Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2?

 Đăng bởi: My Hoàng 07/12/2022
Tiểu đường tuýp 2 là một trong ba dạng bệnh tiểu đường ở người lớn. Nếu không được kiểm soát, bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng ở các bộ phận cơ thể khác. Bệnh đái tháo đường, cụ thể là đái tháo đường type 2 phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ. Khi bệnh có biểu hiện ra ngoài là đã đến giai đoạn nặng và một số người bệnh có thể bắt đầu xuất hiện biến chứng. Vậy những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường? Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người. Do đó, dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
 

I. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)?
 
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm:

• Cân nặng: Cơ thể bạn càng có nhiều mỡ thì các tế bào càng trở nên đề kháng với insulin

• Lười vận động: Bạn càng ít vận động thì nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 càng cao. Hoạt động thể chất giúp bạn kiểm soát cân nặng của bạn, sử dụng glucose như một nguồn năng lượng và làm cho các tế bào trở nên nhạy cảm hơn với insulin.

• Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng nếu cha mẹ hoặc anh chị em có bệnh tiểu đường tuýp 2

• Chủng tộc: Mặc dù vẫn không rõ ràng lý do tại sao, nhưng một số dân tộc – trong đó có người da đen, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ và người Mỹ gốc Á – có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

• Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh tăng khi bạn già đi, đặc biệt là sau 45 tuổi. Điều này có thể là do bạn có xu hướng tập thể dục ít hơn, giảm cơ và tăng cân theo độ tuổi. Nhưng bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng đang gia tăng đáng kể ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi

• Tiểu đường thai kỳ: Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường khi đang thai, nguy cơ tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2 sau này tăng lên. Nếu bạn đã sinh con nặng hơn 4 kg, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

• Hội chứng buồng trứng đa nang: Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang – một tình trạng phổ biến đặc trưng của thời kỳ kinh nguyệt không đều, tóc mọc nhanh và béo phì – làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

• Huyết áp cao: Huyết áp trên 140/90 (mm/Hg) có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

• Cholesterol và triglyceride bất thường: Nếu bạn có ít HDL-cholesterol “tốt”, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng lên. Triglyceride là một loại chất béo có trong máu. Người có nhiều triglyceride có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bác sĩ có thể cho bạn biết nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu của bạn là bao nhiêu.

II. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 2 là gì?

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 thường không xuất hiện hoặc khá nhẹ nên bạn không nhận ra trong nhiều năm ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:

• Nhìn mờ

• Mệt mỏi

• Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói

• Uống nước nhiều nhưng vẫn mau khát

• Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm

• Vết thương lâu lành

• Đau và tê ở chân hoặc tay

• Sụt cân không rõ nguyên nhân

• Nhiễm trùng thường xuyên

• Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân

• Các vùng da trên cơ thể bị sạm đen, thường là ở nách và cổ.
 
 

III. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

IV. Nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 2 

Trong bệnh tiểu đường loại 2, có những trường hợp là do lượng tiết insulin bị giảm và cũng có trường hợp do chức năng insulin bị suy giảm (kháng insulin). Nguyên nhân của bệnh là do yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường.

1. Yếu tố di truyền

- Đó là gen di truyền liên quan đến việc tiết insulin hoặc chức năng tuyến tụy và người ta nói rằng khi những bất thường về gen di truyền này chồng lên nhau, bệnh tiểu đường tuýp 2 có nhiều khả năng khởi phát hơn.

2. Yếu tố môi trường

- Yếu tố môi trường là sự gia tăng lượng hấp thụ chất béo do béo phì, thiếu vận động và thói quen ăn uống theo phong cách Tây u. Ngoài ra còn liên quan đến chế độ ăn uống không cân bằng dinh dưỡng và thói quen ăn uống không lành mạnh.

- Trong những năm gần đây, người ta đã chỉ ra rằng việc thiếu lượng hấp thụ chất xơ và magie do sự thay đổi chế độ ăn uống sau chiến tranh (như giảm mạnh lượng hấp thụ lúa mạch và ngũ cốc) có ảnh hưởng lớn đến sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 2.

V. Các biến chứng của đái tháo đường type 2

Glucose trong máu tăng cao dẫn đến những biến chứng về tim mạch, thần kinh, mắt, thận. Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh:

1. Biến chứng cấp tính:

Một số biến chứng cấp tính thường gặp như sau:

• Nhiễm toan ceton: Tình trạng nhiễm độc do toan huyết, nồng độ axit trong máu tăng đều là sản phẩm của những quá trình chuyển hóa dang dở, khi thiếu insulin. Bệnh nhân có thể tử vong ngay khi không được cấp cứu kịp thời.

• Tăng áp suất thẩm thấu: Khi áp lực thẩm thấu qua thành mạch tăng cao sẽ làm người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê. Lúc này, người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời.

• Glucose trong máu thấp: Hiện tượng này xảy ra khi đường huyết giảm xuống dưới 3.6mmol/l. Nguyên nhân có thể do dùng thuốc quá liều, ăn uống kiêng khem không đúng cách, luyện tập quá sức, nghiện bia rượu. Tình trạng này, thường có dấu hiệu run chân tay, mệt mỏi, đói cồn cào, choáng. Nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bị hôn mê.

2. Biến chứng mạn tính:
 
Một số biến chứng mạn tính có thể xảy ra khi mắc là: 

• Biến chứng tim mạch: Đái tháo đường type 2 làm tăng cao nguy cơ bị xơ vữa động mạch, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, trụy tim, gây bại liệt và tử vong ở người bệnh.
 

