Suy nhược thần kinh có những biểu hiện gì?

 Đăng bởi: My Hoàng 07/03/2023

 

I. Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?

- Suy nhược thần kinh không gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, nhưng nó thường gây ra các rối loạn trên cơ thể và làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Nếu chứng bệnh này về lâu dài không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả thể chất lẫn tinh thần của người bệnh.

- Trầm cảm và suy nhược thần kinh là hai chứng bệnh có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới trầm cảm là do suy nhược thần kinh. Trầm cảm thường thể hiện tình trạng chán nản, buồn rầu, ăn uống kém, khó ngủ, không có hứng thú với công việc và mọi thứ xung quanh, mặc cảm thua kém và rầu rĩ lâu ngày.

- Trầm cảm cũng có thể dẫn tới những rối loạn về nhận thức, trí nhớ và bị ức chế hoặc kích thích tăng vận động. Lâu ngày, chứng trầm cảm sẽ trở nên ngày càng tồi tệ hơn, dẫn tới giảm chất lượng cuộc sống, khả năng làm việc cũng như sinh hoạt hàng ngày bị hạn chế, các bệnh đa khoa khác cũng tiến triển nặng hơn, diễn biến xấu nhất của trầm cảm đó là có ý định tự sát để giải thoát bản thân.
 

ii. Triệu chứng suy nhược thần kinh

 

Nắm được các triệu chứng suy nhược thần kinh sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm nếu bệnh xảy ra với bản thân hoặc người thân để có can thiệp kịp thời.
 

1. Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ

 

- Một số người sẽ gặp tình trạng mất ngủ, một số người người khác bị rối loạn giấc ngủ như tỉnh giữa đêm, ngủ không ngon giấc,… Thực tế giấc ngủ là khoảng thời gian quan trọng để cơ thể lẫn bộ não nghỉ ngơi, phục hồi sau thời gian dài hoạt động. 

- Bộ não cũng là nơi điều hòa và kiểm soát giấc ngủ. Do rối loạn chức năng vỏ não và các trung khu dưới vỏ não điều khiển nên những người bị suy nhược thần kinh thường mất ngủ.

- Rất nhiều bệnh nhân khi gặp phải tình trạng này đã tìm đến thuốc an thần, tuy nhiên hầu hết không có kết quả tốt hoặc kết quả không đáng kể. Hơn nữa còn gây hại cho sức khỏe và dạ dày.
 

2. Cơ thể mệt mỏi

 

- Mệt mỏi là tình trạng thường xảy ra khi cơ thể làm việc quá sức hoặc sau một ngày dài làm việc, tuy nhiên khi bổ sung dinh dưỡng và nghỉ ngơi thì sức khỏe sẽ được phục hồi. Tuy nhiên, nếu mệt mỏi do suy nhược thần kinh thì dù nghỉ ngơi và dinh dưỡng tốt nhưng vẫn không cải thiện được hoặc cải thiện không đáng kể.

- Nhiều bệnh nhân cho biết, họ càng ngủ càng thấy cơ thể mệt mỏi và mất sức. Trạng thái cơ thể không tốt cùng với tinh thần bực bội, khó chịu, nằm không yên, giấc ngủ kém khiến bệnh nhân không thể làm việc, sinh hoạt tốt. Cùng với đó, có thể xuất hiện 1 số triệu chứng khác như: tim đập nhanh, thở gấp, tức ngực, hồi hộp, đau tức dạ dày,…
 

3. Rối loạn lo âu

 

- Đây là tình trạng bình thường khi tinh thần căng thẳng hoặc biết trước nguy hiểm song nếu tình trạng này kéo dài, thường xuyên và không rõ nguyên do thì nguyên nhân có thể do suy nhược thần kinh. Điều nguy hiểm là nếu rối loạn lo âu kéo dài, người bệnh có thể bị trầm cảm. Đây là kết quả tích lũy sau thời gian dài căng thẳng tinh thần không được giải quyết và thư giãn. 
 

