Suy giảm chức năng gan gây nguy hiểm như thế nào?

 Đăng bởi: My Hoàng 20/03/2023
 

I. Suy giảm chức năng gan gây nguy hiểm như thế nào?
• Phù não: Tình trạng dịch quá tải tạo áp lực lớn trong não người bệnh.
• Chảy máu và rối loạn chảy máu: Gan bị suy yếu làm thiếu đi các yếu tố giúp đông máu, dẫn tới chảy máu, rối loạn chảy máu, nguy hiểm hơn là chảy máu đường tiêu hóa.
• Nhiễm trùng: Suy gan cấp nặng nếu không được phát hiện kịp thời có khả năng cao bị nhiễm trùng, nhiễm trùng đường hô hấp, máu, nước tiểu.
• Suy thận: Trường hợp suy gan sử dụng các loại thuốc acetaminophen quá liều sẽ phá hủy tế bào gan và thận và có nguy cơ bị suy thận.

II. Dấu hiệu suy giảm chức năng gan

1. Vàng da, vàng mắt

- Đây là dấu hiệu “kinh điển” mà người bị suy giảm chức năng gan nào cũng sẽ gặp phải. Nguyên nhân do sự tích tụ của bilirubin trong cơ thể.

- Bilirubin là một sắc tố màu vàng được sản sinh trong quá trình thoái giáng tế bào hồng cầu, gan sẽ làm nhiệm vụ chuyển hóa và xử lý chất này ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, gan bị suy yếu không thể đảm nhiệm được chức năng này nên sắc tố bilirubin tích tụ gây biến đổi sắc tố da và tròng trắng của mắt.

2. Sưng bụng và chân

- Cơ thể người bị suy giảm chức năng gan sẽ tích tụ chất lỏng ở bụng và chân khiến hai vùng cơ thể này bị sưng lên. Sưng chân thường bắt đầu từ bàn chân và lan dần lên toàn bộ chân khi chức năng gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, dấu hiệu sưng bụng lại không có biểu hiện rõ ràng từ ban đầu. Tuy nhiên, khi tình trạng tệ hơn, bụng của người bệnh sẽ phình to ra nổi bật kèm hiện tượng lồi rốn.

3. Buồn ngủ
- Gan đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các loại hóa chất và độc tố khỏi máu. Những yếu tố gây hại này có thể sinh ra từ vi khuẩn trong ruột rồi được hấp thụ vào máu. Chúng cũng thường xuất hiện khi cơ thể tổng hợp protein, phá vỡ các tế bào.
- Khi chức năng gan suy giảm, gan không thể kịp thời loại bỏ độc tố khỏi máu. Khi tích tụ với nồng độ lớn, các độc tố sẽ gây ảnh hưởng đến não khiến người bệnh thường xuyên buồn ngủ.

4. Da dễ bị bầm tím

- Gan sản xuất một số protein quan trọng để hỗ trợ quá trình đông máu. Ở những người mắc bệnh gan mãn tính, chức năng gan yếu đi sẽ làm số lượng các protein đông máu suy giảm. Từ đó, người bệnh dễ bị chảy máu và dễ hình thành các vết bầm tím dù chỉ có những va chạm rất nhẹ.

5. Khó chịu ở bụng

- Cảm giác khó chịu ở bụng là những triệu chứng không phổ biến ở người mắc bệnh gan. Bản thân các mô gan không có dây thần kinh. Tuy nhiên, khi bạn mắc bệnh gan, các đầu dây thần kinh trong tế bào gan xuất hiện khiến gan nhanh chóng sưng lên. Điều này có sẽ khiến người bệnh khó chịu hoặc đau ở vùng bụng trên.

- Ngoài những dấu hiệu trên, người bị rối loạn chức năng gan còn có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác như da nổi mẩn ngứa, kém tập trung, vú to ở nam giới, mất kinh bất thường ở nữ giới, khô mắt hoặc khô miệng.

III. Cách điều trị suy giảm chức năng gan

1. Điều trị suy giảm chức năng gan bằng thuốc

- Với những trường hợp nhẹ, gan chưa bị tổn thương nhiều, chức năng gan chưa suy giảm nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để ngăn chặn tác nhân gây suy gan.

2. Sử dụng các bài thuốc thảo dược dân gian

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, trường hợp nhẹ có thể tham khảo các bài thuốc dân gian sau:

2.1. Bài thuốc Atiso

- Atiso có tác dụng nhuận gan, nhuận tràng, lợi tiểu, tăng tiết mật, bảo vệ gan và chống độc. Do vậy, dược liệu này được sử dụng nhiều trong các bài thuốc giải độc gan, hỗ trợ điều trị viêm gan.

- Cách thực hiện: Hoa Atiso rửa sạch, chẻ dọc thành 6 – 8 miếng, luộc chín, nấu canh hoặc hầm xương lợn.

- Chú ý, khi dùng Atiso chỉ nên dự trữ trong tủ lạnh tối đa 7 ngày, khi nấu không dùng nồi nhôm hoặc gang. Vì các kim loại này làm mất màu và gây đắng, khó ăn.

2.2. Bài thuốc Diệp hạ châu

- Diệp hạ châu có vị đắng, tính mát, tác dụng nổi bật là giải độc gan, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ bổ gan.

- Cách sử dụng: Dùng những cây Diệp hạ châu già, rửa sạch, phơi khô, sau đó cắt thành từng khúc nhỏ. Tiếp theo, mỗi lần sử dụng cho 10g dược liệu đun sắc lấy nước uống hàng ngày.

2.3. Bài thuốc từ nghệ

- Theo Đông y, nghệ có vị cay, hơi nóng, tính hàn. Dược liệu có tác dụng hoạt huyết chỉ thống, hành khí giải uất, thanh nhiệt lương huyết. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng nghệ để làm mát gan, giải độc, lợi gan mật, tăng hiệu quả đào thải độc tố cho gan.

- Nguyên liệu: Nghệ 16g, Kê nội kim 16g, Kim tiền thảo 20g, Hồ đào 20g, Hải kim sa 20g.

- Cách thực hiện: Cho nguyên liệu vào ấm cùng 500ml nước, sắc cho tới khi còn 100ml thì dừng lại. Uống hết lượng nước này trong ngày. Thực hiện liên tục trong 1 tuần.

3. Phẫu thuật

- Với những trường hợp gan bị tổn thương nặng một phần. Người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần gan bị tổn thương, ngăn chặn lây lan. Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể có khả năng tự phục hồi nên việc cắt bỏ một phần sẽ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe.

4. Ghép gan

- Trường hợp gan bị tổn thương nặng, vùng tổn thương rộng thì người bệnh cần ghép gan để đảm bảo sức khỏe cơ thể.
 

Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi 
Funadin - Tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)
 
 

Công dụng của Funadin

- Khử độc gốc tự do, chống oxy hóa

- Giải độc gan, hạ men gan, phục hồi tế bào gan bị tổn thương, hình thành tế bào gan mới

- Điều trị các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, men gan cao.

- Khử độc gan và hồi phục chức năng gan do thực phẩm bẩn, hóa chất bảo quản, thuốc, mỹ phẩm, ô nhiễm...

- Bảo vệ gan trước tác hại của rượu bia, thuốc lá, chất kích thích...

- Giải độc, mát gan, trị nóng gan, nóng trong, nổi mụn, mẩn ngứa...

- Tăng cường hệ miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ung thư...

 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
nguồn: Bncmedipharm.vn
Viết bình luận của bạn:
0978307072