn duy trì.
Đối với lao đa kháng: phối hợp ít nhất 4 loại thuốc điều trị bệnh lao phổi hàng 2 có hiệu lực trong giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì.

2. Cần dùng thuốc điều trị bệnh lao phổi đúng liều

Các thuốc điều trị bệnh lao thường có tác dụng hợp đồng với nhau. Mỗi loại thuốc điều trị bệnh lao sẽ có một nồng độ tác dụng nhất định. Nếu dùng thuốc điều trị bệnh lao liều thấp sẽ không hiệu quả mà còn dễ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, tuy nhiên nếu dùng thuốc điều trị bệnh lao liều cao dễ gây tai biến. Đối với việc điều trị bệnh lao trẻ em cần được điều chỉnh liều thuốc điều trị bệnh lao hàng tháng theo cân nặng của trẻ.

3. Cần sử dụng thuốc điều trị bệnh lao đều đặn

Thuốc điều trị bệnh lao cần được uống cùng 1 lần vào thời gian nhất định trong ngày, uống xa bữa ăn để đạt được độ hấp thu thuốc tối đa.

Đối với lao đa kháng: Dùng thuốc điều trị bệnh lao 6 ngày/tuần, đa số thuốc điều trị bệnh lao dùng 1 lần vào buổi sáng như: Cycloserine (Cs), Prothionamide (Pto), Ethionamide (Eto), Para-aminosalicylic acid (PAS) tùy theo khả năng dung nạp thuốc điều trị bệnh lao của người bệnh. Có thể chia liều thuốc điều trị bệnh lao 2 lần trong ngày (sáng – chiều) để giảm tác dụng phụ hoặc giảm liều trong 2 tuần đầu nếu thuốc khó dung nạp. Nếu người bệnh có phản ứng phụ với thuốc điều trị bệnh lao dạng tiêm - có thể tiêm 3 lần/tuần sau khi có kết quả xét nghiệm âm hóa đờm.

4. Sử dụng thuốc điều trị bệnh lao đủ thời gian của cả 2 giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì

Điều trị bệnh lao giai đoạn tấn công thường kéo dài 2, 3 tháng. Giai đoạn này có mục đích để tiêu diệt nhanh với số lượng lớn vi khuẩn có trong các vùng tổn thương, từ đó ngăn chặn các vi khuẩn lao phát sinh ra đột biến kháng thuốc.

Điều trị bệnh lao giai đoạn duy trì thường kéo dài 4 - 6 tháng nhằm mục tiêu diệt triệt để các vi khuẩn lao có trong vùng tổn thương để tránh bệnh lao tái phát.

Đối với bệnh lao đa kháng: Phác đồ điều trị bệnh lao chuẩn cần tấn công 8 tháng, theo đó tổng thời gian điều trị có thể kéo dài: 20 tháng. Các phác đồ điều trị bệnh lao khác ngắn hơn còn đang trong quá trình thử nghiệm.

II. Các thuốc điều trị bệnh lao phổi

*Thuốc điều trị bệnh lao phổi được Chương trình Chống lao chịu trách nhiệm cung cấp miễn phí, đầy đủ, liên tục các thuốc có chất lượng cho người mắc bệnh:

1. Các thuốc điều trị bệnh lao phổi thiết yếu (được gọi là thuốc điều trị bệnh lao phổi hàng 1)

  • Isoniazid (H),
  • Rifampicin (R),
  • Pyrazinamid (Z),
  • Streptomycin (S),
  • Ethambutol (E).

*Ngoài ra, hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo bổ sung 2 loại thuốc điều trị bệnh lao phổi hàng 1 là:

  • Rifabutin (Rfb),
  • Rifapentine (Rpt).

2. Thuốc điều trị bệnh lao phổi hàng 2

Các thuốc điều trị bệnh lao phổi hàng 2 được phân ra thành các nhóm như sau:

*Thuốc điều trị bệnh lao phổi hàng 2 dạng tiêm:

  • Kanamycin (Km);
  • Amikacin (Am);
  • Capreomycin (Cm);

*Thuốc điều trị bệnh lao phổi hàng 2 nhóm Fluoroquinolones như:

  • Levofloxacin (Lfx);
  • Moxifloxacin (Mfx);
  • Gatifloxacin (Gfx);
  • Ciprofloxacin (Cfx);
  • Ofloxacin (Ofx);

*Thuốc điều trị bệnh lao phổi hàng 2 dùng theo đường uống:

  • Ethionamide (Eto);
  • Prothionamide (Pto);
  • Cycloserine (Cs);
  • Terizidone (Trd);
  • Para-aminosalicylic acid (PAS);
  • Para-aminosalicylate sodium (PAS-Na);

*Thuốc điều trị bệnh lao phổi hàng 2 thuộc nhóm 5 gồm:

  • Bedaquiline (Bdq);
  • Delamanid (Dlm);
  • Linezolid (Lzd);
  • Clofazimine (Cfz);
  • Amoxicillin/Clavulanate (Amx/Clv);
  • Meropenem (Mpm);
  • Thiacetazon (T);
  • Clarithromycin (Clr).
     

BLCare Max là gì?
BLCare Max là viên uống bảo vệ sức khỏe hô hấp, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây hại và phục hồi chức năng phổi bị hư tổn, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư phồi và các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...

 
BLCare Max có tác dụng gì ?

- Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ gốc tự do cơ thể

- Phòng chống giảm nguy cơ ung thư phổi, giúp bảo vệ phổi, phục hồi tế bào phổi bị tổn thương, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...

- Giúp long đờm, giảm ho, giảm khó thở, giúp hô hấp dễ dàng hơn

- Hỗ trợ giải độc phổi do ô nhiễm không khí, bụi, khói các hóa chất độc hại từ môi trường..

 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

 Nguồn: Bncmedipharm.vn, bachhoaxanh.vn, medlatec.vn ...

 

0978307072