Thời điểm vàng sử dụng sữa cho người bệnh đái tháo đường

 Đăng bởi: Quản Trị Web 26/04/2024

Trong điều trị bệnh đái tháo đường, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ thì người bệnh cũng cần tuân thủ chế độ ăn giúp kiểm soát được lượng đường trong máu. Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh lý này. Tuy nhiên, cần có những lưu ý để lựa chọn sữa cho người tiểu đường, tránh nguy cơ làm tăng đường huyết.

I. Sữa cho người tiểu đường là gì?

- Đối với người bệnh tiểu đường thì vấn đề dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chỉ số đường huyết hàng ngày. Sữa là loại thực phẩm khá quan trọng trong chế độ ăn của mỗi người, vì nó có khả năng cung cấp canxi tuyệt vời. Tuy nhiên trong sữa lại có quá nhiều chất béo và tinh bột, vì thế đây có thể là yếu tố gây rủi ro cho những người mắc bệnh đái tháo đường

- Sữa dành cho người tiểu đường có thể là sản phẩm có công thức đặc biệt hơn so với sữa công thức bình thường nhằm bổ sung một phần hoặc thay thế hoàn toàn bữa ăn của người bệnh. Bên cạnh đó, còn giúp người bệnh ổn định hàm lượng đường huyết trong máu cũng như cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cho mọi hoạt động của cơ thể.

II.Vì sao người tiểu đường cần uống sữa?

- Sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu với cơ thể của mỗi người, đặc biệt là người tiểu đường. Theo hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao bị gãy xương. Nguy cơ tiềm ẩn hơn khi tuổi của người bệnh càng tăng cao và khối lượng xương bị mất nhiều. Tình trạng mất xương nghiêm trọng có thể dẫn đến gãy xương, giảm khả năng vận động và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tiêu thụ thực phẩm giàu canxi như sữa giúp cho xương chắc khoẻ và cải thiện tình trạng loãng xương. Tuy nhiên, trong sữa có chứa lactose nên khi tiêu thụ sữa cũng được tính vào tổng lượng carbohydrate tiêu thụ hàng ngày. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị, mỗi bữa ăn, người bệnh đái tháo đường nên tiêu thụ từ 45 đến 60 gam carbohydrate, trong đó bao gồm khẩu phần sữa tương đương với 226 gam sữa.

III. Thời điểm nên sử dụng sữa cho người bệnh đái tháo đường

*Bên cạnh việc quan tâm tới vấn đề lựa chọn sữa dành cho người đái tháo đường thì việc sử dụng sữa như thế nào cho phù hợp cũng rất quan trọng để duy trì, kiểm soát đường huyết và tránh được tình trạng đường huyết tăng cao bất thường. Có 3 thời điểm trong ngày, người tiểu đường nên uống sữa:

  • Uống vào bữa sáng: Các nghiên cứu y khoa trên thế giới đã chứng minh rằng, uống sữa vào buổi sáng giúp người tiểu đường no lâu hơn. Bởi vì trong sữa có chứa protein tự nhiên, khi hấp thụ sẽ làm cơ thể tiết ra một số hormone làm chậm quá trình tiêu hoá và tăng cảm giác no. Vì vậy, muốn giảm cảm giác thèm ăn và hạn chế ăn vặt, người tiểu đường nên uống 1 ly sữa vào bữa sáng.
  • Uống vào bữa phụ chiều: Mục đích của bữa phụ là giúp cơ thể người tiểu đường không bị quá đói, đồng thời giúp giảm lượng thức ăn trong các bữa chính. Sữa chính là bữa phụ hoàn hảo cho người tiểu đường. Sữa vừa cung cấp đủ dinh dưỡng mà không làm đường huyết tăng quá cao sau khi ăn. Đặc biệt, uống 1 ly sữa trước khi tập thể dục còn giúp tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy sự vận động của cơ bắp, phòng ngừa nguy cơ bị hạ đường huyết khi vận động quá sức. Từ đó, giúp tăng chất lượng buổi tập.
  • Uống trước khi ngủ đêm 1 tiếng: Thời điểm từ bữa tối hôm trước đến bữa sáng hôm sau cách nhau khoảng 12 tiếng. Điều này có thể khiến người tiểu đường đối mặt với nguy cơ hạ đường máu trong đêm, dẫn đến đau đầu, tiểu đêm và mất ngủ. Trong trường hợp nặng có thể co giật hoặc thậm chí tử vong. Do vậy, người tiểu đường nên uống 1 ly sữa trước khi đi ngủ để ổn định đường máu suốt đêm.

