-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
SÁU DẤU HIỆU THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH TIM MẠCH
Đăng bởi: Admin
27/02/2017
SÁU DẤU HIỆU THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH TIM MẠCH
Bước vào tuổi xế chiều, sức khỏe và miễn dịch suy giảm khiến nhiều người phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật luôn đeo bám. Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh mà người cao tuổi thường hay gặp phải và gây nguy hiểm nhiều nhất đối với tính mạng của họ. Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh tim mạch.
- Khó thở
Thấy khó thở sau khi tập thể dục, làm việc nặng hoặc khi không làm gì hoặc khó thở về đêm có thể là do vận động quá sức hoặc lo lắng về việc gì đó. Nhưng đôi khi khó thở là do chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẽn mạch máu trong phổi hoặc đang lên cơn đau tim, trụy tim. Bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng, nó khiến người bệnh phải thở gấp do thiếu không khí hoặc cảm thấy rất khó chịu. Cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu gấp.
- Đau ngực
Đau ngực là dấu hiệu thường gặp ở bệnh tim mạch nhưng cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác không thuộc tim mạch. Trong bệnh lí tim mạch, ngoài đau ngực do viêm thì nguyên nhân đau ngực trong bệnh tim mạch chủ yếu là do giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim, đau ngực sẽ giảm và hết khi dòng máu tới cơ tim được cải thiện. Nếu thường xuyên cảm thấy đau ngực nên tới bác sĩ khám ngay để sớm phát hiện bệnh.
- Hồi hộp, đánh trống ngực
Tim đập mạnh (hay đánh trống ngực) hoặc cảm giác tim đập dồn dập trong lồng ngực, có thể đang lo lắng vấn đề gì đó hoặc do vừa vận động thể lực căng thẳng, kéo dài như chạy, đua xe, bơi… nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của cơn đau tim, tăng huyết áp hay loạn nhịp tim… Cần liên lạc với bác sĩ ngay.
- Choáng váng bước xuống khỏi giường
Hay chóng mặt vào buổi sáng được gọi là huyết áp thế đứng thấp nguyên nhân gây ra có thể do bệnh tiểu đường, bệnh Pắc-kin-sơn, bệnh trụy tim, hay phản ứng phụ của thuốc men bao gồm cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp. Lí do khác có thể là chứng chóng mặt tư thế nhẹ gây ra bởi sự xáo trộn của các bộ phận cân bằng của tai trong. Nên đi gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác.
- Tự nhiên sụt cân hoặc tăng cân đột ngột, phù
Nếu vẫn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường mà tự nhiên bị sụt cân thì có thể mắc một căn bệnh ác tính. Nguyên nhân khác cũng có thể là do sự bất bình thường nội tiết như bệnh tuyến giáp trạng trầm cảm hay tiểu đường, hoặc nếu tăng cân đột ngột thì có thể do bị tích lũy quá nhiều dịch trong cơ thể khiến bị phù. Cần đi khám để chẩn đoán bệnh.
- Vết thâm tím mãi không tan, da xanh tím
Bị thương hoặc bị thâm tím do va quệt, nhưng vết đứt hay thâm tím chậm lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường (dấu hiệu khác gồm có da bị ngứa hoặc đau nhói bàn tay hay bàn chân). Nên tìm cách giảm cân (giảm 10% trọng lượng sẽ ảnh hưởng đáng kể lên mức đường trong máu), tập thể dục và xem lại thói quen ăn uống.
Bình thường cơ thể khỏe mạnh, máu lưu thông tốt, da có màu hồng sờ ấm, còn nếu thiếu ô-xi da sẽ trở nên xanh tím, lúc đầu thì màu sắc da và niêm mạc sẽ xanh tím ở môi, móng tay, móng chân, sau khi làm việc nặng thì có thể xuất hiện toàn thân xanh tím… có thể đang bị mắc một bệnh tim mạch nào đó, cần đến bệnh viện để khám xác định rõ bệnh lí.
Cách phòng tránh nguy cơ bị bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Theo như lời khuyên của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hàng đầu của Mỹ và Nhật khuyên rằng nếu sử dụng Bi-Q10 hàng ngày sẽ có tác dụng tăng lưu thông máu trong cơ thể khắc phục tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim như thiểu năng mạch vành, co thắt mạch vành, nhồi máu cơ tim.
Tóm lại, muốn phòng chống hoặc điều trị bệnh tim mạch nên dùng các loại thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch trong bữa ăn hằng ngày kết hợp với việc tập thể dục đều đặn, khoa học mỗi ngày để giúp đem lại kết quả tốt nhất.
Chi tiết có thể tham khảo thêm tại: http://binhnghiamst.com/vi/chi-tiet/san-pham/3-tim-mach-huyet-ap/225-san-pham-bo-tim-mach-bi-q10-tang-cuong-suc-khoe-tim-mach.mst