Tại sao người tiểu đường lại bị tê bì tay chân?

 Đăng bởi: My Hoàng 28/02/2023

Để “sống chung” với tiểu đường một cách an toàn, người bệnh sẽ phải chấp nhận đối mặt với rất nhiều biến chứng có thể xảy ra. Trong đó, tê bì chân tay được xem là một trong những biến chứng phổ biến nhất. Tê bì tay chân ở người tiểu đường sẽ làm tay chân người bệnh mất cảm giác, dễ lở loét, nếu vẫn không nhanh chóng điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là cắt cụt các chi. Tê bì chân tay ở người tiểu đường do nguyên nhân nào? Đây cũng là băn khoăn và lo lắng của rất nhiều người tiểu đường. Những thông tin dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về chứng tê bì chân tay và tìm ra được biện pháp để cải thiện tê bì chân tay ở người tiểu đường. 

  
 

I. Tê bì chân tay ở người tiểu đường do nguyên nhân nào? 

- Thống kê cho thấy có đến hơn 50% bệnh nhân tiểu đường có thể gặp các biến chứng tại thần kinh, trong đó tê bì chân tay là một trong những triệu chứng điển hình nhất. Theo các bác sĩ, khi lượng đường huyết tăng cao sẽ tạo ra các chất độc hại có khả năng làm tổn thương các mô thần kinh, đặc biệt là các dây thần kinh ngoại biên nên sẽ gây tình trạng đau nhức, tê bì chân tay âm ỉ. 
 
- Bên cạnh đó, các mạch máu nuôi dưỡng cơ thể, đưa dưỡng chất đến các cơ cũng cũng bị chít hẹp do đường huyết cao, các bao myelin có chức năng bảo vệ các sợi trục cũng bị tổn thương . Điều này khiến các dưỡng chất đưa đến các dây thần kinh không được cung cấp đầy đủ nên dần đẩy nhanh đến quá trình thoái hóa sợi trục thần kinh với các triệu chứng điển hình là tê bì chân tay.
 
- Tê bì chân tay ở người tiểu đường thường bắt đầu ở các dây thần kinh dài trong cơ thể. Dây thần kinh này thường bắt đầu ở cột sống và đi xuống các ngón chân, vì vậy những người bị tiểu đường thường thấy cảm giác tê bì ở chân xuất hiện dưới tay. 

Một số triệu chứng khác liên quan mà những người tiểu đường cũng gặp phải như

• Tê hay ngứa ran ở lòng bàn chân, cảm giác nóng ran ở lòng bàn chân, về sau có thể mất cảm giác

• Thường bị chuột rút ở tay chân

• Đau mỏi vai gáy và có cảm giác tê bì tay chân ở một bên

• Tay chân tê bì mất cảm giác, đặc biệt về đêm hay vào những ngày trời lạnh

• Da chân tay khô và nứt nẻ, da tay có xu hướng bong tróc nhiều

• Lúc nào cũng có cảm giác tay chân như có kiến bò hoặc cũng có lúc đau nhói lên như bị kim châm

• Thường xuất hiện các vết thâm trên da mà không có lý do

Chính vì các triệu chứng này nên nhiều người, đặc biệt ở những người già có thể nhầm lẫn mình đang gặp các vấn đề về xương khớp chẳng hạn như thoái hóa khớp hay đau dây thần kinh tọa. Điều này có thể gây ra rất nhiều sai lầm nếu tự điều trị tại nhà.

Ngoài ra biến chứng thần kinh tiểu đường cũng có tính chất đối xứng nhau, nghĩa là có thể bị cùng cả hai bàn chân, hay bên cánh tay và điều này sẽ làm tăng thêm sự khó chịu mệt mỏi cho người bệnh. 

II. Tê bì chân tay ở người tiểu đường có nguy hiểm không?

Những tưởng chỉ là một trong những biểu hiện bình thường của cơ thể, thế nhưng, nếu không kịp thời kiểm soát tốt lượng đường trong máu, đây có thể là “khởi đầu” của nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

 

- Trước hết, tê bì chân tay ở người tiểu đường mang lại cảm giác khó chịu, phiền phức trong quá trình
sinh hoạt, vận động. Hơn nữa, vì triệu chứng này thường xuất hiện vào ban đêm, trong thời gian nghỉ ngơi nên sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ, đặc biệt đối với người cao tuổi.

- Chưa kể, khi dây thần kinh ở bàn chân bị tổn thương do tiểu đường, người bệnh không chỉ có cảm giác tê bì, đau đớn mà còn gặp phải tình trạng biến dạng bàn chân. Bên cạnh đó, không những làm giảm tính thẩm mỹ, người bệnh còn có thể gặp phải nhiều chấn thương nghiêm trọng trong quá trình di chuyển.
 

2. Nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử nặng

- Tê bì chân tay ở người bị tiểu đường ban đầu sẽ khiến họ giảm dần cảm giác phân biệt nóng lạnh thậm chí không có cảm giác với những vết thương trên da.

- Lúc này, những vết bỏng do vật nóng để lại hay những vết thương do vật sắc nhọn chạm vào sẽ không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến lở loét, nhiễm trùng, hoại tử nặng.

- Ngoài ra, tê bì chân tay ở người tiểu đường còn xuất hiện một số dấu hiệu khác như khô ngứa, loét da, lớp chai sần dày cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thậm chí phải đoạn chi để bảo vệ những cơ quan còn lại.

III. Hướng cải thiện tê bì chân tay ở người tiểu đường 

Như đã nói, tiểu đường là một bệnh mãn tính, không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn nên việc đối diện với các triệu chứng tê bì chân tay cũng khó tránh khỏi. Kiểm soát chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học; giữ lượng đường ổn định đồng thời thực hiện cách chữa tê bì chân tay tại nhà đơn giản sẽ giúp cải thiện các triệu chứng để bạn dễ chịu hơn.

1. Kiểm soát lượng đường ổn định 

- Việc kiểm soát lượng đường huyết ổn định không chỉ giúp giảm nguy cơ tê bì chân tay mà còn để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện. Ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 thường được chỉ định dùng  insulin đến cuối đời vì cơ thể lúc này không thể tự sản xuất trong khi bệnh nhân tiểu đường tuýp nếu có thể ổn định lượng đường qua chế độ ăn uống, sinh hoạt thì sẽ không cần phải dùng thuốc.

- Người mắc bệnh tiểu đường muốn phòng tránh được các biến chứng có thể xảy ra sẽ phải tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt, tránh xa các món ăn có lượng đường cao như các loại bánh kẹo, nước ngọt hay trái cây quá ngọt. Người bệnh nên đảm bảo uống nhiều nước, tăng cường rau xanh, chất xơ, tăng lượng chất béo chưa bão hòa và đạm. 

- Mặt khác việc duy trì cân nặng ổn định, tránh xa rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích cũng cực kỳ quan trọng với những bệnh nhân tiểu đường. 
 
 
- Tốt nhất người bệnh tiểu đường nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ về chế độ ăn uống cũng như các kiểm soát lượng đường huyết ổn định và thực hiện nghiêm ngặt để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm như tê bì chân tay xuất hiện. 

2. Thực hiện các biện pháp giảm tê bì chân tay 

- Người bệnh cũng có thể tham khảo thực hiện một vài mẹo làm hết tê chân, tê tay đơn giản có thể thực hiện tại nhà. Các phương pháp này chỉ giúp cải thiện các triệu chứng tạm thời, không thể loại bỏ hoàn toàn tuy nhiên lại rất an toàn nên bạn hoàn toàn có thể áp dụng.

Một vài biện pháp giảm tê bì chân tay ở người tiểu đường mà bạn có thể thực hiện như:

• Chườm nóng chân tay, bạn có thể dùng các loại túi chườm chuyên dụng hoặc cho nước ấm vào bình thủy tinh để lăn nhẹ trên tay chân

• Ngâm chân, tay với nước ấm trước khi đi ngủ, sau khi đi làm về cũng giúp thư giãn tay chân, kích thích mạch máu lưu thông nên cũng giảm tê bì chân tay đáng kể

• Kê chân lên gối cao khi đi ngủ cũng sẽ giảm được các triệu chứng tê bì chân tay ở người tiểu đường vào ban đêm

• Tập thể dục thể thao hằng ngày, người bị tiểu đường có thể tập yoga hay thực hành thiền cũng đều rất tốt cho cơ thể, giảm được các triệu chứng tê bì chân tay đáng kể.

3. Chăm sóc chân tay đúng cách 

- Người bệnh tiểu đường đề phòng tránh các biến chứng ở tay chân nên kiểm tra chân tay và cơ thể hằng ngày xem có xuất hiện vết loét nào không, nếu có thì cần nhanh chóng xử lý để tránh nguy cơ lở loét hay nhiễm trùng. Nếu có các chấn thương, vết lở loét nặng cần nhanh chóng đến bệnh viện để kịp thời xử lý.

- Với các tình trạng chân tay châm chích, nóng rát, tê ngứa, da khô thì có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để cải thiện, tránh gãi quá nhiều. Tránh mang đồ quá chật, giày chật, đi lại cẩn thận, tránh gây ra các vết thương cũng là những điều bệnh nhân tiểu đường nên cực kỳ chú ý. 
 
Giải pháp cho người tiểu đường:  Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường

Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

 

Punsemin có tác dụng gì ?

Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường type II.

- Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

- Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

- Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

- Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

- Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

- Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
 
 

 Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

 
Viết bình luận của bạn:
0978307072