Tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ? Làm sao để lập kế hoạch quản lý chặt chẽ bệnh tiểu đường type 1?

 Đăng bởi: My Hoàng 22/04/2022
Tiểu đường type 1 chiếm khoảng 10% trên tổng số bệnh nhân tiểu đường và xuất hiện chủ yếu ở người trẻ tuổi. Đây là điểm khác biệt mà người ta nhận thấy khi thống kê về căn bệnh này. Những người mắc tiểu đường tuýp 1 thường có thắc mắc tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ? Làm sao để lập kế hoạch quản lý chặt chẽ bệnh tiểu đương tuýp 1? Do vậy, dưới dây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc về bệnh tiểu đường tuýp 1.

 

Tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ? Làm sao để lập kế hoạch quản lý chặt chẽ bệnh tiểu đường type 1?

I. Tiểu đường type 1 là nặng hay nhẹ?
 
- Có nhiều người vẫn nhầm lẫn khái niệm tiểu đường type 1 là tiểu đường cấp ở cấp độ nhẹ. Nhưng sự thật là tiểu đường type 1, type 2, type 3 không hề liên quan đến cấp độ bệnh tiểu đường. Vì thế, tiểu đường type nào cũng sẽ trở nặng hơn nếu như bạn không quản lý chặt chẽ bệnh tình của mình. Khi bệnh tiểu đường type 1 trở nặng, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng khiến người bệnh gặp khó khăn trong đời sống, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
 

II. Làm sao để lập kế hoạch quản lý chặt chẽ bệnh tiểu đường type 1?
 
Để quản lý chặt chẽ được lượng đường trong máu, những người mắc bệnh tiểu đường type 1 cần:

1. Tiêm insulin theo chỉ định

- Những người mắc bệnh tiểu đường type 1 phải dùng insulin, hormone quan trọng giúp lượng đường trong cơ thể chuyển hóa thành năng lượng, như một phần của quá trình kiểm soát bệnh lý. Hiện nay, cách duy nhất để đưa insulin vào cơ thể chính là tiêm hoặc bơm. Việc đưa insulin vào cơ thể dưới dạng thuốc viên sẽ không hiệu quả. Nguyên nhân là vì các axit cùng với dịch tiêu hóa trong dạ dày và ruột sẽ phân hủy thuốc. Điều này khiến cho viên thuốc mất tác dụng hoàn toàn.

- Có nhiều loại insulin khác nhau được phục vụ cho các mục đích khác nhau. Loại insulin và liều lượng tiêm mỗi ngày sẽ phụ thuộc vào cơ thể và lịch trình hằng ngày của người bệnh. Khi người bệnh trưởng thành, lượng insulin cần dùng có thể sẽ thay đổi. Ngày nay, việc tiêm insulin gần như không đau vì nhờ vào những chiếc kim có bề mặ t tiếp xúc rất nhỏ.

2. Cấy ghép thiết bị tế bào gốc cho người mắc bệnh tiểu đường type 1

- Việc tiêm insulin hằng ngày sẽ được thay thế bằng liệu pháp cấy ghép tế bào gốc. Tại Hoa Kỳ, công ty ViaCyte cho thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng độ hiệu quả của phương pháp. Cách hoạt động của phương pháp này như sau: Có một thiết bị mang tên là PPEC-Direct, chứa tế bào đảo tụy và được cấy dưới da của người bệnh. Khi được đưa vào cơ thể, thiết bị này sẽ tự động sản sinh ra C-peptide – thành phần sản xuất ra insulin.

3. Ăn uống lành mạnh sẽ giúp lượng đường huyết ổn định

- Những người mắc bệnh tiểu đường sẽ phải chú ý đến thực đơn ăn uống của mình nhiều hơn so với người bình thường. Hãy xây dựng một thực đơn cân bằng, lành mạnh và phù hợp với tình rạng sức khỏe và thể tạng. Ngoài ra, hãy lưu ý kiêng một số thực phẩm có lượng đường cao vì chúng sẽ gây ra những triệu chứng làm cản trở sinh hoạt hằng ngày.

