RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

 Đăng bởi: Admin 27/02/2017

 RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit hyperactivity disorder - ADHD) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý.

Căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người. Theo thống kê cứ 100 trẻ thì có từ 3 đến 5 trẻ mắc rối loạn này với một số triệu chứng bắt đầu trước tuổi lên 7. Tỷ lệ trên toàn cầu cho trẻ em vào khoảng 5% và thay đổi trong biên độ tương đối rộng do còn tùy thuộc vào phương pháp tiến hành trong nghiên cứu. Lứa tuổi hay mắc là từ 8 đến 11, trẻ trai có khả năng mắc cao gấp 3 lần trẻ gái, khi trưởng thành bệnh có xu hướng giảm, ở tuổi 20 tỉ lệ mắc còn chừng 1% và ở tuổi trung niên là 0,5%.Còn ở Việt Nam theo một nghiên cứu tương đối quy mô trên 1.594 học sinh ở hai trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 3,01%. Theo như ý kiến chuyên gia, trẻ bị tăng động giảm chú ý thường có những biểu hiện sau.

Hiếu động quá mức

Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ mà thường chạy nhảy liên tục không biết mệt. Khi được yêu cầu ngồi yên chúng không chịu hoặc có ngồi xuống thì cũng không ngừng cựa quây, làm ồn.

Ví dụ: khi ở nhà, những đứa trẻ này không chịu ngồi yên, hết chạy xuống bếp lại leo lên sân thượng, leo trèo mà không màng đến lời dọa nạt của người lớn. Yêu cầu những đứa trẻ này ngồi yên một lúc là cả một vấn đề.

Khả năng tập trung bằng 0

Khả năng tập trung của trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý gần như bằng 0. Thật khó mà bắt chúng lắng nghe, làm theo hướng dẫn hoặc làm một việc gì đó trọn vẹn. Những đứa trẻ này thường có xu hướng chuyển một cách nhanh chóng từ hoạt động này sang hoạt động khác, không chú ý đến công việc đang làm vì thường bị hấp dẫn bởi một công việc khác.

Có thể đang lôi sách toán ra học, giải chưa hết bài chúng đã đòi vẽ siêu nhân. Vẽ siêu nhân chưa xong cái đầu thì lại đòi chuyển sang học hát rồi nhảy múa loạn cả nhà.

Nói về biểu hiện này, trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường có thói quen nói chen ngang vào câu nói của người khác, khó lòng chờ đến lượt mình, đôi khi người lớn chưa hỏi xong mà chúng đã trả lời xong rồi.

Hấp tấp

Với những biểu hiện như trên, cuộc sống của trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý bị ảnh hưởng rất nhiều. Ở trường vì không tập trung nên các bé rất khó tiếp thu bài giảng của giáo viên. Ở nhà thì nghịch ngợm, bị bố mẹ quát mắng. Hay hấp tấp nên việc kết bạn cũng trở nên khó khăn với chúng. Lâu dần, những đứa trẻ này trở nên tự ti, và rất dễ sinh ra trầm cảm nếu không được quan tâm, điều trị kịp thời.

Tăng động do đâu?

Vùng kiểm soát sự chú ý trong não bộ ở trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý rất ít khi hoạt động. Các chất hóa học trong não bộ có tên neurotransmitter cũng thường bị mất cân bằng.

 Không rõ nhưng nguyên nhân gây ra những trái ngược này nhưng tăng động giảm chú ý có tính di truyền và vì vậy nhiều chuyên gia tin rằng gen đóng vai trò rất quan trọng.

Một số yếu tố khác như tai biến lúc sinh hoặc tiếp xúc độc chất (rượu, thuốc lá, ma túy) khi còn trong bụng mẹ hoặc rối loạn tâm thần do bị lạm dụng, gia đình không hạnh phúc cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Do đó, để phòng tránh chứng bệnh này, mẹ nên tránh dùng các chất kích thích trong khi mang thai đồng thời cố gắng quan tâm hơn đến tâm lý của con.

Lời khuyên cho cha mẹ

Khi được chẩn đoán chính xác về tình trạng rối loạn ADHD, phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay là kết hợp trị liệu hành vi và dùng phác đồ thuốc. Một số loại thuốc đã được chứng minh có hiệu quả tốt trong việc điều trị cho trẻ ADHD là: Super Power PS-100, methylphenidate, amphetamine…

Ngoài việc phối hợp với bác sĩ cho con điều trị dùng thuốc và liệu pháp hành vi, cha mẹ cần tìm hiểu và giáo dục con đúng cách, khuyến khích con nghĩ đến những điểm tốt của mình, thường xuyên khen ngợi con để con không bị tự ti, tự kỷ.

Ngoài ra, khi hướng dẫn trẻ học tập, làm việc, cha mẹ cũng cần dùng những từ ngữ nhẹ nhàng, cho trẻ biết bạn muốn trẻ làm như thế này thế kia thay vì bảo trẻ đừng làm điều này điều kia. Và quan trọng là cha mẹ cần luôn để mắt đến trẻ khi trẻ chơi và tập thể dục thể thao, tránh xảy ra chấn thương khi trẻ hiếu động thái quá.

Chi tiết có thể tham khảo thêm tại: http://binhnghiamst.com/vi/chi-tiet/san-pham/1-ho-tro-dieu-tri-nao/205-thuc-pham-chuc-nang-super-power-ps-100-tang-cuong-nhan-thuc-tang-cuong-tri-nho.mst

 

0978307072