4. Trốn tránh, ngại giao tiếp

 

- Ở bệnh nhân suy nhược thần kinh, do bộ não mất cân bằng serotonin nên thường bị căng thẳng khi tiếp xúc với người khác, nhất là ở nơi đông người. Vì thế họ có xu hướng né tránh mọi người, tự cô lập và ở một mình. Từ đó dẫn tới tình trạng lo âu, trầm cảm.

- Để cải thiện vấn đề này, cả bản thân người bệnh lẫn người xung quanh đều nên cùng cố gắng, hãy chia sẻ những vấn đề bạn gặp phải để giải tỏa và cùng giải quyết.
 

5. Suy giảm trí nhớ, mất tập trung

 

- Việc não bộ bị suy giảm chức năng sẽ khiến cho người bệnh rất khó để tập trung, nhất là trong những vấn đề mới. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và học tập, giảm hiệu quả công việc và khả năng phát triển của bản thân.

- Có một mối liên hệ được xác định giữa chứng suy nhược thần kinh, mất tập trung lâu dài với các bệnh như Alzheimer, Parkinson,…
 

6. Hoảng loạn

 

- Khi rối loạn lo âu kéo dài, suy nhược thần kinh nặng hơn, những cơn hoảng loạn sẽ xuất hiện. Người bệnh luôn tràn ngập cảm xúc sợ hãi, không thể kiểm soát tinh thần và bản thân. Khi gặp tình trạng này, đầu tiên hãy cố gắng kiểm soát hơi thở, thở chậm hơi, dài hơi hơn.
 
- Một hơi thở dài sẽ giúp hệ thần kinh giao cảm được xoa dịu, từ đó bạn sẽ cảm thấy được thư giãn hơn. 
 

7. Triệu chứng khác

 

Bệnh nhân suy nhược thần kinh còn có thể xuất hiện những triệu chứng không điển hình liên quan đến rối loạn chức năng cơ quan như:

• Triệu chứng cơ xương khớp: nhức cơ, đau mỏi cột sống, mỏi cổ, đau thắt lưng,…

• Triệu chứng thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, rối loạn cảm giác.

• Triệu chứng tiêu hóa: chán ăn, táo bón, chướng bụng, cảm giác buồn nôn, đầy hơi,…
 

iii. Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh

 

- Stress: Những căng thẳng cảm xúc kéo dài dẫn đến mệt mỏi, lo âu và dễ bị kích thích. Căng thẳng quá mức làm mất cân bằng của hai quá trình hưng phấn và ức chế. Hai quá trình này cùng tăng hoặc cùng giảm làm cho người bệnh rơi vào trạng thái suy nhược thần kinh. Các nguyên nhân dẫn đến stress quá mức là cuộc sống khó khăn, bế tắc, mâu thuẫn trong gia đình kéo dài, gặp thất bại trong công việc, học tập, cố gắng kiềm chế cảm xúc quá mức dẫn đến ức chế, làm việc quá sức…

- Nhân cách: Theo nghiên cứu cho thấy những người có tính cách hướng nội, ít giao tiếp với bên ngoài, luôn thận trọng hay lo nghĩ có nguy cơ mắc suy nhược thần kinh cao hơn những người có tính cách hướng ngoại.

- Lao động trí óc cường độ cao: Những người thường xuyên phải làm việc trí óc với cường độ cao trong môi trường có nhiều áp lực luôn đòi hỏi sự chính xác, nỗ lực sẽ dẫn tới suy nhược thần kinh.

- Lối sống buông thả, không khoa học với những hành vi như sử dụng chất kích thích, uống nhiều rượu bia, cà phê, hút thuốc lá.

- Chịu sang chấn tâm lí mạnh, chưa kịp thích nghi như mất người thân, mất việc làm, phá sản….

