Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?

 Đăng bởi: Quản Trị Web 13/09/2024

Sỏi tiết niệu là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và có thể gây ra một số biến chứng nhất định cho sức khỏe. Vậy cụ thể sỏi tiết niệu có nguy hiểm không, nguyên nhân gây ra do đâu và điều trị như thế nào cho hiệu quả? Tìm hiểu về sỏi đường tiết niệu sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất cho nghi vấn trên. 

1. Sỏi tiết niệu là bệnh như thế nào? 

Sỏi xuất hiện ở các cơ quan như thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo đều được gọi chung là sỏi đường tiết niệu. Trong đó, sỏi chủ yếu hình thành ở thận sau đó di chuyển đến các bộ phận khác theo nước tiểu. 

*Các loại sỏi phổ biến được tìm thấy trong đường tiết niệu là:

● Sỏi Calcium được tạo thành chủ do sự lắng đọng của Canxi trong nước tiểu và chiếm tỷ lệ 85% các trường hợp sỏi hệ tiết niệu. 

● Sỏi Phosphat chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 15% có thể hình thành do nhiễm trùng đường tiểu hoặc sự xâm nhập, gây bệnh ở hệ tiết niệu của vi khuẩn Proteus. 

● Sỏi Oxalat hình thành do tăng nồng độ Oxalat trong nước tiểu và có thể kết hợp với Canxi tạo thành sỏi Oxalat Calci.

● Sỏi Acid Uric được tạo thành do nồng độ của Acid Uric trong nước tiểu tăng cao, thường gặp ở chế độ ăn giàu chất purin chứa trong đạm động vật. 

2. Nguyên nhân và triệu chứng khi bị sỏi tiết niệu 

Để biết sỏi tiết niệu có nguy hiểm không thì bạn cần xác định nguyên nhân gây bệnh đồng thời các triệu chứng phổ biến mà người mắc có thể gặp phải.

*Nguyên nhân 
Khi nước tiểu tạo ra ít hoặc nồng độ các tinh thể trong nước tiểu tăng lên quá mức cùng với sự kết dính của hợp chất mucoprotein làm cho các tinh thể bám lên nhau tạo thành sỏi. Những yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến sự hình thành sỏi là:

● Tuổi tác và giới tính: Nam giới ở độ tuổi trung niên có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.

● Di truyền: Trong gia đình nếu người thân của bạn bị sỏi tiết niệu hoặc có tiền sử bị bệnh thì nguy cơ cao bạn cũng gặp vấn đề tương tự.

● Thiếu nước: Những người lười hoặc ít uống nước, lượng nước tiểu được tạo thành không đủ để hòa tan các chất làm cho chúng cô đặc, cứng lại và gây ra sỏi. 

● Chế độ ăn: Chế độ ăn quá nhiều muối hoặc đạm thực vật, oxalat sẽ làm tăng khả năng hình thành sỏi trong thận. Ngoài ra, những trường hợp bổ sung Vitamin C quá mức dẫn đến dư thừa cũng có khả năng gây ra sỏi.

● Thuốc: Khi sử dụng các loại thuốc thông mũi, thuốc lợi tiểu, steroid hoặc thuốc chống co giật, bạn cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ tạo ra sỏi ở hệ tiết niệu.

● Bệnh lý: Người mắc các bệnh như nhiễm trùng đường tiểu, u thận, tiết niệu, u tuyến tiền liệt, gout, viêm ruột, béo phì, cường cận giáp,… cũng dễ bị sỏi nếu bệnh kéo dài hoặc không được điều trị dứt điểm.

*Triệu chứng 
Bệnh nhân bị sỏi tiết niệu thường có các triệu chứng bao gồm: 

● Đau dữ dội vùng thắt lưng, cơn đau có thể lan sang các vị trí khác. Khi hoạt động mạnh hoặc thực hiện các thao tác cần nhiều lực, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.

● Rối loạn tiểu tiện, đi tiểu thường xuyên, tiểu buốt liên tục hoặc ngắt quãng, bí tiểu, nóng rát mỗi khi đi tiểu, nước tiểu có máu,…

● Buồn nôn, nôn ói, sốt cao.

3. Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không?

