Những hành vi của trẻ tự kỷ và cách hỗ trợ trẻ cha mẹ nên biết

 Đăng bởi: Quản Trị Web 28/09/2024

Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển không thể điều trị khỏi hẳn, các dấu hiệu thường xuất hiện sớm kèm theo các hành vi đặc biệt. Vậy những hành vi của trẻ tự kỷ là gì và làm thế nào để hỗ trợ trẻ tự kỷ? Cha mẹ có thể tham khảo về những nội dung này trong bài viết được chia sẻ dưới đây.

1. Đặc điểm điển hình của trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ đều có những đặc điểm riêng của mình nhưng cũng có những đặc điểm điển hình rất dễ nhận biết là:

1.1. Giao tiếp khó khăn
Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn đối với thiết lập ngôn ngữ và duy trì giao tiếp:

- Khả năng giao tiếp ngôn ngữ bị hạn chế: một số trẻ tự kỷ có thể không phát triển được kỹ năng ngôn ngữ cơ bản nên nói ít hoặc không nói. Tình trạng này càng kéo dài thì trẻ càng khó diễn đạt được ý muốn của mình bằng ngôn ngữ.

- Khó lựa chọn ngôn ngữ phù hợp cho giao tiếp: trẻ tự kỷ có thể dùng ngôn ngữ để giao tiếp được nhưng thường sẽ dùng ngôn ngữ không đúng ngữ cảnh, không phù hợp với tình huống giao tiếp. Điều này khiến cho trẻ lặp đi lặp lại từ ngữ hoặc câu chuyện của mình nhưng lại không hiểu ý nghĩa của điều mà trẻ muốn nói.

- Khó khăn trong giao tiếp xã hội: do không hiểu hoặc không có kỹ năng giao tiếp xã hội cơ bản nên trẻ bị tự kỷ rất khó tham gia vào một cuộc trò chuyện và không biết cách để duy trì cuộc trò chuyện đó, không hiểu được ý người khác nói và ngôn ngữ cơ thể của người khác.

1.2. Hạn chế trong giao tiếp phi ngôn ngữ
Nhiều trẻ tự kỷ có hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Vì thế, thay vì sử dụng ngôn ngữ, trẻ lại diễn đạt suy nghĩ của mình thông qua cử chỉ, biểu đồ hoặc hình ảnh:

- Sử dụng cử chỉ: chỉ tay hoặc vẽ để diễn đạt ý muốn trẻ.

- Sử dụng biểu đồ hoặc hình ảnh: trẻ dựa vào các biểu đồ hoặc hệ thống hình ảnh để giao tiếp với người xung quanh. Ví dụ như trẻ dùng hình ảnh để biểu đạt cảm xúc hoặc yêu cầu một món ăn.

1.3. Rụt rè và xa cách
Hầu hết trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong giao tiếp nên thường rất rụt rè và tỏ ra xa cách với người xung quanh thông qua các biểu hiện:

- Tránh tiếp xúc mắt với người khác: trong các cuộc trò chuyện, trẻ không nhìn vào mắt của đối phương, không quan tâm đến đối phương đang nói gì.

- Khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ: trẻ không thể hiểu và thực hiện được các nguyên tắc xã hội cơ bản như chia sẻ, hợp tác và đoàn kết với người khác. Điều này cũng là nguyên nhân khiến trẻ trở nên rụt rè và xa cách với mọi mối quan hệ xã hội.

2. Những hành vi của trẻ tự kỷ và cách can thiệp

2.1. Các hành vi thường gặp ở trẻ tự kỷ
Những hành vi của trẻ tự kỷ tương đối đa dạng và thường gây khó hiểu đối với người bình thường:

2.1.1. Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh
+ Tránh ánh sáng chói: trẻ tự kỷ thường cảm thấy phiền phức và không thoải mái khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh nên khi gặp dạng ánh sáng này trẻ sẽ dùng tay che mắt hoặc tránh tiếp xúc.

+ Phản ứng mạnh với âm thanh: ngay cả những tiếng ồn rất nhỏ trẻ tự kỷ cũng có thể phản ứng mạnh. Âm thanh có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng hoặc bị kích động nên trẻ sẽ có hành động lặp đi lặp lại để tự trấn an mình.

2.2.2. Cố định thói quen
Đây cũng là một trong những hành vi của trẻ tự kỷ và rất khó thay đổi:

+ Lặp đi lặp lại các hoạt động hoặc hành động như: quay tròn, nói đi nói lại một câu chuyện,...

