Tăng huyết áp là do đâu? Huyết áp cao điều trị thế nào?

 Đăng bởi: Quản trị Web 29/05/2023

Huyết áp cao là một bệnh lý thường gặp và số người mắc phải bệnh lý này ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Bệnh thường phát triển trong thầm lặng, có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát và điều trị từ sớm. Vậy nguyên nhân tăng huyết áp là do đâu và cách phòng ngừa, điều trị bệnh lý này là gì? Cùng nhau đọc và tìm hiểu bài viết dưới đây.

I. Nguyên nhân tăng huyết áp là do đâu?
1. Tăng huyết áp vô căn 
- Như đã đề cập thì đây là tình trạng chiếm tỷ lệ phổ biến nhất. Tăng huyết áp vô căn có thiên hướng gia đình, tức là nhiều thành viên trong gia đình đều mắc phải. Bên cạnh đó các yếu tố được xem là làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao bao gồm: bệnh tiểu đường, hút thuốc lá, ăn thức ăn được chế biến với nhiều muối và gia vị, người thừa cân béo phì, cuộc sống có nhiều áp lực, căng thẳng, người ít vận động thể lực,...

2. Tăng huyết áp thứ phát
- Đây là trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp xác định được nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng này. Bệnh có khả năng được chữa khỏi khi được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tăng huyết áp thứ phát thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Mắc các bệnh về thận: hội chứng thận hư, bệnh cầu thận, hẹp động mạch thận, suy thận mạn,...;
  • Bệnh nội tiết: suy giáp, cường giáp,, bệnh Cushing,...;
  • Bệnh tuyến thượng thận: đây là một tuyến nội tiết có chức năng sản xuất các hormone điều hòa nồng độ nước, muối và huyết áp trong cơ thể. Khi cường tuyến thượng thận có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp;
  • Mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ;
  • Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây nên tác dụng phụ là tăng huyết áp, ví dụ như thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc tránh thai, hormone thay thế, corticoid (chữa dị ứng, hen suyễn, bệnh Lupus ban đỏ hay chữa bệnh viêm khớp,...;
  • Bệnh tim bẩm sinh (nguyên nhân là do hẹp eo động mạch chủ) cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp. Khi đó không thể đo được chỉ số huyết áp ở chân hoặc nếu có cũng rất thấp, còn ở hai tay lại có chỉ số huyết  áp cao. Bệnh này cần được điều trị bằng phương pháp nong đặt stent lòng động mạch bị hẹp hoặc phẫu thuật.

II. Dấu hiệu nhận biết hiện tượng huyết áp tăng cao
- Ở những bệnh nhân tăng huyết áp thường biểu hiện các triệu chứng như:

*Chóng mặt

*Nặng đầu

*Nhức đầu

*Mặt nóng phừng

*Mỏi gáy

- Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không bộc lộ dấu hiệu nào, chỉ thực sự phát hiện bệnh khi tình cờ đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi đã xuất hiện các biến chứng như suy thận mạn giai đoạn cuối, đột quỵ hay nhồi máu cơ tim,...

- Vì vậy các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng những người trên 50 tuổi cần thực hiện kiểm tra và thăm khám huyết áp định kỳ, bởi vì tuổi càng cao chỉ số huyết áp có xu hướng càng tăng. 

- Nếu bệnh nhân có các biểu hiện bất thường như nhìn mờ, lừ đừ, co giật, khó thở, nôn ói, đau tức ngực dữ dội, hôn mê thì rất có thể đây là tình trạng tăng huyết áp cấp cứu. Khi đó bệnh nhân cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.

III. Điều trị tăng huyết áp bằng các phương pháp nào? 
- Huyết áp cao là bệnh lý cần được điều trị liên tục, suốt đời không được bỏ thuốc. Bệnh nhân cần duy trì việc sử dụng thuốc hàng ngày, tránh tình trạng khi đo thấy huyết áp tăng thì mới dùng thuốc. Đối với tất cả bệnh nhân bị huyết áp cao, mục tiêu điều trị là điều chỉnh mức huyết áp xuống còn 140/90mmHg, trường hợp đặc biệt có thể dưới mức 130/80mmHg. Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

- Sau đây là một số nhóm thuốc phổ biến trong điều trị tăng huyết áp:

  + Nhóm ức chế thụ thể AT1/ức chế men chuyển: Valsartan, Lisinopril, Losartan, Captopril,... Những thuốc này có tác dụng hạ áp từ từ, êm dịu nhưng thuốc ức chế men chuyển có thể khiến người bệnh bị ho khan. Còn các thuốc ức chế thụ thể tuy không gây ho khan nhưng giá thành cao hơn, về hiệu quả của các loại thuốc này được đánh giá là tương đương nhau;

  + Thuốc lợi tiểu: hay dùng nhất là Thiazide. Trong quá trình dùng thuốc bệnh nhân có thể bị rối loạn chuyển hóa và điện giải;

  + Nhóm chẹn kênh calci: gồm nifedipin, amlodipine, felodipin,... có thể gây phù chân. Khi dùng nifedipin không được nhỏ thuốc dưới lưỡi vì tác dụng phụ có thể gặp phải là gây tụt huyết áp;

  + Nhóm chẹn beta giao cảm: gồm bisoprolol,... khi mới bắt đầu sẽ dùng từ liều thấp, sau đó tăng dần.

*Kết luận: Mong rằng thông qua tìm hiểu những thông tin trên đây, bạn đã biết nguyên nhân tăng huyết áp là do đâu, để từ đó có phương án điều trị phù hợp. Để phòng ngừa tình trạng tăng huyết áp, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh hơn như giảm muối và mỡ động vật trong khẩu phần ăn, bỏ thuốc lá, thường xuyên tập thể dục, duy trì mức cân nặng phù hợp, tránh lo âu căng thẳng và hạn chế uống bia rượu hay dùng chất kích thích,...

Thể dục thường xuyên cũng giúp bạn hạn chế nguyên nhân tăng huyết áp

Giải pháp cho bạn: Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…
 
 

 
 
Bi-Cozyme Max có tác dụng gì ?

- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.
 
- Điều hòa và ổn định huyết áp

- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …

- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …

- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.

- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...

- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ... 

 
 
 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
 Nguồn: Bncmedipharm.vn
0978307072