Có rất nhiều bệnh nhân thắc mắc sỏi tiết niệu có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nếu bệnh không được phát hiện và can thiệp kịp thời, đúng cách. Việc phát hiện sỏi tiết niệu ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể đối mặt với các biến chứng:

● Sỏi gây ra tình trạng tắc nghẽn dẫn đến nước tiểu ứ đọng và làm giảm chức năng thận. Khi đó, hoạt động lọc và đào thải của thận giảm, lâu ngày sẽ có thể làm mất hoàn toàn chức năng này.

● Tình trạng tắc nghẽn trong hệ tiết niệu kéo dài sẽ gây suy thận dẫn đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác như tăng huyết áp hay nguy hiểm nhất là tử vong.

● Sỏi di chuyển dẫn đến cọ xát và làm tổn thương niêm mạc, tạo điều kiện để các tác nhân gây bệnh tấn công gây nhiễm trùng.

● Một số biến chứng khác như phù thận, viêm thận kẽ.

4. Sỏi tiết niệu có điều trị được không?

Hiện nay, với sự tiến bộ của y học hiện đại đã cho ra đời nhiều phương pháp khác nhau nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn sỏi trong đường tiết niệu. Sỏi có kích thước càng nhỏ thì khả năng chữa khỏi càng cao. Tuy nhiên, những trường hợp sỏi lớn và gây biến chứng, việc điều trị cần nhiều thời gian và khó chữa dứt điểm.

*Những phương pháp điều trị sỏi tiết niệu hiện nay có thể là:

● Điều trị nội khoa với những trường hợp sỏi có kích thước < 5mm và chưa gây ảnh hưởng sức khỏe. 

● Trường hợp sỏi có kích thước > 9mm và làm mất chức năng lọc, đào thải của thận, một số phương pháp tiên tiến có thể được chỉ định như tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi tán sỏi ngược dòng, nội soi tán sỏi qua da,…

Hiện nay áp dụng công nghệ đột phá để thực hiện phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser, đánh bay sỏi với các những trường hợp sỏi kích thước lớn.

*Những ưu điểm của phương pháp tán sỏi bằng tia laser là:

● Phương pháp chỉ gây ra một vết thương nhỏ 5mm để tạo đường hầm vào thận, dùng tia laser để tán sỏi thành những vụn nhỏ và gắp ra ngoài.

● Có thể thay thế cho phương pháp mổ hở truyền thống, hạn chế tối đa biến chứng và các vấn đề khác như chảy máu, nhiễm trùng vết thương. 

● Ít xâm lấn, ít tác động đến thận, khả năng hồi phục nhanh.

● Khả năng loại bỏ sỏi lên đến 99%.

● Đảm bảo vấn đề thẩm mỹ.

Mách Bạn: Super Power UriClean - Chống suy thận, tăng cường sức khỏe thận

Super Power UriClean là viên uống bảo vệ sức khỏe giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu làm tan sỏi thận, sỏi mật làm sạch đường tiết niệu ngăn chặn sự hình thành sỏi cũng như phòng tránh sỏi tái phát sau phẫu thuật, tán sỏi ...

 
 
 

Tác dụng của Super Power UriClean

Sản phẩm Super Power UriClean được sản xuất bởi hãng Fine Living Pharmanaturals Hoa Kỳ phẩm được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu thảo dược có thành phần là Vitamin C, chiết xuất quả nam việt quất (Cranberry) và các thành phần khác là xenluloza, silicon dioxit, magiê stearat (nguồn gốc thực vật), gelatin. Super Power UriClean là lựa chọn cho bạn giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu tốt hơn.
- Làm tan sỏi thận, sỏi mật, ngăn chặn sự hình thành, tái phát sỏi...

- Phòng nhiễm khuẩn trên các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống do hạn chế lưu thông nước tiểu ở bàng quang, thần kinh bàng quang hoặc đái buốt, đái dắt.

- Chống viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

- Chống viêm bàng quang.

- Tan sỏi thận.

- Chống lắng cặn trong đài bể thận.

- Ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.

- Chống suy thận, tăng cường sức khỏe thận...


 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Nguồn: Bncmedipharm.vntamanhhospital.vn,suckhoeonline.vn...
0978307072