Tại sao bệnh tiểu đường lại gây lở loét bàn chân? Cách chăm sóc như thế nào?

 Đăng bởi: Quản trị Web 25/05/2023

Lở loét da là biến chứng phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường.Theo thống kê, cứ có 100 người bệnh tiểu đường thì có tới 15 người đối mặt với tình trạng loét bàn chân. Loét bàn chân xảy ra cả ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2. Nếu không phát hiện và chăm sóc đúng cách, vết loét có thể tiến triển nặng và làm tăng gấp 8 lần nguy cơ cắt cụt chân.Tìm hiểu "Vì sao bệnh tiểu đường gây lở loét bàn chân" là cách tốt nhất giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm này.

I. Vì sao người tiểu đường dễ bị lở loét?
- Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, biến chứng ngoài da gây nên tình trạng lở loét da là phổ biến nhất. Câu hỏi đặt ra là nguyên nhân nào khiến người tiểu đường dễ bị lở loét da?

  • Đường huyết trong máu cao:

- Lượng đường huyết tăng cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công các vết thương hở trên da.
- Tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Cụ thể, glucose không được chuyển hóa thành glycogen để làm năng lượng chính cho cơ thể mà chúng dần được tích tụ lại khiến lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường.

- Lượng đường huyết tăng cao trở thành nguồn dinh dưỡng dồi dào cho vi khuẩn và nấm phát triển, tấn công các vết thương hở trên da. Đó là lí do vì sao ta thấy vết thương ngoài da ở người tiểu đường dễ bị nhiễm trùng, hình thành lở loét và lâu lành hơn so với bình thường.

  • Máu lưu thông kém:

- Lượng đường trong máu cao, lâu dần sẽ hình thành nên các mảng xơ vữa khiến cho mạch máu bị hẹp lại. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn của máu. Thống kê cho thấy, tình trạng lưu thông máu ở người tiểu đường kém 4 lần so với người bình thường.

- Máu lưu thông kém đồng nghĩa với lượng máu cung cấp tới các mô trên cơ thể cũng bị hạn chế, trong đó bao gồm cả các tế bào da. Khi da không được cung cấp đủ oxy và các dưỡng chất cần thiết có trong máu sẽ khiến cho vết thương ngoài da lâu lành hơn, dễ dẫn đến nhiễm trùng. Từ đó, chúng sẽ tiến triển thành vết loét mãn tính.

  • Da thiếu hụt collagen:

- Da ở người tiểu đường ít collagen hơn so với bình thường, điều này khiến da trở nên yếu và nhạy cảm hơn.
- Có thể bạn chưa biết, collagen là protein dạng sợi chiếm khoảng 30% lượng protein trong cơ thể, chiếm 70% cấu trúc da. Chúng có vai trò kết nối tế bào da, kích thích quá trình trao đổi của tế bào da, tạo nên sự đàn hồi, săn chắc, đồng thời giúp tái tạo các tế nào da mới khiến vết thương nhanh lành. Vì vậy, collagen là yếu tố quyết định sức khỏe và vẻ đẹp của làn da. Tuy nhiên, da ở người tiểu đường lại ít collagen hơn so với người bình thường, điều này khiến da trở nên yếu và nhạy cảm hơn.

- Do đó, thiếu hụt collagen sẽ khiến là da dễ bị tổn thương như: da có thể khô, dày sừng nhưng lại dễ nứt vỡ, tạo thành những vết thương hở trên da, nhưng vết thương này thường lâu lành và tiến triển thành lở loét, dễ để lại sẹo trên da.

  • Hệ miễn dịch suy yếu:

- Ở người khỏe mạnh, vết loét có thể từ lành sau 5-7 ngày mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiểu đường, thời gian lành thương có thể lên đến vài tuần hoặc thậm chí tiến triển nặng hơn và không lành lại. Điều này xảy ra do lượng đường trong máu cao sẽ ức chế khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu, khiến hàng rào miễn dịch tại ổ tổn thương kém, từ đó da cũng dễ bị nhiễm trùng, trở nên lở loét.