• Biến chứng thận: đái tháo đường gây ảnh hưởng đến những mạch máu nhỏ bên trong thận, làm cản trở các hoạt động của thận gây suy thận. Thận bị ép làm việc quá mức để cân bằng nồng độ glucose và huyết áp ở mức bình thường dẫn tới thận bị suy kiệt.

• Biến chứng thần kinh: với những tổn thương thần kinh là biến chứng sớm của bệnh, dấu hiệu thường là tê bì, teo cơ, mất cảm giác, sụp mi, liệt cơ mặt,… Ngoài ra còn làm nhồi máu cơ tim, liệt bàng quang, liệt dương.

• Biến chứng về mắt: thông thường bệnh nhân thường xuất hiện những biến chứng về mắt như mù lòa, giảm thị lực. Biến chứng này có thể được kiểm soát nếu được thăm khám kiểm tra mắt thường xuyên, giữ ổn định mức đường huyết, huyết áp.

• Biến chứng khi mang thai: nếu thai phụ mắc bệnh trong quá trình mang thai sẽ dẫn đến thai nhi bị quá cân dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé, nguy cơ hạ glucose đột ngột ở trẻ mới sinh. Ngoài những biến chứng trên thì đái tháo đường còn ảnh hưởng đến xương, khớp, não, giảm trí nhớ,… 

VI. Cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 không dùng thuốc
 
• Theo các chuyên gia, lý do quan trọng nhất khiến tỷ lệ bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 ngày càng gia tăng chủ yếu là do chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa khoa học. Điều này cũng giải thích vì sao khi mới phát hiện tiểu đường tuýp 2 hoặc chớm đường huyết cao, bác sĩ thường ít kê toa thuốc mà khuyến khích người bệnh kiểm soát chế độ ăn và tập luyện tại nhà trước tiên.

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

• Thực phẩm không trực tiếp gây bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng ăn không đúng cách sẽ khiến đường huyết tăng cao khó kiểm soát.

• Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người tiểu đường không cần ăn uống quá kiêng khem. Chế độ ăn chỉ cần đảm bảo đủ các chất đạm, chất béo, chất đường và đủ nhu cầu năng lượng của cơ thể.

• Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn trái cây tươi ít ngọt và rau củ quả, nhiều chất xơ, ngũ cốc nguyên vỏ, thịt nạc và các chất béo tốt có nguồn gốc từ cá và thực vật. Đặc biệt ưu tiên các loại rau không tinh bột như bông cải xanh, cà rốt, rau diếp cá; nguồn chất đạm các thực phẩm từ thịt trắng, cá; bổ sung thêm sữa đã tách béo không đường;nên kiêng thức ăn nhanh.

2. Tập thể dục đều đặn

• Tập luyện là “vũ khí sắc bén” giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả , giảm kháng insulin, từ đó, giúp duy trì và giảm đường huyết nhanh chỉ sau việc sử dụng thuốc.

• Các nghiên cứu cho thấy, người tiểu đường tuýp 2 chỉ nên tập 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày/tuần. Nếu dư cân, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 được khuyến cáo giảm tối thiểu 5 - 10% trọng lượng của cơ thể.

• Nếu người bệnh đang mắc các bệnh xương khớp ở chân hay các biến chứng về thần kinh, nên hạn chế các bài tập dồn sức nặng lên đôi chân như chạy hay đi bộ mà nên lựa chọn đạp xe, bơi lội hoặc tập các động tác phía thân trên nhiều hơn.

3. Tránh bia, rượu, thuốc lá

• Đồ uống có cồn có thể khiến đường huyết tăng mạnh. Nhưng việc sử dụng đồng thời các thuốc hạ đường huyết với rượu bia có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết đột ngột.

• Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng xấu tới phổi, mà còn làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao, xơ vữa mạch… nên người bệnh tiểu đường tuýp 2 cố gắng cai thuốc lá càng sớm càng tốt.

• Giảm căng thẳng và ngủ đủ giấc

• Yoga, thiền, massage hoặc thư giãn với âm nhạc… là những “liều thuốc” giúp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 ngủ ngon, giảm căng thẳng từ đó ổn định đường huyết hiệu quả.

• Bên cạnh đó, thiếu ngủ và không nghỉ ngơi đủ sẽ tác động đến đường huyết, độ nhạy của insulin, kích thích cảm giác thèm ăn, tăng khả năng dẫn đến thừa năng lượng và tăng cân không kiểm soát.

4. Cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng thuốc

• Khi chế độ ăn, tập luyện không đủ để giữ mức đường huyết an toàn, buộc người tiểu đường tuýp 2 phải sử dụng thuốc. Điều quan trọng khi sử dụng thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 đó là dùng thuốc theo đơn, uống đúng liều lượng và đúng giờ.

• Ngoài các thuốc có tác dụng hạ đường huyết, người bệnh còn cần dùng thêm thuốc điều trị bệnh mỡ máu, huyết áp cao, thuốc chống biến chứng….

• Nếu gặp phải các phản ứng bất thường, phải thông báo ngay với  bác sỹ và đến các cơ sở y tế gần nhất để tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.
 
Giải pháp cho người tiểu đường:  Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường
Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

 

 
 
Punsemin có tác dụng gì ?
Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường type II.

- Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

- Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

- Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

- Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

- Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

- Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
___________________
 
 
0978307072