Tăng huyết áp cấp cứu là gì và biện pháp xử trí, điều trị

 Đăng bởi: Quản Trị Web 13/08/2024

Chúng ta thường nghe nói nhiều đến tăng huyết áp, vậy còn tăng huyết áp cấp cứu thì sao? Tình trạng này tiềm ẩn mối nguy hiểm gì và làm sao để xử trí, giúp người bệnh được an toàn? Những vấn đề được nhiều người quan tâm này sẽ được giải đáp cụ thể trong nội dung bên dưới.

1. Tăng huyết áp cấp cứu là gì?

Huyết áp trung bình của một người tối ưu là < 120/80 mmHg, tiền cao huyết áp là 120-139/80-89 mmHg và cao huyết áp là 140/90 mmHg. Trường hợp huyết áp tăng đột ngột, nhanh và nặng, huyết áp tâm thu ≥ 180mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 120mmHg, kèm theo các tổn thương cơ quan đích khiến người bệnh khó thở, tức ngực, đau lưng, mắt mờ, yếu tứ chi, suy giảm ý thức, buồn nôn và nôn,…thì gọi là tăng huyết áp cấp cứu.

Nói chung, tăng huyết áp cấp cứu là khi huyết áp tăng nhanh, đột ngột và người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng. Lúc này, cần thực hiện hạ huyết áp cũng như sử dụng thuốc điều trị tích cực để tránh biến chứng, thậm chí là để bảo vệ tính mạng của người bệnh.

2. Xử trí cơn tăng huyết áp cấp cứu

Khi xuất hiện cơn tăng huyết áp cấp cứu, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết nội sọ, nhồi máu cơ tim cấp, đột quỵ thiếu máu não, phù phổi, phình tách động mạch chủ, suy thận cấp và sản giật.

*Đây đều là những biến chứng tuyệt đối không chủ quan, nếu không được can thiệp xử trí, tỷ lệ tử vong là rất cao. Vì vậy, ngay khi người bệnh bị tăng huyết áp cấp cứu thì bạn cần nhanh chóng:

●   Gọi cấp cứu và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc tích cực.

●   Theo dõi liên tục và sát sao huyết áp động mạch của người bệnh.

●   Thực hiện hạ huyết áp ngay bằng cách bơm thuốc truyền tĩnh mạch có bơm tiêm điện. Thuốc được sử dụng để điều trị tăng huyết áp cấp cứu là thuốc có tác dụng nhanh và hiệu lực mạnh như nicardipine, nitroglycerine, Sodium nitroprusside, labetalol, hydralazine...

*Lưu ý là sau khi bơm thuốc tiêm truyền tĩnh mạch thì huyết áp sẽ không được hạ nhanh chóng về mức bình thường mà sẽ được hạ từ từ theo nguyên tắc:

●   Trong 1 giờ đầu, hạ 20 - 25% mức huyết áp.

●   Trong 2 - 6 giờ tiếp theo, hạ huyết áp xuống mức 160/100 mmHg.

●   Trong 24 - 48 giờ, hạ huyết áp về mức bình thường.

Sau khi thực hiện cách xử trí trên, bác sĩ tiến hành xác định nguyên nhân, yếu tố làm xuất hiện cơn tăng huyết áp cấp cứu, chẳng hạn như do thuốc kích thích, do lo lắng, căng thẳng,…Từ đó có phương án điều trị thích hợp cũng như có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả.

Nói chung, nguyên tắc xử trí và điều trị tăng huyết áp cấp cứu là càng nhanh chóng càng tốt, có thể điều trị ngay dựa vào các biểu hiện lâm sàng mà không cần phải chờ kết quả xét nghiệm. Ngoài ra, thuốc sử dụng để tiêm tĩnh mạch phải có hiệu lực nhanh và mạnh, ít tác dụng phụ. Đặc biệt, thuốc có tác dụng làm hạ huyết áp từ từ vì nếu huyết áp hạ quá nhanh có thể làm tổn thương cơ quan đích.

3. Phòng ngừa tăng huyết áp cấp cứu

Việc phòng ngừa các cơn tăng huyết áp cấp cứu là rất quan trọng với những người có tiền sử cao huyết áp. Vậy có những biện pháp phòng ngừa nào?

●   Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo huyết áp được kiểm soát và duy trì ở mức ổn định. Nếu được chỉ định dùng thuốc, luôn sử dụng đúng liều lượng và đúng thời điểm, tuyệt đối không tự ý dùng hoặc ngưng thuốc đột ngột.

●   Thăm khám sức khỏe và theo dõi huyết áp thường xuyên, định kỳ để nắm rõ tình trạng bệnh, phòng tránh rủi ro. Có thể tự trang bị máy đo huyết áp ở nhà và thực hiện đo huyết áp đúng hướng dẫn.

●   Chế độ ăn khoa học, ưu tiên rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt; hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đường, muối,… (thường có nhiều trong thức ăn nhanh, đồ hộp chế biến sẵn,…), đảm bảo mỗi ngày không tiêu thụ quá 5g muối.

●   Xây dựng lối sống lành mạnh bằng cách tích cực vận động, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, tránh xa những suy nghĩ tiêu cực gây căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược,…

●   Không làm việc gắng sức hoặc không để bản thân rơi vào trạng thái xúc động mạnh như hoảng loạn, đau đớn,…

●   Hạn chế tiêu thụ rượu bia, nước ngọt, cà phê,… và tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào.

●   Không để thừa cân vì số cân càng nặng thì huyết áp càng cao. Có thể thực hiện chế độ giảm cân an toàn theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng. Cố gắng duy trì chỉ số BMI trong khoảng 18,5 - 22,9.

●   Bất kỳ sự bất thường nào về sức khỏe cũng cần được đi thăm khám và kiểm tra nhanh chóng, tuyệt đối không được chủ quan để giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp cấp cứu.

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn hiểu hơn về tăng huyết áp cấp cứu. Cảm ơn các bạn đã tham khảo.

Giải pháp cho bạn: Bi-Cozyme Max giải pháp ổn định huyết áp phòng chống đột quỵ.

Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống đột quỵ
Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…

 
 

 
 
Bi-Cozyme Max có tác dụng gì ?

- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.
 
- Điều hòa và ổn định huyết áp

- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …

- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …

- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.

- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...

- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ... 

 
 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
 Nguồn: Bncmedipharm.vn,bachhoaxanh.com,tamanhhospital.vn...
0978307072