Những nguy cơ dẫn đến đột quỵ khi ngủ tuyệt đối không nên xem thường.

 Đăng bởi: My Hoàng 28/04/2022
`Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi mạch máu trong não bị vỡ hoặc nguồn cung cấp máu lên não bị tắc nghẽn. Đây được xem là một chứng bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao từ 50% đến 70%. Trong đó đột quỵ khi ngủ có tỷ lệ tử vong cao nhất vì sẽ khó có thể phát hiện để cứu sống. Để có thể hiểu rõ hơn về nguy cơ dẫn đến đột quỵ trong lúc ngủ, đồng thời có các biện pháp phòng tránh cho bản thân và gia đình, bạn đọc hãy tham khảo thông tin chi tiết hơn ở bài viết dưới đây.
 

I. Những nguy cơ dẫn đến đột quỵ khi ngủ

Đột quỵ xuất hiện do nhiều nguyên nhân, trong đó thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh được cho là nhóm nguyên nhân hàng đầu. Theo đó, những nguy cơ dưới đây có thể dẫn đến đột quỵ khi ngủ:

1. Uống nhiều rượu bia trước khi ngủ

- Khi bạn sử dụng rượu bia trước khi ngủ sẽ dẫn đến tình trạng men gan tăng cao, từ đó làm tăng huyết áp và mạch máu phải làm việc nhiều hơn. Vì vậy, uống 1 chén rượu vào bữa ăn tối hàng ngày sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành xơ vữa động mạch và các cục máu đông, gây ra hiện tượng huyết áp tăng đột ngột trong thời gian ngắn và dẫn đến đột quỵ.

2. Thói quen ăn đêm gây đột quỵ khi ngủ

- Thói quen ăn đêm không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì mà còn là nguyên nhân gây bệnh đột quỵ khi ngủ. Lý do là bởi khi ăn đêm, bạn thường dung nạp những món ăn nhanh, đồ ăn chiên xào, mì tôm, nước uống có ga, đồ ăn mặn,… Đây là thực phẩm chứa nhiều năng lượng, khiến lượng lipid trong máu tăng cao, từ đó đẩy nhanh quá trình hình thành các mảng xơ vữa động mạch máu, gây ra hiện tượng tắc mạch máu não.

3. Tắm khuya trước khi ngủ

- Tắm khuya tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt là tắm trước khi đi ngủ, tắm sau khi ăn đêm hay sau khi đi nhậu về. Tất cả những trường hợp này đều là nguyên nhân khiến cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột, mạch máu co lại và gây cản trở quá trình máu lưu thông đến não, gây đột quỵ khi ngủ.
Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

- Thiết bị điện tử không gây ảnh hưởng trực tiếp đến mạch máu não, tuy nhiên khi bạn sử dụng smartphone, máy vi tính trước khi ngủ sẽ gây ra tình trạng khó ngủ, thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc và thường xuyên thức khuya. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia Hoa Kỳ, nếu một người bình thường chỉ ngủ dưới 4 đến 5 tiếng sẽ làm tăng 83% nguy cơ bị đột quỵ trong lúc ngủ so với người ngủ đủ 7  – 8 tiếng một ngày.

4. Tâm trạng thay đổi thất thường

- Một trong những nguy cơ gây đột quỵ lúc ngủ là tâm trạng thay đổi thất thường. Nếu bạn quá phấn khích trước khi ngủ cũng gây ra tình trạng mất ngủ, làm tăng nhanh hormone adrenaline, từ đó tăng huyết áp và khiến co thắt mạch máu trong thời gian ngắn. Vì vậy bạn nên tránh căng thẳng, lo lắng để tâm trạng thoải mái và tránh nguy cơ đột quỵ.

II. Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ lúc ngủ

Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, tuy nhiên vẫn có những dấu hiệu cảnh báo để bạn có thể phát hiện cơn đột quỵ sắp xảy ra và có biện pháp phòng ngừa hoặc cấp cứu kịp thời. Các biểu hiện này thường xảy ra trước khi ngủ và lặp đi lặp lại nhiều lần như:
 

• Cơ thể cảm thấy mệt mỏi và không có sức lực.

• Bị tê cứng một hoặc một bên mặt.

• Khó khăn khi cử động, bạn không thể nâng cả hai tay cùng lúc qua đầu, thậm chí bị liệt một bên người.

• Hoa mắt, chóng mặt đột ngột.

• Nói không rõ, khó phát âm, bị ngọng.

• Xuất hiện các cơn đau đầu dữ dội một cách nhanh chóng, cơn đau có thể kèm theo cảm giác buồn nôn.

• Thị lực giảm bất thường khiến mắt nhìn không rõ.

• Chảy nước dãi một bên: Khi não thiếu máu và thiếu oxy sẽ ảnh hưởng đến các vùng đỏ, gây rối loạn chức năng lưỡi và khiến người bệnh chảy nước dãi một bên.