- Thực phẩm tiêu thụ hằng ngày thường cung cấp 4 nhóm chất dinh dưỡng chính là: carbohydrate, protein, chất béo,chất xơ vitamin và khoáng chất. Thực phẩm chứa carbohydrate khiến lượng đường trong máu tăng cao nhất. Còn thực phẩm chứa protein, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất , không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu. Suy cho cùng, cơ thể chúng ta cần tất cả các chất dinh dưỡng này nhưng với tỷ lệ khác nhau để hoạt động bình thường. Một trong những chế độ ăn được khuyến khích là phù hợp với người bệnh tiểu đường là chế độ ăn Keto. Tuy nhiên, việc nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra thực đơn phù hợp vẫn là điều quan trọng nhất.

4. Kiểm tra lượng đường trong máu theo định kỳ

- Việc kiểm tra lượng đường trong máu định kỳ sẽ giúp bạn theo dõi được quá trình kiểm soát tiểu đường có hiệu quả không. Kiểm tra đường huyết sẽ được thực hiện bằng máy theo dõi đường huyết liên tục (CGM). Việc đo chỉ số đường huyết CGM thường xuyên hơn sẽ giúp bạn và bác sĩ lường trước những triệu chứng và và điều chỉnh liều insulin cũng như kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường của bạn tốt hơn.

5. Tập thể dục thể thao thường xuyên

- Việc tập thể dục cũng là một phần quan trọng trong kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định. Đồng thời cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác mà những người mắc bệnh tiểu đường có thể dễ mắc phải, chẳng hạn như bệnh tim.

- Bạn nên thảo luận cùng bác sĩ điều trị để có thể có được một kế hoạch tập luyện phù hợp với thực đơn và lượng insulin được đưa vào cơ thể. Bên cạnh đó, việc thảo luận cùng bác sĩ có thể giúp bạn tháo gỡ các khó khăn gặp phải trong lúc tập thể dục. Ví dụ như: hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết.

 
Tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ? Làm sao để lập kế hoạch quản lý chặt chẽ bệnh tiểu đường type 1?

III. Biến chứng bệnh tiểu đường type 1

- Khi mắc phải bệnh tiểu đường type 1, người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như: cực kỳ khát nước và đói, đi tiểu thường xuyên, sụt cân… Và đặc biệt, các bậc cha mẹ cần phải lưu ý tình trạng đái dầm của trẻ. Tiểu đường type 1 thường xảy ra ở trẻ trong giai đoạn từ 4 – 7 tuổi và 10 – 14 tuổi. Vì thế, nếu trước đây tình trạng này chưa từng xảy ra thì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng sức khỏe của trẻ, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để phát hiện kịp thời bệnh tình.

- Khi người bệnh tiểu đường type 1 không quản lý được chặt chẽ lượng đường trong máu sẽ dần gây ra những biến chứng ở nội tạng. Cụ thể, lượng đường trong máu sẽ ảnh hưởng đến tim mạch, mạch máu, hệ thần kinh, mắt và thận. Biến chứng của bệnh tiểu đường được chia làm 2 loại: Biến chứng ngắn hạn và dài hạn.

1. Biến chứng ngắn hạn của bệnh tiểu đường type 1 (biến chứng cấp tính)

a. Hạ đường huyết
 
- Biến chứng hạ đường huyết phát triển khi cơ thể có quá nhiều insulin. Điều này xảy ra vì người bệnh đã không lên kế hoạch phù hợp cho lượng insulin được nạp vào trong ngày hoặc vận động hay tập thể dục quá sức. Các nguyên nhân khác có thể gây ra biến chứng này bao gồm việc dùng một số loại thuốc…

- Có 3 mức độ hạ đường huyết: nhẹ, trung bình và nặng. Nếu đối mặt với tình trạng hạ đường huyết ở giai đoạn nhẹ hoặc trung bình, người bệnh có khả năng ngăn ngừa được các vấn đề nghiêm trọng khác có thể xảy ra nhiều hơn so với mức độ nặng. Hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây hôn mê và thậm chí tử vong, điều này chiếm khoảng 4 – 10% ca tử vong ở người mắc bệnh tiểu đường type 1.

