-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tăng huyết áp: Nguy cơ tiềm ẩn, cần hành động ngay!
Đăng bởi: Quản Trị Web
01/07/2024
Huyết áp không phải luôn giữ cùng một chỉ số mà sẽ thay đổi tùy theo hoạt động, cảm xúc của chúng ta ngay tại thời điểm đó. Thậm chí chỉ cần một hoạt động nhỏ như thay đổi vị trí, tư thế, uống cà phê hay hút thuốc lá, ăn mặn, bị xúc động... cũng sẽ làm huyết áp tăng lên. Hiểu biết về các yếu tố làm tăng huyết áp sẽ giúp mọi người biết cách giữ huyết áp ổn định, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân. Mời mọi người cùng đọc và tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh.
1. Chế độ ăn nhiều muối
- Ăn mặn bị cao huyết áp là lời cảnh báo mà nhiều người trong chúng ta từng nghe. Điều này không phải không có cơ sở. Ăn nhiều muối là yếu tố rất thường gặp làm tăng huyết áp trong đời sống cộng đồng. Lượng muối khuyến cáo trong bữa ăn của một người bị tăng huyết áp là không vượt quá 6 gam một ngày, tức tương đương một thìa cà phê. Tuy nhiên, khẩu vị của hầu hết người Việt Nam nói riêng và dân tộc Á châu nói chung đều tiêu thụ lượng muối nhiều hơn khuyến cáo rất nhiều lần.
- Chính vì thế, chế độ ăn nhạt là một cách quan trọng giúp phòng tránh và điều trị tăng huyết áp. Với những người trong giai đoạn tiền tăng huyết áp, chỉ cần ăn nhạt hơn, bớt nêm nếm thêm gia vị cũng có thể giữ được huyết áp ổn định mà không cần uống một viên thuốc nào. Với những người đã mắc bệnh, chế độ này giúp giảm được huyết áp trung bình từ 4 đến 8 mmHg.
2. Rối loạn lipid máu
- Hậu quả của tình trạng rối loạn lipid máu được thể hiện gián tiếp trên những bệnh lý khác. Khi nồng độ mỡ trong máu cao, chính hệ thống động mạch chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Do luôn phải chịu áp lực dòng máu lớn, lớp nội mạc trong lòng động mạch bị tổn thương và xơ cứng, lắng đọng các mảng xơ vữa, giảm mất khả năng đàn hồi, từ đó làm huyết áp tăng lên.
- Vì vậy thực hiện lối sống và chế độ ăn kiểm soát lipid máu là vô cùng cần thiết, bằng cách giảm tiêu thụ các chất béo không lành mạnh, chẳng hạn như chất béo có trong thịt đỏ, những sản phẩm sữa nguyên chất béo, nội tạng động vật, trứng lộn, hải sản,...; bổ sung rau xanh, các loại ngũ cốc, trái cây vào chế độ ăn uống hàng ngày là một cách trì hoãn xơ cứng mạch máu, ổn định huyết áp.
3. Tuổi tác
- Khi tuổi càng cao, thành mạch máu càng lão hóa và xơ cứng, giảm khả năng đàn hồi nên áp lực trong lòng mạch sẽ tăng lên. Từ đó, huyết áp ở người lớn tuổi sẽ cao hơn lúc còn trẻ.
- Theo đó, tuổi tác là một yếu tố nguy cơ không thể thay đổi của căn bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, nếu biết cách hạn chế được các yếu tố làm tăng huyết áp khác sẽ phần nào giúp ổn định được huyết áp bền vững theo thời gian.
4. Tiền sử gia đình
- Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy rằng con cái sinh ra trong gia đình có cha mẹ mắc bệnh cao huyết áp nói riêng hay các bệnh lý tim mạch khác nói chung sẽ có nguy cơ mắc phải cao hơn người bình thường.
- Như vậy, tương tự tuổi tác, tiền căn gia đình cũng là yếu tố không xóa bỏ được. Các đối tượng này cần tích cực thăm khám để phát hiện sớm nhằm phòng tránh các biến cố tim mạch trước khi để xảy ra một cách đáng tiếc.
5. Lối sống lười vận động
- Những người có thói quen vận động thường xuyên sẽ giúp tăng cường quá trình chuyển hóa và tiêu thụ cholesterol. Nếu ít vận động, nguy cơ bị rối loạn lipid máu sẽ tăng lên, giảm dung nạp đường gây đái tháo đường và gián tiếp làm tăng huyết áp.
- Do đó, trong chế độ điều trị tăng huyết áp, bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày vào ít nhất 5 ngày/tuần với các bài tập nhẹ nhàng đến thể lực mạnh như chạy bộ, đi bộ, bơi lội,... Tránh ngồi liên tục trong thời gian dài.
6. Tổng trạng thừa cân - béo phì
- Cân nặng của cơ thể cũng có mối tương quan với chỉ số huyết áp. Hàng loạt các quan sát đã chứng minh rằng người có khối lượng cơ thể càng tăng thì huyết áp cũng sẽ càng tăng. Cụ thể là bệnh lý này phát hiện với tỷ lệ khá cao trong nhóm dân số thừa cân – béo phì.
- Như vậy, song song với việc tập luyện thể lực, cần phải chú ý duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Hình thành thói quen đo cân nặng mỗi ngày để tìm cách giảm cân khi phát hiện dư cân.