II.  Chăm sóc đúng cách vết loét ở người tiểu đường
- Để chăm sóc đúng cách vết lở loét da ở bệnh nhân tiểu đường, bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Rửa sạch vết loét:

- Sử dụng nước muối sinh lí hoặc nước sạch để vệ sinh vùng da bị lở loét theo chiều từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Trường hợp, vết loét xuất hiện dị vật, người bệnh cần loại bỏ chúng bằng cách dùng một chiếc nhíp đã được khừ trùng để gắp ra.

Bước 2: Sát trùng vết loét:

- Sát trùng vết loét là bước quan trọng giúp ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng. Người bệnh có thể sát trùng vết loét bằng dung dịch sát trùng hoặc thuốc mỡ sát trùng. Để chắc chắn về hiệu quả sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bước 3: Băng vết thương:

- Dù đã được sát trùng, xong vùng da bị lở loét vẫn có nguy cơ nhiễm trùng nếu không được băng bó cẩn thận. Do đó, sau khi sát trùng vết loét, bạn cần băng lại bằng băng gạc. Nếu bạn lo lắng băng gạc có thể khiến vết loét bị bí bách khiến vết thương lâu lành, bạn có thể chuyển qua sử dụng một số loại dung dịch xịt giúp bảo vệ lở loét, thay thế cho băng gạc thông thường.

Bước 4: Thay băng và theo dõi vết thương:

- Băng gạc có thể khiến vết loét bí loét hoặc bị ướt hoặc bẩn do dính nước, lú này người bệnh cần được thay băng để tránh nhiễm trùng. Mỗi lần thay băng mới, bạn cần lặp lại các bước trên. Ngoài ra, trong quá trình thay băng cần chú ý quan sát xem vết loét có xuất hiện dấu hiệu bất thường như: sưng, đỏ, chảy mủ không? Nếu có tức là vết loét đã bị nhiễm trùng, lúc này cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được sơ cứu kịp thời.

III. Dấu hiệu nhận biết loét da do tiểu đường
- Loét da ở người tiểu đường nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng hoại tử, thậm chí là phải cắt bỏ chi nếu vết loét xảy ra ở chân. Do đó, để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm này, người bệnh cần xử lý ngay khi có những thay đổi bất thường đầu tiên trên da. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn phát hiện sớm tình trạng loét da ở người tiểu đường:

  • Đối với loét da thông thường:

- Khởi phát từ một vết thương hở lâu lành
- Vết thương chuyển biến nặng hơn khiến vùng da xung quanh sưng đỏ, miệng vết thương chảy dịch vàng, mưng mủ,….

  • Đối vớt loét da chân:

- Chân bị mất dần cảm giác, các ngón chân bị co quắp biến dạng đến nỗi không khớp với giày dép thường ngày hay đi.
- Mọc các cục chai cứng ở gót chân, gần ngón út hoặc ngón cái.
- Thay đổi màu da và nhiệt độ chân
- Quanh gót chân xuất hiện nhiều các vết nứt khô như bị nẻ.
- Mùi hôi chân không biến mất kể cả sau khi đã rửa chân.
- Sưng phù bàn chân hoặc mắt cá chân.
-Lòng bàn chân do chịu nhiều sức ép ngày càng dày lên và dễ bị rộp. Khi các bọng nước này vỡ ra sẽ tạo nên các vết loét ở lòng bàn chân. Những vết loét ở vị trí này dễ bị viêm và nhiễm trùng.

Giải pháp cho người tiểu đường:  Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường

Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
 


  

Punsemin có tác dụng gì ?

Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường type II.

- Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

- Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

- Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

- Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

- Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

- Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
 
 

 Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

___________________
 

 Nguồn: Bncmedipharm.vn
 

 

0978307072