+ Tập trung vào chi tiết cụ thể của một đối tượng hoặc hoạt động mà không quan tâm đến toàn bộ quá trình.

2.2.3. Gặp khó khăn trong xử lý thay đổi
Trẻ tự kỷ thường không thích sự thay đổi và khó thích nghi với các thay đổi đột ngột. Đứng trước một thay đổi nào đó, trẻ sẽ:

- Phản ứng tiêu cực với thay đổi: thay đổi dù rất nhỏ trong môi trường hoặc lịch trình hàng ngày đều có thể gây cho trẻ tự kỷ sự căng thẳng và lo âu. Lúc này trẻ sẽ có hành vi tự làm tổn thương mình, đập phá đồ đạc, la hét,...

- Cần sự thống nhất và ổn định: trẻ tự kỷ cần sự ổn định về môi trường sống, lịch sinh hoạt,... vì điều này khiến trẻ có cảm giác an toàn.

2.2. Biện pháp hỗ trợ cho trẻ tự kỷ
Những hành vi của trẻ tự kỷ có thể gây khó khăn cho chính trẻ và những người xung quanh. Tuy nhiên, nếu có sự hiểu biết về những hành vi này thì cha mẹ và những người xung quanh trẻ có thể giúp trẻ thích ứng với cuộc sống một cách tích cực và biết cách kiểm soát tốt hơn hành vi của trẻ.

Để hỗ trợ trẻ tự kỷ, các bậc cha mẹ hoặc người thân có thể tham khảo một số biện pháp sau:

- Cho trẻ tham gia vào các khóa học kỹ năng xã hội

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc phát triển kỹ năng xã hội cơ bản. Vì thế, hãy cho trẻ tham gia vào các khóa học kỹ năng xã hội để trẻ có điều kiện học cách tương tác với người khác, cách giao tiếp, cách lắng nghe, cách đặt câu hỏi,...

Trong các khóa học này, trẻ cũng sẽ được học cách hiểu cảm xúc của người khác và thể hiện cảm xúc của mình, biết cách sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp và hiệu quả.

- Tích cực hỗ trợ trẻ từ phía gia đình

Gia đình có trẻ tự kỷ có thể tham gia khóa học đào tạo cho người thân để biết cách tương tác và hỗ trợ trẻ tốt nhất. Bên cạnh đó, gia đình cũng nên thay đổi môi trường sống theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển của trẻ như: tạo cho trẻ một không gian riêng an toàn, giảm tiếng ồn, thiết lập lịch trình sinh hoạt cố định cho trẻ,...

Hy vọng chia sẻ trên đây có thể giúp các bậc phụ huynh hiểu thêm về những hành vi của trẻ tự kỷ để nhận diện và có biện pháp hỗ trợ tích cực cho trẻ. Nếu nhận được sự hỗ trợ phù hợp, trẻ có thể thích ứng được với môi trường sống và cải thiện khả năng giao tiếp, có cơ hội để phát triển và tham gia vào các hoạt động xã hội một cách tích cực.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của BNC.

Giải pháp cho các bệnh lý về não:  MetaPS100- Giải pháp giúp não luôn khỏe mạnh

MetaPS100 là một sản phẩm chuyên biệt cho não được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng Vitacare Pharma LLC và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh về não là sự kết hợp giữa các thành phần như Phosphatidylserine (Sharp-PS®), GABA, 5-HTP, Melatonin, DMAE giúp tăng cường chuyển hóa của tế bào não và bảo vệ, chống lại sự phá hủy của các chất oxy hóa đối với não.
 
 
 

 Công dụng của MetaPS100:

- MetaPS100 giúp tăng cường năng lượng cho não bộ

- MetaPS100 kích thích sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh

- MetaPS100 Tăng cường trí nhớ, tập trung (Alzheimer, Parkinson) điều chỉnh hành vi, hỗ trợ điều trị rối loạn nhận thức, trầm cảm, rối loạn tăng động…

- MetaPS100 Giúp điều hoà giấc ngủ, ngủ ngon giấc bằng cách tăng sản xuất Melatonin

- MetaPS100 Tăng cường tuần hoàn não

- MetaPS100 bảo vệ não và sửa chữa các tổn thương não

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Nguồn:bncmedipharm.vn,pacificcross.com.vn,medlatec.com, doisongxanh.vn....
0978307072