-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Rối loạn giấc ngủ: Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Đăng bởi: My Hoàng
15/07/2022
Giấc ngủ với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người đều có vai trò vô cùng quan trọng. Bạn có thể bị khó ngủ, mất ngủ tạm thời do nguyên nhân nào đó, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe thì rất có thể bạn đã gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ. Vậy khi nào bạn cần đi gặp bác sĩ? Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.
I. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:
• Triệu chứng rối loạn giấc ngủ kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng
• Bạn thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày và điều này ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống của bạn
• Người khác nói rằng bạn hay thở hổn hển, nghẹt thở hoặc ngừng thở trong khi ngủ.
• Bạn ngủ quên vào những thời điểm không thích hợp như khi đang nói chuyện, đi bộ hoặc đang ăn.
II. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn giấc ngủ là gì?
Các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại rối loạn, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Tuy nhiên, thông thường các rối loạn liên quan đến giấc ngủ sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:
• Khó đi vào giấc ngủ
• Mệt mỏi vào ban ngày
• Cảm giác thôi thúc phải có những giấc ngủ ngắn vào ban ngày
• Thường xuyên tỉnh giấc ban đêm
• Gặp vấn đề về hô hấp
• Luôn có cảm giác thúc giục phải di chuyển trong khi ngủ
• Có hành vi bất thường hoặc các trải nghiệm khác khi ngủ
• Có những thay đổi không chủ ý trong lịch trình ngủ – thức
• Cáu kỉnh hoặc lo lắng
• Giảm năng suất làm việc
• Thiếu tập trung
• Trầm cảm
• Tăng cân.
Những triệu chứng vừa kể trên cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác. Người bệnh cần được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh.
III. Những nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn giấc ngủ?
1. Dị ứng và các vấn đề về hô hấp
- Dị ứng, cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể khiến bạn khó thở vào ban đêm. Việc không thể hít thở bình thường bằng mũi cũng là nguyên nhân gây khó ngủ.
2. Tiểu đêm
- Tiểu đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và khiến bạn thức giấc vào ban đêm. Sự mất cân bằng nội tiết tố và các bệnh về đường tiết niệu có thể góp phần làm tình trạng này nghiêm trọng hơn.
Hãy đi khám ngay lập tức nếu bạn đi tiểu đêm thường xuyên kèm theo chảy máu hoặc đau.
3. Đau mãn tính
• Viêm khớp
• Hội chứng mệt mỏi mãn tính
• Đau cơ xơ hóa
• Bệnh viêm ruột (IBD)
• Nhức đầu dai dẳng
• Đau lưng dưới mãn tín
IV. Biện pháp nào giúp điều trị rối loạn giấc ngủ?
1. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng một số thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày như sau:
• Tạo môi trường ngủ tối ưu: Đảm bảo rằng phòng ngủ của bạn luôn mát mẻ, yên tĩnh và tối. Nếu bạn hay bị tỉnh giấc giữa đêm vì tiếng ồn, hãy thử sử dụng tiếng ồn trắng hoặc nút bịt tai khi ngủ để dễ ngủ hơn. Nếu ánh sáng cản trở giấc ngủ của bạn, hãy thử đeo mặt nạ ngủ hoặc dùng loại rèm cản ánh sáng.
• Suy nghĩ tích cực: Luôn giữ tâm trạng thoải mái trước khi đi ngủ. Tránh đi ngủ với những suy nghĩ tiêu cực hoặc quá lo lắng về một sự kiện diễn ra vào ngày hôm sau. Cố gắng giải tỏa tâm trí trước khi đi ngủ bằng cách lập danh sách việc cần làm vào buổi chiều tối thay vì ngay trước giờ ngủ. Điều này rất hữu ích nếu bạn có xu hướng lo lắng và suy nghĩ quá nhiều trên giường vào ban đêm.
• Không làm những việc khác trên giường ngủ: Không xem tivi, ăn uống, làm việc hoặc sử dụng máy vi tính trong phòng ngủ.
• Xây dựng các thói quen ngủ lành mạnh: Thiết lập giờ đi ngủ đều đặn và thói quen thư giãn mỗi tối bằng cách tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc đọc sách. Thử các bài tập thư giãn, thiền định trước khi đi ngủ. Tập thói quen thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng, kể cả trong ngày nghỉ.
• Ngừng xem đồng hồ: Chỉ sử dụng đồng hồ cho việc báo thức. Nếu bạn không thể ngủ được trong vòng 20 phút, hãy ra khỏi phòng ngủ và tham gia một hoạt động thư giãn trong phòng khác. Bạn không nên nằm mãi trên giường và xem thời gian đã trôi qua bao lâu. Điều này sẽ chỉ khiến bạn khó chịu và lo lắng nhiều hơn.
• Tránh ngủ trưa quá lâu: Bạn có thể chợp mắt vào buổi trưa, nhưng hãy giới hạn thời gian giấc ngủ trưa dưới 30 phút. Không ngủ trưa sau 3 giờ chiều.
• Tránh các chất kích thích: Tránh uống trà, cà phê, soda, ca cao, chocolate, rượu và hút thuốc lá ít nhất 4 giờ trước khi đi ngủ. Đồng thời, bạn cũng không nên ăn no trước khi đi ngủ. Các loại đồ ăn nhẹ chứa carbohydrate như sữa, sữa chua hoặc bánh quy giòn có thể giúp bạn dễ ngủ hơn.
• Tập thể dục thường xuyên: Luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, hãy nhớ không tập thể dục trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ nếu bạn bị khó ngủ.
2. Điều trị với thuốc
Giải pháp cho bạn: PM NATURE PRO - TÁI TẠO GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN BẰNG THẢO DƯỢC
PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.
Công dụng PM Nature Pro giúp:
- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…
- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ
- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung
- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý
- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…
- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống
- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)
- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn
- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…
- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não
- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể
Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ
HOTLINE TƯ VẤN: 096.880.5353 - 096.287.6060 - 0978.307.072
______________________
Có thể bạn quan tâm
>>> Kinh ngạc: Tư thế thiền chữa mất ngủ cực hiệu quả bạn đã thử chưa?
>>> Lưu ý: Bỏ ngay 14 thói quen dưới đây nếu không muốn gặp tình trạng mất ngủ.
>>> 7 bài tập yoga chữa mất ngủ hiệu quả
______________________
Có thể bạn quan tâm
>>> Kinh ngạc: Tư thế thiền chữa mất ngủ cực hiệu quả bạn đã thử chưa?
>>> Lưu ý: Bỏ ngay 14 thói quen dưới đây nếu không muốn gặp tình trạng mất ngủ.
>>> 7 bài tập yoga chữa mất ngủ hiệu quả