THUỐC TRỊ ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP KHI GIAO MÙA

 Đăng bởi: Admin 27/02/2017

THUỐC TRỊ ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP KHI GIAO MÙA

Đau nhức xương khớp là căn bệnh kinh niên rất khó chữa. Thời tiết giao mùa chính là lúc cơn đau xương khớp của bạn hoành hành khiến bạn nhức nhối toàn thân gây khó khăn trong cử động. Khí hậu ngày càng có nhiều chuyển biến phức tạp khiến bệnh của bạn cũng tăng lên theo cấp số nhân.

Theo Tây Y đau xương khớp là sự kết hợp của các yếu tố bao gồm: Quá trình lão hóa, thương tích hoặc căng thẳng, di truyền, dị tật bẩm sinh, cơ yếu, bệnh béo phì, thời tiết nóng ẩm, công việc phải mang vác nặng hoặc thường phải đứng, ngồi quá lâu một tư thế

Còn theo Đông Y, đau nhức xương khớp là do lưu thông khí huyết ở gân cơ xương, đưa tà khí (phong hàn, thấp nhiệt) ra ngoài. Nếu bạn thường xuyên bị đau nhức xương khớp thì cần bồi bổ khí huyết can thận để chống tái phát và ngăn chặn hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ và dính khớp nhằm hồi phục chức năng bình thường của các khớp xương.

Đau nhức mỏi xương khớp thường hay gặp nhất ở một số bộ phận sau:

- Đau mỏi vai gáy: Đau lan xuống một bên cánh tay, sờ vào da thấy lạnh, cơ ở vùng cổ bị co cứng, quay đầu rất khó khăn, toàn thân mệt mỏi, kém vận động. Tình trạng này là do bị nhiễm lạnh hoặc ngồi 1 tư thế quá lâu, ảnh hưởng đến chức năng của kinh lạc, khí huyết trở trệ…

Các bệnh xương khớp thường đau đớn hơn trong thời tiết lạnh của mùa đông

Đau sống lưng: Đau nhức buốt vùng thắt lưng, tê mỏi diện rộng, càng giá lạnh càng đau tăng, nhìn bên ngoài không thấy sưng, đi lại khó khăn, toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ kém, ngại vận động.

- Đau nhức khớp do thoái hóa khớp: Đau lưng, ù tai, ngủ ít, nước tiểu trong, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều lần, mạch trầm tế. Do can thận hư kết hợp với phong hàn, thấp gây ra.

Để chữa trị các chứng trên, có một số biện pháp như sau:

  • Theo Tây Y, các thuốc Tây thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp gồm các thuốc giảm đau, chống viêm: Korulac, Paracetamol, Diclofenac, Arcoxia, Bonlutin, Artrodar, Fenalgic, Ibuprofen, Profenid, Voltaren, Mobic…hoặc có thể dùng hỗn hợp: Hydrocortisol, Novacain, Vitamin B12 (được sử dụng theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp đau) và phải tuân thủ chặt chẽ theo đơn kê của bác sĩ. Những thuốc này chống chỉ định với các bệnh nhân bị bệnh dạ dày, tá tràng, suy thận. Chính vì điều này trong các đơn thuốc điều trị bệnh viêm khớp thường kèm theo nhóm thuốc về đường tiêu hóa, bao dạ dày như: Medoprazole, Salazopyrine, Borini-K.

Giảm đau khớp bằng các bài thuốc dân gian:

Để giảm đau khớp, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc trong dân gian như:

- Lá ngải cứu trắng rửa sạch, thêm ít muối rồi rang nóng lên, sau đó đắp vào khớp bị đau để giảm đau và giảm sưng cho khớp.

- Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng. Mỗi ngày ngâm chân 1 lần vào thời gian phù hợp, ngâm từ 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng ngừa bệnh đau khớp cổ chân.

- Dùng từ 5-10gr lá lốt phơi khô, sắc 2 bát nước còn 1/2 bát, uống trong ngày. Nên uống khi còn ấm, sau bữa tối. Uống đều 10 ngày. Hoặc có thể dùng lá lốt và rễ cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30gr, thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần, uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số sản phẩm có chứa thành phần là Glucosamine sulfate, collagen type II tự nhiên, chondroitin, acid amin, vitamin D… để bổ sung dưỡng chất cho khớp. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, bổ sung các dưỡng chất này một cách hợp lý có thể giảm đau khớp và bôi trơn khớp một cách hiệu quả. Sản phẩm đã được công ty Marlyn Nutraceuticals điều chế thành công sản phẩm Bi-Jcare.

Sản phẩm bổ xương khớp Bi-JCare có thể sử dụng cho các đối tượng là người bắt đầu thấy xuất hiện các dấu hiệu sưng, nóng đỏ, đau các khớp, dấu hiệu lão hóa của xương khớp như: đau âm ỉ, mỏi các khớp, đau nhức thường xuyên xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế…Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng các sản phẩm này.

 

0978307072