• Tay chân lạnh: Nếu mạch máu bị tắc nghẽn, lượng máu cung cấp đến tay, chân sẽ ít hơn và khiến các bộ phận này bị lạnh, dù bạn có đắp chăn cũng khó khiến tay chân có thể ấm lên.

• Có thể đau thắt vùng ngực hoặc trước tim vì các triệu chứng liên quan đến tim mạch cũng có nguy cơ cao gây đột quỵ.

III. Phòng tránh nguy cơ đột quỵ trong lúc ngủ

Như đã nói, đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ khi ngủ rất nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Do đó bên cạnh cách điều trị, cấp cứu trong trường hợp đột quỵ, bạn nên tìm hiểu các cách phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe:

1. Chú ý cải thiện chế độ dinh dưỡng

Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ là thói quen ăn đêm, do đó bạn nên tránh việc ăn đêm, đồng thời thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình.

• Nên bổ sung các loại ngũ cốc, đậu, rau củ quả nhiều hơn mỗi ngày.

• Uống nhiều nước lọc và các loại sữa từ hạt.

• Tránh ăn đồ ngọt, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng.

• Hạn chế dung nạp các thực phẩm có chứa hàm lượng sữa, chất béo cao.
 

2. Rèn luyện thói quen tập thể dục thường xuyên

- Tập thể dục thể thao mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe, không chỉ giúp tim mạch khỏe mạnh mà còn thúc đẩy tuần hoàn máu hoạt động hiệu quả hơn, từ đó phòng tránh được nguy cơ đột quỵ. Bạn nên tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng 4 lần một tuần và mỗi lần ít nhất 30 phút. Trong trường hợp không có thời gian đến phòng tập hay những nơi đông người, bạn có thể tự tập luyện tại nhà hoặc mua máy chạy bộ và một số thiết bị khác để hỗ trợ.

3. Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh

Thói quen sinh hoạt có thể bảo vệ sức khỏe của bạn hoặc gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, tạo cho mình một thói quen lành mạnh là việc làm cần thiết, giúp phòng tránh bệnh đột quỵ khi ngủ:

• Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích, đặc biệt không nên sử dụng những loại đồ uống có cồn vào ban đêm trước khi đi ngủ.

• Nên sử dụng các thiết bị điện tử một cách hợp lý, giảm thời gian dùng điện thoại trong ngày, ngoài ra bạn có thể đọc sách báo thay vì dùng smartphone trước khi ngủ để có một giấc ngủ ngon, sâu hơn.

• Đảm bảo có thể ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, vừa giúp tinh thần thoải mái, tập trung trong công việc và học tập, vừa tránh được nguy cơ đột quỵ trong lúc ngủ.

• Chú ý giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là mùa lạnh, không tắm nước lạnh, sử dụng khăn, găng tay, tất, giày để cơ thể đủ ấm, tránh nguy cơ tăng huyết áp, vỡ mạch máu và đột quỵ.

• Không tắm sau 22h tối, nhất là khi thời tiết lạnh, bạn vừa ăn no hoặc vừa sử dụng đồ uống có cồn.

4. Kiểm soát bản thân để phòng tránh đột quỵ khi ngủ

- Kiểm soát bản thân ở đây chính là kiểm soát huyết áp và cảm xúc. Đây cũng được xem là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các cơn đột quỵ khi ngủ.

- Theo thống kê, có gần một nửa bệnh nhân đột quỵ có các mức tăng huyết áp khác nhau, do đó bác sĩ khuyến cáo người bị cao huyết áp nên theo dõi huyết áp của mình thường xuyên, đồng thời sử dụng thuốc hạ huyết áp đúng giờ.

- Nếu bạn rơi vào tình trạng căng thẳng, áp lực sẽ làm tăng tiết hormone adrenaline, từ đó làm tăng huyết áp, nhịp tim, gây rối loạn nội tiết và có thể dẫn đến đột quỵ. Vì vậy cần kiểm soát cảm xúc của bản thân, tham gia các hoạt động tạo được niềm vui, lạc quan để tâm trạng vui vẻ, phòng tránh bệnh tật.

5. Thăm khám sức khỏe định kỳ

- Đây là việc làm cực kỳ quan trọng nhưng lại không có nhiều người chú ý. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần sẽ giúp bạn sớm phát hiện những bệnh lý đang mắc hoặc có nguy cơ mắc. Nhờ đó, bạn sẽ tìm được phương pháp điều trị phù hợp hoặc có cách phòng tránh tốt nhất. Hoặc bạn có thể bổ sung thêm các loại thuốc được bào chế từ thảo dược để phòng tránh đột quỵ hiệu quả hơn.

Giải pháp cho bạn: Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng giúp ổn định huyết áp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
 
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn:  
Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…

 
 

 
 
Bi-Cozyme Max có tác dụng gì ?

- Điều hòa và ổn định huyết áp

- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.

- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …

- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …

- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.

- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...

- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ... 


 
 
 
Viết bình luận của bạn:
0978307072