Tác hại khôn lường của việc lạm dụng thuốc ngủ

 Đăng bởi: Quản Trị Web 08/05/2024

Giấc ngủ là một điều rất quan trọng để chúng ta có thể duy trì được sức khỏe. Bệnh nhân mất ngủ cần điều trị với các thuốc gây ngủ nhưng không phải ai trong số đó cũng hiểu hết được nguy cơ của các loại thuốc ngủ, đặc biệt là các loại thuốc ngủ liều mạnh, cùng đọc và tham khảo bài viết dưới đây.

I. Thuốc ngủ là gì?

- Thuốc ngủ nghĩa là những thuốc có tác dụng gây ngủ và tạo giấc ngủ gần giống như giấc ngủ sinh lý. Giúp người bệnh mất ngủ nạp năng lượng và duy trì các hoạt động, sinh hoạt vào ngày hôm sau.

- Các thuốc ngủ hiện nay có rất nhiều loại khác nhau, với tác dụng và cơ chế tác động khác nhau bao gồm các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần gây ngủ, thuốc hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn như các thuốc kháng histamin.

*Trong đó, các loại thuốc ngủ liều mạnh phải kể đến bao gồm:

  • Nhóm thuốc dẫn xuất của Barbituric: Nhóm này bao gồm các loại thuốc có tác dụng gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ, tác dụng chống co giật, chống động kinh tùy vào liều lượng. Thuốc có tác dụng điều trị trong khoảng thời gian khá dài từ 8 - 12 giờ. Các loại thuốc này bao gồm thuốc phenobarbital (Gardenal), pentobarbital (Nembutal). Tuy nhiên hiện nay ít khi được dùng vì nhiều tác dụng phụ và liều độc có thể hơn liều điều trị từ 5 đến 10 lần.
  • Thuốc ngủ dẫn xuất Dẫn xuất của Benzodiazepin: Các dẫn xuất của benzodiazepin có tác dụng chủ yếu là an thần và gây ngủ. Đây cũng là một thuốc ngủ liều mạnh và có thể gây ra quen thuốc, phụ thuốc thuốc khi dùng kéo dài. Thuốc này thường được chỉ định cho các trường hợp bị kích thích, lo âu, căng thẳng, người mất ngủ do kích thích, còn được dùng để hạn chế các cơn động kinh, co giật do sốt cao, hội chứng cai rượu...Các hoạt chất của nhóm này thường dùng là diazepam, bromazepam, clonazepam với một số tên biệt dược phổ biến như Seduxen, Valium, Lexomil, Rivotril...
  • Thuốc ngủ khác gồm các tên thương mại nổi tiếng như Ambien, Lunesta và Rozerem...Nhóm thuốc này hay được sử dụng hơn vì tác dụng an thần nhẹ nhàng, ít tác dụng phụ hơn và không gây ra hội chứng cai như hai thuốc trên. Nhưng nếu dùng với liều cao thì cũng gây ra độc và thậm chí tử vong.

II. Những tác hại của việc dùng thuốc ngủ liều mạnh

*Khi dùng thuốc ngủ, bên cạnh những lợi ích mà thuốc mang lại thì những thuốc này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho cơ thể, đặc biệt là lạm dụng các thuốc ngủ liều mạnh hay thuốc ngủ liều cực mạnh. Một số tác hại của thuốc ngủ liều mạng khi sử dụng bao gồm:

1. Nguy cơ tử vong nếu dùng quá liều

- Các loại thuốc ngủ dùng quá liều có thể dẫn đến một số tác hại, tùy thuộc vào từng loại thuốc cụ thể và liều lượng sử dụng. Có rất nhiều người sử dụng các loại thuốc ngủ để tự tử, vì các thuốc này nếu dùng với liều quá lớn thường gấp từ 5 đến 20 lần so với liều điều trị là có thể gây ra tác hại nhất định với cơ thể, thậm chí tử vong.

- Mặc dù, hiện nay các biện pháp dùng thuốc ngủ đã được quản lý và một số loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ có thể an toàn hơn và giảm đi tác hại quá liều gây tử vong ở người sử dụng. Nhưng nguy cơ tử vong do quá liều vẫn tồn tại, bạn cần lưu ý việc sử dụng thuốc này đúng chỉ dẫn, không tự tăng liều.

2. Gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng

- Tác hại của thuốc ngủ có thể khiến bạn bị cản trở việc thở bình thường và gây nguy hiểm ở một số người mắc các vấn đề về phổi mãn tính như hen suyễn, khí phế thũng, các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc ngủ kê đơn có thể gặp như: chóng mặt, lú lẫn, nóng rát hoặc ngứa ran ở bàn tay hay cánh tay hay bàn chân, mất phối hợp vận động, thay đổi cảm giác thèm ăn, rối loạn tiêu hoá như táo bón hay tiêu chảy, choáng váng, buồn ngủ ban ngày kéo dài, khô họng, khô miệng, cơ thể suy nhược mệt mỏi vào sáng ngày hôm sau, chậm chạp, suy giảm trí nhớ, hay quên, ...