- Khi uống sữa, người tiểu đường cần chủ động đo đường huyết sau ăn 1 giờ đến 2 giờ để có thể điều chỉnh kịp thời khẩu phần ăn trong ngày sao cho thích hợp nhất. Thực hiện được điều này sẽ giúp người bệnh kiểm soát đường huyết ở mức cho phép.

IV. Những tiêu chí lựa chọn sữa cho bệnh nhân đái tháo đường

*Sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho người tiểu đường, rất tốt cho quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, không phải cứ uống sữa là tốt. Người bệnh tiểu đường cần hiểu rằng, không phải mọi loại sữa đều có lợi cho sức khỏe. Sau đây là các tiêu chí giúp người bệnh lựa chọn được sản phẩm phù hợp:

  • Lựa chọn sản phẩm sữa có chỉ số đường huyết thấp: Sữa cho người tiểu đường nên có chỉ số đường huyết dưới 55 để giúp người bệnh có khả năng kiểm soát đường huyết được hiệu quả.
  • Lựa chọn sản phẩm sữa không đường, ít ngọt và tách béo: Một trong các loại sữa cho người tiểu đường không có chứa đường, chất béo xấu (chất béo bão hoà) nhằm giúp giảm thiểu nguy cơ tăng chỉ số đường huyết của người bệnh sau khi sử dụng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại sữa ít chất béo hoặc tách béo hoặc có bổ sung chất béo tốt (chất béo không bão hoà) được xem như sữa tốt cho người tiểu đường giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch trên bệnh nhân tiểu đường.
  • Lựa chọn các loại sữa phù hợp với thể trạng của người bệnh: Người mắc bệnh đái tháo đường thường mắc kèm theo một số bệnh lý nền hoặc một số triệu chứng khác. Vì vậy, khi mua sữa cho người tiểu đường cần dựa vào tình trạng sức khoẻ của từng người bệnh để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Đồng thời, lựa chọn sản phẩm sữa có thêm các thành phần vitamin, khoáng chất, axit amin, thảo dược tăng hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh như: chống loãng xương, cải thiện giấc ngủ, phòng ngừa táo bón, tốt cho hệ tiêu hoá,...
  • Lựa chọn sữa có hệ bột đường chuyên biệt: Hệ bột đường chuyên biệt cho người tiểu đường là loại bột đường không được tiêu hóa hay tinh bột kháng đường. Tinh bột kháng đường không được tiêu hóa ở dạ dày và ruột non. Khi xuống đến đại tràng, loại tinh bột này kìm hãm hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa, khiến việc tiêu hóa chậm lại. Điều này khiến cơ thể không hấp thụ được các tinh bột kháng đường, do đó chúng không được chuyển hóa thành năng lượng mà đào thải ra ngoài cơ thể. Với cơ chế này, tinh bột kháng đường còn có nhiều lợi ích với hệ tiêu hóa như: giảm nguy cơ ung thư trực tràng, phòng tránh loét đại tràng, táo bón, tiêu chảy và viêm ruột thừa. Ví dụ: Bột đường Isomalt chiết xuất hoàn toàn từ củ cải đường. Loại bột đường này có đột ngọt bằng một nửa đường mía thông thường. Khi ăn, đường Isomalt thủy phân từ từ nên không làm đường huyết tăng đột ngột.

=>Kết luận: trên đây là abfi viết về Thời điểm nên sử dụng sữa cho người bệnh đái tháo đường, cảm ơn các bạn đã đọc và tham khảo. 

Giải pháp cho người tiểu đường:  Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường

Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
 


  

Punsemin có tác dụng gì ?

Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường type II.

- Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

- Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

- Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

- Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

- Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

- Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
 
 

 Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

 Nguồn: Bncmedipharm.vn,medlatec.com,suckhoe24h.net...
0978307072