Một số triệu chứng cho thấy người bệnh đang gặp phải biến chứng hạ đường huyết:

• Tim đập loạn nhịp

• Đổ mồ hôi

• Da trắng sáng

• Lo lắng, hoang mang

• Tê ngón tay, ngón chân và môi

• Buồn ngủ

• Đau đầu

• Nói chuyện lắp bắp

b. Nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA)

- Biến chứng nhiễm toan ceton do tiểu đường xảy ra khi lượng axit trong máu quá cao. Nguyên nhân gây ra biến chứng này là do lượng insulin trong cơ thể quá ít, không đủ để đưa glucose vào tế bào và tạo ra năng lượng.

- Biến chứng nhiễm toan ceton chiếm khoảng 13 – 19% trường hợp tử vong do bệnh tiểu đường type 1. Do đó, các bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm khi nhận thấy người bệnh gặp phải những triệu chứng do nhiễm toan ceton để kịp thời quản lý bệnh. Một số triệu chứng của biến chứng này gây ra:

• Đi tiểu thường xuyên

• Cực kỳ khát

• Đau bụng

• Sụt cân

• Hơi thở có mùi trái cây (do mùi ceton được giải phóng khỏi cơ thể bạn)

• Da mát lạnh

• Hoang mang

• Mệt mỏi

2. Biến chứng dài hạn của bệnh tiểu đường type 1 (biến chứng mạn tính)

Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường type 1 có 2 loại: biến chứng mạch máu nhỏ và biến chứng mạch máu lớn.

a. Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường type 1
 
Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt sẽ gây ra thương tổn đến các mạch máu. Khi bị tổn thương, các mạch máu sẽ không thể cung cấp máu tốt như bình thường được nữa. Từ đó, người bệnh tiểu đường type 1 sẽ phải chịu những biến chứng mạch máu nhỏ, gây ảnh hưởng đến về mắt, thận và thần kinh.

• Ảnh hưởng đến mắt: Do biến chứng của bệnh tiểu đường loại 1, người bệnh có thể bị đục thủy tinh thể hoặc bệnh võng mạc ở mắt. Đối với người mắc bệnh tiểu đường loại 1, bệnh võng mạc phổ biến hơn nhiều so với bệnh đục thủy tinh thể nhưng cả hai đều có thể gây mất thị lực. Để tránh các vấn đề về mắt liên quan đến bệnh tiểu đường loại 1, hãy kiểm soát lượng đường trong máu của bạn và kiểm tra sự giãn nở của mắt định kỳ để theo dõi sức khỏe của mắt.

• Ảnh hưởng đến thận: Bệnh tiểu đường type 1 nếu không được kiểm soát (hoặc kiểm soát kém) sẽ dẫn đến bệnh suy thận. Bệnh suy thận đồng nghĩa với việc thận không thể thực hiện chức năng làm sạch máu như trước. Để ngăn ngừa bệnh thận do đái tháo đường, người bệnh cần được xét nghiệm Microalbumin niệu hàng năm và xét nghiệm đo lượng nồng độ protein trong nước tiểu.

• Ảnh hưởng đến thần kinh: Các mạch máu nhỏ có nhiệm vụ nuôi các dây thần kinh. Vì vậy, nếu các mạch máu bị tổn thương, thì các dây thần kinh cũng sẽ bị tổn thương. Bệnh thần kinh ngoại biên do biến chứng tiểu đường là dạng tổn thương dây thần kinh phổ biến nhất. Bệnh này thường ảnh hưởng đến các dây thần kinh đi đến bàn chân, khiến cho người bệnh mất cảm giác đau đớn ở bàn chân khi vết loét bị nhiễm trùng.
 
