Thuốc ngủ thảo dược: Hiệu quả hay tiềm ẩn nguy cơ?

 Đăng bởi: Quản Trị Web 14/06/2024

Mất ngủ là tình trạng rất thường gặp, có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau, kể cả trẻ em và người cao tuổi. Các loại thuốc ngủ thảo dược được rất nhiều người quan tâm vì nghĩ nó mang lại lợi ích và không gây hại. Để biết điều này có đúng không bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.

I. Thế nào là thuốc ngủ thảo dược?

Mất ngủ là tình trạng mà người bệnh khó vào giấc, ngủ không sâu giấc, thời gian ngủ không đảm bảo...khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung vào ngày hôm sau. Nếu để tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chính vì vậy, mà nhiều người tìm đến các loại thuốc ngủ. Thuốc ngủ được chia làm hai loại đó là thuốc ngủ kê đơn và không kê đơn. Trong đó, các loại thuốc ngủ có thành phần từ thảo dược là loại thuốc ngủ không kê đơn.

Một số vị thuốc trong đông y có tác dụng an thần và giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn như tâm sen, lạc tiên, bình vôi, vông nem, nụ tam thất, táo nhân...

Các vị thuốc này được sử dụng để điều trị triệu chứng mất ngủ vì có tác dụng an thần. Khi dùng có thể kết hợp một vài vị thuốc với nhau để tăng tác dụng an thần.

II. Uống thuốc ngủ thảo dược có hại không?

Thuốc ngủ từ thành phần thảo dược thường được cho là an toàn và cũng hiệu quả nếu biết cách dùng đúng. Nếu so với các thuốc kê đơn để điều trị mất ngủ thì thuốc ngủ thảo dược có vẻ an toàn hơn, ít tác dụng phụ và hạn chế được nguy cơ tác dụng phụ ảnh hưởng tới thần kinh như thuốc ngủ kê đơn.

*Tuy nhiên, dù là thuốc ngủ từ thành phần thảo dược bạn cũng không nên dùng thuốc kéo dài. Vì nó cũng có nguy cơ mang đến một số tác hại cho cơ thể. Nếu bạn thắc mắc uống thuốc an thần thảo dược có hại không? Hãy tham khảo một số tác hại của thuốc ngủ thảo dược dưới đây, bao gồm:

  • Gây ra buồn ngủ vào ban ngày: Việc dùng các loại thảo dược để tạo giấc ngủ ngon hơn nên uống vào buổi tối để tránh gây buồn ngủ vào ban ngày. Một số người dùng vào ban ngày hoặc dùng với liều cao có thể gây ra tác dụng phụ này.
  • Gây phụ thuộc thuốc: Các loại thuốc an thần từ thảo dược đôi khi cũng gây ra tình trạng phụ thuộc vào thuốc nếu như bạn dùng nó trong thời gian quá dài.
  • Nguy cơ dị ứng: Mặc dù các thành phần từ thảo dược ít khi gây ra dị ứng. Nhưng đối với một số người có cơ địa dị ứng cần chú ý. Vì họ có thể bị dị ứng bởi thành phần của thuốc ngủ thảo dược. Nên đọc kỹ thành phần trước khi sử dụng.
  • Hạ huyết áp tư thế: Đa phần các thuốc ngủ thảo dược sẽ có tác dụng hạ áp nhẹ. Với những người bị huyết áp thấp nên chú ý khi dùng. Nên dùng khi no và có thể cân kết hợp với nhiều loại thảo dược bổ trợ khác để tránh hạ huyết áp khi thay đổi tư thế với biểu hiện như choáng váng, chóng mặt...khi thay đổi tư thế.

- Như vậy, thuốc ngủ thảo dược cũng có nguy cơ gây hại nếu dùng sai và lạm dụng. Tuy nhiên, nó vẫn an toàn hơn rất nhiều so với các thuốc kê đơn và vì thế mà vẫn là lựa chọn được ưu tiên nếu mất ngủ nhẹ, đáp ứng với các phương pháp thảo dược.

III. Những lưu ý khi dùng thuốc ngủ thảo dược

Theo đông y mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân, mà các loại thảo dược có tác dụng an thần chỉ là điều trị triệu chứng vì nó có tác dụng gây buồn ngủ. Còn để có thể điều trị hoàn toàn tình trạng mất ngủ bạn cần được thăm khám và kết hợp điều trị cả nguyên nhân gây ra mất ngủ. Điều này bạn cần thăm khám tại đơn vị y học cổ truyền.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng thuốc ngủ kể cả từ thảo dược nếu không cần thiết.

Ngoài ra, cũng có nhiều nguyên nhân khác quan khác khiến bạn bị mất ngủ chẳng hạn như môi trường ngủ không thoải mái, quá ồn, quá sáng...bạn nên tìm ra yếu tố gây mất ngủ thì có thể hạn chế được mất ngủ.

*Nên kết hợp các biện pháp không dùng thuốc để có thể giúp cải thiện giấc ngủ. Một số biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ như:

  • Nên ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định.
  • Ban ngày nên ra ngoài và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để đồng hồ sinh học của bạn hoạt động tốt hơn.
  • Chuẩn bị giường ngủ thích hợp nên thoáng, tối và đủ yên tĩnh.
  • Tránh uống cà phê, rượu, trà đậm vào buổi tối trước khi ngủ.
  • Tránh đi ngủ khi quá no hoặc quá đói.
  • Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng vừa sức để tăng cường sức khoẻ và lưu ý không nên tập mạnh ít nhất 4 giờ trước khi ngủ.
  • Thư giãn trước khi ngủ: Bạn nên tránh căng thẳng và nên tập thư giãn trước khi đi ngủ. Vì điều đó giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • Không nên lạm dụng dùng thuốc ngủ thảo dược trong thời gian quá dài, vì cũng có nguy cơ gây hại cho cơ thể.

- Hy vọng, qua bài viết bạn đã biết được uống thuốc an thần thảo dược có hại không hay uống thuốc ngủ có hại gì không. Bất kỳ thuốc nào cũng có nguy cơ nhất định với cơ thể, cho nên bạn cần lưu ý khi dùng thuốc.

Giải pháp cho bạn: PM NATURE PRO - TÁI TẠO GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN BẰNG THẢO DƯỢC


PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.
 
 

 

Công dụng PM Nature Pro giúp:

- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…

- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ

- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung

- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý

- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…

- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống

- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)

- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn

- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…

- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não

- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể

Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ
 


 
HOTLINE TƯ VẤN:096.880.5353 - 096.287.6060 - 0978.307.072
0978307072