 

- Ngoài ra, suy nhược thần kinh có thể bắt nguồn từ những bệnh lí mắc phải như: Thiểu năng tuần hoàn não, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, chấn thương sọ não hay các bệnh nhiễm khuẩn mạn tính như viêm xoang, viêm loét dạ dày, tá tràng… làm cho cơ thể mệt mỏi, căng thẳng và lo âu kéo dài dẫn đến suy nhược thần kinh.

- Tác động của môi trường bên ngoài: Tiếng ồn, ô nhiễm môi trường, điều kiện làm việc căng thẳng làm mất ngủ kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh.
 

IV. Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh suy nhược thần kinh?

 

- Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng cả hai giới. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể đe dọa tính mạng của bạn.

- Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
 

1. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy nhược thần kinh?

 

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

• Cảm thấy căng thẳng hoặc bị trầm cảm;

• Uống quá nhiều rượu;

• Hút thuốc lá nhiều.

V. Hậu Quả Của Suy Nhược Thần Kinh

 

Mặc dù suy nhược thần kinh có thể tự khỏi nếu nguyên nhân là do chế độ làm việc, sinh hoạt, ăn uống,...Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh như:

• Hội chứng kích thích suy nhược: đây là một trong những hội chứng dễ xảy ra với người bị suy nhược thần kinh. Người bệnh sẽ bị kích thích và cảm thấy khó chịu với những tiếng động nhỏ, dễ đau nhức đầu, mệt mỏi,...

• Đau nhức đầu kéo dài ở các vùng khác nhau như vùng trán, thái dương, đỉnh đầu,...Đôi khi xuất hiện những cơn đau ngắn nhưng mức độ đau nhiều, đặc biệt khi người bệnh bị xúc động hay mệt mỏi.

• Triệu chứng về tâm thần: suy nhược thần kinh kéo dài khiến bệnh nhân dễ xúc động, lo âu, tâm trạng thất thường, trí nhớ giảm, không tập trung,...Nếu kéo dài sẽ gây ra hoảng loạn, trầm cảm,...

• Mất ngủ, ngủ không sâu giấc cũng thường xuyên xảy ra. Giấc ngủ thường bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài như tiếng ồn, ánh sáng,...

• Huyết áp giảm, mạch không đều đau tim, đánh trống ngực, thân nhiệt tăng/giảm thất thường, rối loạn vòng kinh, liệt dương, tiết nhiều mồ hôi,...
 

VI. Đẩy lùi suy nhược thần kinh

 

- Suy nhược thần kinh thường bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh, bao gồm: sống cùng với sự căng thẳng và áp lực quá độ mà không thể giải tỏa, thường xuyên sử dụng các chất kích thích hoặc gây nghiện như: rượu, cà phê, thuốc lá; thường xuyên nổi nóng, cãi cọ hoặc xô xát với những người xung quanh; chế độ ăn uống nhiều chất béo, thường sử dụng đồ ăn nhanh; chế độ nghỉ ngơi không điều độ.

Lời khuyên tốt nhất cho bạn và mọi người để đẩy lùi suy nhược thần kinh đó là thay đổi thói quen sống hàng ngày. Bạn nên lên kế hoạch cho mình tuân theo một lối sống tích cực và lành mạnh hơn, giúp những cảm xúc căng thẳng, stress của bản thân được giải tỏa. Lối sống lành mạnh tức là:

• Ăn uống khoa học, đủ chất kết hợp với nghỉ ngơi đầy đủ để nạp thêm năng lượng sau một ngày dài mệt mỏi với công việc.

• Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá.

• Cố gắng giảm thiểu hoặc tránh các đầu mối gây ra căng thẳng như: xung đột gia đình, mâu thuẫn nơi làm việc,.. bằng cách thường xuyên chia sẻ, tâm sự với bạn bè và người thân những vấn đề trong công việc cũng như trong cuộc sống mà bạn đang mắc phải. Điều này giúp bạn giảm được sự mệt mỏi và dồn nén trong cảm xúc.

• Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe thì nên đi thăm khám bác sĩ, tuân thủ theo quá trình điều trị và nên dũng cảm đối mặt với nó thay vì sợ hãi, trốn tránh. Điều này chỉ làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Hơn thế nữa, lâu dần nó sẽ dẫn tới các rối loạn khác của cơ thể như suy nhược thần kinh suy giảm tuổi thọ.

• Thư giãn đầu óc và nâng cao thể chất bằng các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên. Bạn nên dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Đặc biệt các bài tập thiền định, yoga hay thái cực quyền đều là những liệu pháp rất hữu ích cho những người thường xuyên bị áp lực căng thẳng.

• Khi nghi ngờ bản thân bị suy nhược thần kinh, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc để đối phó với chứng bệnh mà nên đi khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp chữa trị tốt nhất. Những loại thuốc như an thần hoặc điều trị về thần kinh nếu lạm dụng quá mức có thể khiến cho tình trạng bệnh không những không cải thiện mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tổng thể của người bệnh.

• Bạn cũng không nên bắt ép bản thân phải đạt được những mục tiêu vượt quá khả năng của mình. Điều này chỉ khiến bạn tự tạo áp lực cho bản thân, dẫn tới thất vọng, buồn phiền. Chán nản khi không đạt được mục tiêu là nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới suy nhược thần kinh. Đôi khi, bạn nên biết tự hài lòng về những gì mình đang có, quẳng gánh lo đi vui mà sống, bạn sẽ thấy cuộc sống này nhẹ nhàng hơn, an nhiên hơn.

Mách Bạn: Bi-Cognimax viên uống bổ não

- Bi-Cognimax giúp chống suy nhược thần kinh, mất ngủ, lo âu, thiểu năng tuần hoàn não, đau đầu, chóng mặt.

- Bi-Cognimax là một sản phẩm chuyên biệt cho não được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị chuyên biệt về các bệnh lý não, trong đó hoạt chất chính là Citicoline với biệt dược thương mại nổi tiếng đã được đăng ký độc quyền trên thế giới là Cognizin, hiệu quả điều trị đã được chứng minh lâm sàng cải thiện chức năng não và các bệnh lý về não. 
 

Bi-Cognimax có tác dụng gì ?

Hỗ trợ điều trị:

– Bi-Cognimax giúp chống suy nhược thần kinh, thiểu năng tuần hoàn não, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, lo âu,

– Khắc phục di chứng liệt nửa người, méo miệng, khó nói, bệnh não cấp tính: tai biến mạch máu, đột quỵ, xuất huyết não, nhũn não…

– Giúp hồi phục chấn thương sọ não, giảm thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng.

– Phòng ngừa biến chứng sau phẩu thuật thần kinh, não…

– Điều trị chứng sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ, lão suy, bệnh Alzheimer, Parkinson, xơ vữa mạch máu não, chống lão hoá.

– Cải thiện khả năng tập trung, nhạy bén trong học tập, tăng cường trí nhớ, nhận thức, phản xạ ở những người làm việc với cường độ trí óc cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…

– Rối loạn tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, ù tai chóng mặt, đau đầu, hội chứng đau nửa đầu…

– Rối loạn nhận thức, hành vi, nhân cách, bệnh tâm thần phân liệt, hoang tưởng, tự kỷ, hội
chứng rối loạn tăng động

– Các biến chứng của bệnh tiểu đường về não, thần kinh, mắt, đau thần kinh ngoại biên, rối
loạn thần kinh tim, rối loạn vận mạch

– Hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tê bì, rối loạn thần kinh thực vật, thần kinh ngoại biên.


– Phối hợp với các thuốc kháng cholinergic trong điều trị Parkinson, động kinh.
 
 
Viết bình luận của bạn:
0978307072