7. Hút thuốc lá
- Khói thuốc lá là tập hợp của hơn 100 loại chất hóa học là độc tố của cơ thể. Trong đó, hệ tim mạch chịu tổn thương nhiều nhất. Chính chất nicotin của thuốc lá gây hưng phấn thần kinh, thúc đẩy cường giao cảm, gây co mạch và tăng huyết áp. Hơn thế nữa, mối nguy hại đến từ thuốc lá không chỉ tác động trên cá nhân người hút thuốc mà cả những người xung quanh hít phải khói thuốc, đặc biệt là người già và trẻ em.
- Vì thế, thói quen hút thuốc lá cần kiên quyết từ bỏ, nhằm giữ sức khỏe bản thân cũng như bảo vệ sức khỏe cả cộng đồng.
8. Uống quá nhiều bia rượu
- Giống như nicotin trong thuốc lá, chất cồn cũng là một độc tố của hệ tim mạch. Nồng độ cồn quá cao trong máu làm ảnh hưởng các quá trình chuyển hóa, làm tăng lipid máu, làm tổn thương hệ mạch, gây ra các bệnh lý tim mạch, trong đó có cả tăng huyết áp.
- Tuy nhiên, không như hút thuốc lá, bia rượu không được khuyến cáo phải kiêng tuyệt đối mà cần sử dụng với liều lượng có kiểm soát. Cụ thể là một người đàn ông một ngày được uống không quá 350ml bia hoặc 150ml rượu vang hoặc 44ml rượu mạnh, ở phụ nữ thì chỉ được uống một nửa lượng này.
9. Căng thẳng, lo âu
- Cảm xúc là yếu tố tác động rất nhanh đến huyết áp. Một người hoàn toàn khỏe mạnh bỗng có việc lo lắng, căng thẳng, mất ngủ cũng sẽ khuyến huyết áp tăng hơn bình thường. Nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến bệnh lý tăng huyết áp thực sự.
- Vì thế, trên các đối tượng đã có chẩn đoán tăng huyết áp, cần phải sắp xếp thời gian hợp lý, làm việc khoa học, nghỉ dưỡng phù hợp. Ngoài ra, một giấc ngủ tốt cũng giúp hạ được huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong. Đồng thời, nên biết cách giải tỏa căng thẳng bằng việc học cách thư giãn, nghỉ ngơi như ngồi thiền, tập yoga.
10. Bệnh lý đi kèm
- Bệnh lý tăng huyết áp thường thấy trong dân số là tăng huyết áp nguyên phát (vô căn). Tỷ lệ này chiếm hơn 90%. Gần 10% số lượng bệnh nhân có huyết áp cao còn lại là do mắc các bệnh lý như bệnh thận cấp hoặc mạn tính, hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận hoặc các bệnh lý nội tiết khác như cường Aldosteron tiên phát (hội chứng Conn), hội chứng Cushing, bệnh lý tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến yên... Một số sản phụ được ghi nhận tăng huyết áp khi có thai.
- Đối với các trường hợp này, ngoài việc kiểm soát huyết áp, cần phải tích cực tìm kiếm nguyên nhân và điều trị. Khi đó, huyết áp sẽ mau chóng ổn định hay thậm chí còn được chữa khỏi.
11. Do tác dụng phụ của thuốc
- Thuốc điều trị bệnh lý khác cũng có thể có tác dụng phụ gây tăng huyết áp. Nhóm thuốc thường gặp nhất trong cộng đồng là lạm dụng một số loại giảm đau như NSAIDs (là thuốc kháng viêm non steroid) hay một số phụ nữ dùng thuốc tránh thai (kể cả loại dùng hàng ngày hay khẩn cấp) và một số loại thuốc khác khi kết hợp cùng nhau cũng có nguy cơ gây tăng huyết áp bất ngờ.
- Chính vì vậy, khi mắc bệnh, cần đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Nếu tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định thì có nguy cơ gây ra những tổn hại nguy hiểm khó lường.
12. Đo huyết áp không đúng cách
- Một yếu tố khiến dễ lầm tưởng huyết áp tăng lên là do kỹ thuật đo huyết áp. Dùng băng quấn quá chật, đo khi mặc quần áo quá bó, quấn băng đo khi mặc áo dài tay... sẽ thấy huyết áp cao hơn. Không chỉ thế, số đo huyết áp cũng sẽ không chính xác nếu bệnh nhân vừa mới vận động mà chưa ngồi nghỉ ít nhất từ 5 đến 15 phút; đo sau khi mới hút thuốc lá, uống cà phê, khi đang nóng giận, khi bàng quang căng đầy. Thậm chí nhiệt độ phòng quá thấp cũng khiến huyết áp tăng lên. Nhiều bệnh nhân gặp “hội chứng áo choàng trắng” là khi đo huyết áp tại bệnh viện, phòng khám lại ghi nhận thấy luôn cao hơn ở nhà.
- Trong các tình huống này, biện pháp tránh các khả năng làm tăng huyết áp giả tạo là cần biết đo huyết áp đúng cách. Bên cạnh đó, một cuốn sổ nhật ký ghi chép lại các chỉ số huyết áp đo nhiều lần tại nhà cũng trở nên đáng tin cậy hơn.
=> Kết luận: trên đây là bài viết về Các yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp, cảm ơn các bạn đã đọc và tham khảo.
Giải pháp cho bạn: Bi-Cozyme Max giải pháp ổn định huyết áp phòng chống đột quỵ.
Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống đột quỵ
Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…
Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống đột quỵ
Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…
Bi-Cozyme Max có tác dụng gì ?
- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.
- Điều hòa và ổn định huyết áp
- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …
- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …
- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …
- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.
- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...
- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch
- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ...
- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …
- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …
- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …
- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.
- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...
- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch
- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ...
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Nguồn: Bncmedipharm.vn,bachhoaxanh.com,tamanhhospital.vn...