3. Nguy cơ phụ thuộc vào thuốc

- Các thuốc ngủ liều mạng như dẫn xuất barbiturat hay dẫn xuất benzodiazepin có thể gây ra phụ thuộc vào thuốc hay gọi là nghiện thuốc nếu dùng liều cao, kéo dài. Nghĩa là nếu dùng liên tục thì bạn dừng lại sẽ gây ra triệu chứng hội chứng cai như vật vã, bồn chồn, kích thích, khó ngủ...Điều này có thể giảm hơn nếu như bạn không lạm dụng thuốc, tuân thủ thời gian điều trị và cần tuân thủ nguyên tắc ngừng thuốc. Không tự ý ngừng đột ngột, mà cần giảm liều và dừng thuộc một cách từ từ.

4. Nguy cơ gây hại nếu uống thuốc ngủ liều mạnh quá nhiều

*Khi bạn dùng thuốc quá nhiều hay liều cao hơn so với chỉ định ngoài việc liều lớn có thể gây tử vong, thì một số các triệu chứng khác có thể gặp khi dùng nhiều thuốc ngủ bao gồm:

  • Ngủ mê mệt và ngủ quá nhiều.
  • Không kiểm soát được những hành vi của bản thân.
  • Đau bụng: Tuy đây là triệu chứng khá hiếm gặp, nhưng nếu dùng quá nhiều thuốc ngủ có thể gây ra chán ăn và táo bón.
  • Nhịp thở không đều: Dùng thuốc ngủ nhiều có thể gặp biểu hiện như thở chậm hoặc rối loạn chức năng thở. Trong trường hợp nếu người sử dụng thuốc ngủ mà thở hổn hển hoặc ngừng thở khi ngủ và mất ý thức, cần thực hiện hô hấp nhân tạo ngay và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

5. Một số thuốc ngủ gây ảnh hưởng tới chức năng gan và thận

- Cũng như nhiều thuốc khác, nếu dùng thuốc ngủ cũng có thể gây ảnh hưởng tới chức năng gan thận. Nên cần chú ý chức năng hai cơ quan này trước khi dùng thuốc.

III. Lưu ý khi bị khi dùng thuốc điều trị mất ngủ

*Nếu bạn bị mất ngủ trước khi quyết định việc dùng thuốc bạn hãy chú ý các biện pháp chăm sóc giấc ngủ khác như:

  • Tạo môi trường ngủ yên tĩnh, tối, tránh kích thích, nhiệt độ thích hợp. Nếu bạn ngủ ở một nơi mà bạn không thoải mái thì khó ngủ hay thậm chí mất ngủ dễ xảy ra hơn.
  • Không nên dùng các loại chất kích thích trước khi ngủ.
  • Nên ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm trong ngày.
  • Thư giãn trước khi ngủ và tránh hoạt động mạnh trước khi ngủ.
  • Học cách kiểm soát căng thẳng: Đây có thể được coi là một lý do rất hay gặp khiến cho người bệnh bị mất ngủ, bạn cần học cách để làm cho mình giảm thiểu căng thẳng và thư giãn bằng cách nghe nhạc, đi bộ, nói chuyện với bạn bè...
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để tăng cường sức khoẻ và hỗ trợ tốt cho giấc ngủ.
  • Nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào ban ngày để đồng hồ sinh học hoạt động tốt.
  • Tránh ăn quá no hay quá đói trước khi đi ngủ, vì điều này khiến bạn khó ngủ hơn.
  • Tránh ngủ nhiều vào ban ngày, tối đa không nên quá 30 phút.
  • Nên sử dụng các loại thuốc ngủ từ thảo dược để có thể giúp hỗ trợ giấc ngủ, tránh lạm dụng thuốc ngủ kê đơn ngay từ đầu.
  • Nếu sử dụng thuốc ngủ kê đơn bạn nên tuân thủ đúng chỉ định, sử dụng từ thuốc nhẹ rồi mới tới các thuốc ngủ liều mạnh.
  • Không sử dụng chất kích thích như rượu bia trong khi dùng thuốc ngủ, vì điều này gây hại và gây nhiều tác dụng phụ hơn.

=>Kết luận: trên đây là bài viết về Những tác hại của việc dùng thuốc ngủ liều mạnh, cảm ơn các bạn đã đọc và tham khảo. 

Giải pháp cho bạn: PM NATURE PRO - TÁI TẠO GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN BẰNG THẢO DƯỢC


PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.
 
 

 

Công dụng PM Nature Pro giúp:

- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…

- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ

- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung

- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý

- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…

- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống

- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)

- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn

- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…

- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não

- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể

Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ
 


 
HOTLINE TƯ VẤN:096.880.5353 - 096.287.6060 - 0978.307.072
0978307072