 
Tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ? Làm sao để lập kế hoạch quản lý chặt chẽ bệnh tiểu đường type 1?

b. Biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường type 1:

Các biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường loại 1 bao gồm xơ vữa động mạch và huyết khối ở tim, động mạch ngoại biên và não. Ngược lại với các biến chứng mạch máu nhỏ, nguy cơ biến chứng tim mạch không giảm đi nhiều nếu bạn kiểm soát lượng đường huyết chặt chẽ. Những bệnh mà biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường type 1 gây ra:

• Đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim

• Thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ

• Bệnh động mạch ngoại biên
 
IV. Triệu chứng bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu dường tuýp 1)
 
Những triệu chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 1 có thể diễn biến rất nhanh, bao gồm:

• Mờ mắt

• Đi tiểu thường xuyên

• Cảm thấy rất khát nước và đói thường xuyên

• Bị nhiễm trùng thường xuyên

• Cảm thấy mệt mỏi và yếu

• Vết thương lâu lành

• Cảm giác tê ở tay hoặc chân

• Sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào
về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

V. Những ai có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1)?
 
Nhìn chung, bệnh đái tháo đường tuýp 1 ít gặp hơn nhiều so với tuýp 2. Nam giới thường bị tiểu đường tuýp 1 nhiều hơn phụ nữ, đặc biệt là những người có vấn đề ở tuyến tụy hoặc trong gia đình có tiền sử mắc bệnh lý này. Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi từ 4–7 tuổi và 10–14 tuổi.

1. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1)

Hiện tại vẫn chưa xác định được các nguy cơ rõ ràng của bệnh đái tháo đường tuýp 1. Những yếu cố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này là:

• Tiền sử gia đình: bất cứ người nào có anh chị em hoặc cha hoặc mẹ bị bệnh đái tháo đường đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

• Di truyền: một số loại gen có thể làm nguy cơ mắc bệnh tăng cao hơn.

• Tuổi tác: mặc dù bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng nó thường xuất hiện ở hai thời điểm đáng chú ý nhất. Thời điểm đầu tiên xuất hiện ở trẻ em từ 4–7 tuổi và thời điểm thứ hai là ở trẻ em từ 10–14 tuổi.

2. Một số yếu tố nguy cơ khác có thể bao gồm:

• Tiếp xúc với một số virus, chẳng hạn như virus Epstein-Barr, virus Coxsackie, virus rubella và cytomegalovirus có thể gây hủy hoại hệ thống tự miễn dịch của các tế bào tiểu đảo, hoặc virus lây nhiễm trực tiếp sang các tế bào này

• Sớm uống sữa bò

• Nồng độ vitamin D thấp

• Uống nước có chứa nhiều nitrat

• Cho em bé tập ăn ngũ cốc và gluten sớm (trước 4 tháng) hoặc trễ (sau 7 tháng)

• Có mẹ bị tiền sản giật trong giai đoạn mang thai

• Bệnh vàng da bẩm sinh.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã trả lời được thắc mắc tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ? Làm sao để lập kế hoạch quản lý chặt chẽ bệnh tiểu đường type 1? Hoặc bạn có thể bổ sung thêm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường được bào chế từ thảo dược để bệnh tiểu đường được kiểm soát an toàn.

Giải pháp cho người tiểu đường:  Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường
Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

 

Tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ? Làm sao để lập kế hoạch quản lý chặt chẽ bệnh tiểu đường type 1?
 
Punsemin có tác dụng gì ?
Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường type II.

- Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

- Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

- Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

- Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

- Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

- Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
___________________
 
 
Viết bình luận của bạn:
0978307072