-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Sỏi thận không gây đau có nguy hiểm đến người bệnh không?
Đăng bởi: My Hoàng
09/03/2023
I. Sỏi thận không đau có nguy hiểm không?
- Sỏi thận là hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản… lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi được tạo ra do nhiều nguyên nhân như: Uống ít nước, ăn uống nhiều canxi, rối loạn chuyển hóa…
- Khi sỏi thận bắt đầu hình thành thường không gây đau, không có dấu hiệu cụ thể gì, và người bệnh có thể chỉ tình cờ phát hiện sỏi khi đi khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên việc sỏi thận hình thành và diễn biến trong âm thầm không gây đau lại chính là mối nguy hiểm tiềm tàng. Việc sỏi thận không đau khiến người bệnh chủ quan không đi khám, tuy nhiên không phát hiện, điều trị sớm sỏi thận có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như suy thận cấp và mạn tính.
II. Sỏi thận gây đau khi nào?
Sỏi thận thường không có biểu hiện cụ thể, tuy nhiên sỏi có thể gây những triệu chứng như đau dữ dội vùng hông và lưng, vị trí phía dưới xương sườn, đau lan đến vùng bụng dưới, thường xuyên buồn tiểu hoặc đau buốt khi đi tiểu trong các trường hợp sau:
1. Khi sỏi di chuyển
- Khi sỏi di chuyển, nhất là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát, va chạm vào đường niệu gây ra những cơn đau thắt lưng, đau quặn thận, tiểu ra máu nếu sỏi ở thận, niệu quản. Khi sỏi cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ viêm niêm mạc bị phù nề, viêm và là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiểu, thậm chí gây ra suy thận cấp và mạn.
2. Khi sỏi to
- Trường hợp sỏi to khiến sỏi có thể gây tắc nghẽn niệu quản, làm cho nước tiểu ứ lại trên chỗ tắc, trong khi thận vẫn tiếp tục lọc ra nước tiểu mà niệu quản bị tắc, không xuống được nên thận bị ứ nước, giãn to, gây đau. Khi các đài thận bị căng trướng nước tiểu, sẽ tạo ra áp lực cao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận, gây ra cơn đau quặn thận.
IV. Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
• Sử dụng thuốc tùy tiện
- Việc tự kê đơn, sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Theo thống kê của các chuyên gia tại Anh quốc cho thấy, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Một số nhóm kháng sinh được nhắc tới như: Cephalosporin, Penicillin...
• Chế độ ăn uống không hợp lý
- Thói quen ăn mặn, nhiều dầu mỡ làm tăng thể tích tuần hoàn điều này đồng nghĩa các chất khoáng được lọc qua thận nhiều hơn làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
• Thói quen uống ít nước
- Khi lượng nước đưa vào cơ thể quá ít, không đủ để thận lọc và đào thải ra ngoài điều này làm cho nước tiểu trở nên đậm đặc, tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại và gây bệnh sỏi thận.
• Mất ngủ kéo dài
- Mô thận sẽ có khả năng tự tái tạo tổn thương khi cơ thể chìm vào giấc ngủ. Do đó, khi bạn bị mất ngủ kéo dài thì chức năng này sẽ không được thực hiện, càng để lâu thì nguy cơ dẫn tới sỏi thận càng tăng.
• Nhịn ăn sáng
- Dịch mật đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt vào buổi sáng, cơ thể cần nhiều năng lượng sau 1 đêm ngủ dài. Tuy nhiên, việc nhịn ăn sáng khiến dịch mật bị tích tụ trong túi mật và đường ruột dẫn tới sỏi thận.
• Nhịn tiểu
- Việc nhịn tiểu thường xuyên khiến các chất khoáng không được đào thải mà dẫn đến sự lắng đọng. Khi lượng calci tích tụ lại đủ lớn sẽ hình thành sỏi trong thận.
VI. Cần xử trí như thế nào khi sỏi thận không đau
Tất cả các loại sỏi thận đều có thể gây tổn thương thận, nhiễm trùng đường niệu, tắc đường tiểu, ứ nước, thậm chí dẫn đến suy thận cấp, suy thận mạn thậm chí là vỡ thận nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.
Vì vậy, khi sỏi còn nhỏ hay khi sỏi chưa có dấu hiệu cụ thể thì người bệnh vẫn cần chú ý những điều sau:
1. Điều trị sỏi thận sớm
- Tùy theo kích thước, vị trí và biến chứng của sỏi gây ra mà có các chỉ định can thiệp lấy sỏi khác nhau như: kỹ thuật tán sỏi không xâm lấn (tán sỏi ngoài cơ thể), kỹ thuật điều trị sỏi ít xâm lấn (tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser, tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser)…
2. Đi khám sức khỏe định kỳ
- Đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh sỏi thận, sau khi tán sỏi thì bạn cũng vẫn cần đi khám sức khỏe định kỳ để có biện pháp điều trị và phòng ngừa sỏi thận tái phát.
3. Chế độ sinh hoạt khoa học
- Uống đủ nước, tốt nhất là nước tinh khiết.
- Ăn đủ bữa, ăn ít đồ ăn chứa nhiều oxalat, hạn chế ăn muối… Tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung canxi…
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, rèn luyện sức khỏe thường xuyên và không nên làm việc quá sức.
Giải pháp cho người sỏi thận: Super Power UriClean - Tán sỏi thận sỏi mật
Super Power UriClean là viên uống bảo vệ sức khỏe giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu làm tan sỏi thận, sỏi mật làm sạch đường tiết niệu ngăn chặn sự hình thành sỏi cũng như phòng tránh sỏi tái phát sau phẫu thuật, tán sỏi ...
Công dụng của Super Powe Uriclean
- Làm tan sỏi thận, sỏi mật, ngăn chặn sự hình thành, tái phát sỏi...
- Phòng nhiễm khuẩn trên các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống do hạn chế lưu thông nước tiểu ở bàng quang, thần kinh bàng quang hoặc đái buốt, đái dắt.
- Chống viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Chống viêm bàng quang.
- Tan sỏi thận.
- Chống lắng cặn trong đài bể thận.
- Ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.
- Chống suy thận, tăng cường sức khỏe thận...
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Nguồn: Bncmedipharm.vn