Tiểu rắt ở nữ giới cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

 Đăng bởi: My Hoàng 04/05/2022

Tiểu rắt là căn bệnh thường gặp và nó có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn. Tiểu rắt hay còn gọi là đái rắt, là hiện tượng đi tiểu nhiều lần nhưng với lượng nước tiểu rất ít, thậm chí là một vài giọt. Vậy tiểu đắt ở nữ giới cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân nào gây tiểu rắt? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về chứng tiểu rắt ở nữ giới.

 


I. Tiểu rắt ở nữ giới cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

1. Bệnh lý khiến nữ giới bị tiểu rắt

Ngoài các nguyên nhân sinh lý, tiểu rắt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý mà cơ thể đang mắc phải. Một số bệnh lý gây ra tình trạng tiểu rắt ra máu ở nữ giới như:

 

  • Viêm đường tiết niệu


- Đây là tình trạng viêm nhiễm ở một số bộ phận đường tiết niệu. Nguyên nhân gây nên viêm đường tiết niệu thường do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm,… Và loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất chính là vi khuẩn E.Coli, hoặc nấm candida.

Viêm đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu rắt ở nữ giới. Ngoài tiểu buốt, viêm đường tiết niệu còn có một số triệu chứng khác như:

+ Đau rát, buốt mỗi lần đi tiểu

+ Nước tiểu đục màu và có mùi hôi khó chịu

+ Tiểu rắt không kiểm soát

+ Đau bụng dưới

 

  • Viêm niệu đạo


- Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo là do các tác nhân xấu như: Vi khuẩn, tạp trùng, nấm,… thâm nhập và phát triển tạo thành bệnh. Việc nhịn tiểu quá lâu, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, hay quan hệ tình dục không lành mạnh cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên bệnh. Khi bị viêm niệu đạo, người bệnh thường cảm thấy đau buốt khi đi tiểu, cùng với đó là tiểu rắt. Một số triệu chứng khác của bệnh viêm niệu đạo như:

+ Khi đi tiểu có cảm giác đau rát, nóng

+ Bí tiểu, bàng quang căng tức

+ Đau bụng dưới và hậu môn

+ Đau khi quan hệ tình dục

+ Tiểu ra máu, hoặc mủ

+ Nước tiểu có mùi hôi và đậm màu

 

  • Viêm bàng quang


- Viêm bàng quang là căn bệnh không còn xa lạ, và thường xảy ra ở phụ nữ. Viêm bàng quan cũng là một dạng của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân chính gây bệnh là do các loại vi khuẩn, điển hình là như E.Coli thông qua niệu đạo và thâm nhập vào bàng quang.

- Ngoài ra việc đặt ống thông tiểu, hay dị ứng hóa chất có trong dung dịch vệ sinh, nước hoa,… cũng là nguyên nhân gây bệnh. Một trong những triệu chứng điển hình của viêm bàng quang là tiểu rắt.
Đi cùng tiểu rắt còn có một số triệu chứng khác như:

+ Tiểu buốt

+ Niệu đạo cảm thấy đau rát mỗi lần đi tiểu

+ Tiểu són

+ Tiểu ra máu

+ Nước tiểu có mùi hôi và sẫm màu

+ Đau bụng dưới

+ Sốt nhẹ

+ Đau vùng xương chậu, đau lưng

 

  • Viêm âm đạo


- Theo thống kê, ⅓ phụ nữ sẽ mắc viêm âm đạo một lần trong đời. Một số nguyên nhân gây bệnh viêm âm đạo như: Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, ảnh hưởng của thuốc kháng sinh, nấm men, vi khuẩn xâm nhập âm đạo gây viêm nhiễm…. Tiểu rắt là một trong những triệu chứng của bệnh viêm âm đạo. Một số triệu chứng khác như:


+ Tiểu buốt, tiểu rát

+ Đau rát, ngứa vùng kín

+ Âm đạo tiết dịch có màu và mùi lạ

+ Âm hộ sưng tấy

+ Đau khi quan hệ

 

  • Viêm cổ tử cung, u xơ cổ tử cung


- Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi sinh sản của chị em phụ nữ. Viêm cổ tử cung là tình trạng phía ngoài của cổ tử cung bị viêm nhiễm. U xơ cổ tử cung là tình trạng hình thành các tế bào mô phát triển quá mức hình thành nên u ở cổ tử cung. Khi mắc bệnh bạn sẽ có một số triệu chứng như:

+ Âm đạo tiết khí hư bất thường, và có mùi

+ Đi tiểu thấy nóng rát, buốt

+ Tiểu rắt, tiểu khó

+ Đau bụng dưới

+ Đau khi quan hệ tình dục

+ Rong kinh

+ Bụng chướng, phình to

+ Đau lưng

 

  • Bệnh lậu


- Đây là căn bệnh xã hội gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Và đây cũng là bệnh lý gây nên chứng tiểu rắt. Nguyên nhân gây bệnh lậu chính là do vi khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae. Bệnh lây qua đường tình dục. Tiểu rắt là một triệu chứng của bệnh lậu. Một số triệu chứng khác như:

+ Tiểu buốt

+ Đi tiểu cảm thấy đau rát

+ Nước tiểu đậm màu và có mủ, hoặc máu

+ Sốt nhẹ

+ Người mệt mỏi

+ Bẹn nổi hạch

 

  • Sỏi thận


- Sỏi thận được hình thành do các khoáng chất đọng lại trong thận, kết tủa thành sỏi. Sỏi thận có thể biến chứng thành suy thận và gây tử vong. Triệu chứng bệnh:

+ Tiểu rắt

+ Tiểu buốt

+ Nóng rát khi đi tiểu

+ Đau bụng dưới và háng

+ Nước tiểu có màu (hồng hoặc nâu) và mùi hôi

+ Nôn ói hoặc buồn nôn

+ Sốt, ớn lạnh

 

  • Sỏi bàng quang


- Giống như sỏi thận, khoáng chất không được đào thải và đọng lại ở bàng quang, tích tụ và kết tủa thành sỏi. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh như: Ung thư bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu, rối loạn chức năng bàng quang,… Triệu chứng bệnh:

+ Tiểu rắt, tiểu nhiều lần

+ Đau buốt khi tiểu

+ Đau bụng dưới

+ Nước tiểu có máu

 

  • Ung thư bàng quang


- Trong trường hợp này, bàng quang bị chèn ép bởi các tế bào ung thư dẫn đến tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt. Ngoài ra, khi mắc bệnh bạn sẽ thấy các dấu hiệu khác như:

+ Tiểu ra máu

+ Tiểu nhiều lần

+ Đau bụng dưới

+ Giảm cân đột ngột

 

  • Tác dụng phụ của các loại thuốc lợi tiểu


- Tiểu rắt là tác dụng phụ khi bạn dùng các loại thuốc lợi tiểu. Ngoài tiểu rắt, người bệnh sẽ cảm thấy buốt, đau rát khi đi tiểu.
 

  • Viêm nội mạc tử cung


- Viêm nội mạc tử cung là tình trạng xảy ra viêm nhiễm ở buồng tử cung của nữ giới. Nguyên nhân gây nên viêm nội mạc tử cung là do ảnh hưởng của các cuộc phẫu thuật bên trong tử cung như nạo phá thai, đặt vòng,… Triệu chứng bệnh như:

+ Tiểu rắt, tiểu buốt

+ Cơn đau trong các kỳ hành kinh thường dữ dội và kéo dài hơn

+ Tiểu ra máu

+ Buồn nôn hoặc nôn ói

+ Đau khi quan hệ tình dục

2. Nguyên nhân tiểu rắt ở phụ nữ?

Tiểu rắt là tình trạng thường gặp, nhất là ở nữ giới, đặc biệt phụ nữ sau sinh. Các chuyên gia y tế cho biết, nguyên nhân gây nên tình trạng này có rất nhiều. Tiểu rắt có thể do nguyên nhân sinh lý, nhưng cũng có thể do bệnh lý tạo nên.

 

  • Nguyên nhân sinh lý


Một số nguyên nhân sinh lý gây nên tiểu rắt ở nữ giới như:

- “Cô bé” không được vệ sinh sạch sẽ gây viêm nhiễm âm đạo. Hoặc vùng kín vệ sinh không đúng cách khiến cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

- Các loại thuốc kháng sinh gây tác dụng phụ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.

- Lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh khiến mất cân bằng độ pH vùng kín. Đây cũng là điều kiện cho vi khuẩn hình thành.

- Thụt rửa âm đạo khiến “cô bé” bị tổn thương, giảm lượng lợi khuẩn có trong vùng kín.

- Quan hệ tình dục với nhiều người, hoặc quan hệ thô bạo, không an toàn khiến “cô bé” bị thương tổn, gây nên các bệnh viêm nhiễm.

- Đồ lót chật, ẩm ướt, không thoáng khí.

- Không thường xuyên thay băng vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt.

- Do nóng trong người gây tiểu rắt.

Ngoài các nguyên nhân trên, tiểu rắt có thể do:

- Mất nước: Hoạt động thường xuyên hoặc sốt cao khiến cơ thể tiết mồ hôi. Lượng mất đi không được bổ sung vào khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất nước. Mất nước khiến cho hệ bài tiết không được đảm bảo, dẫn tới tình trạng tiểu rắt.

- Phụ nữ đến tuổi mãn kinh – tiền mãn kinh: Tuổi tác chính cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu rắt. Theo đó, phụ nữ càng lớn tiểu, hormone estrogen càng giảm, khiến cơ thể bị nóng trong bốc hỏa. Tình trạng này gây chèn ép lên bàng quang và sinh ra triệu chứng tiểu rắt.

- Nhịn tiểu thường xuyên: Đây là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tiểu rắt. Nước tiểu không được đào thải ra ngoài dẫn đến tình trạng lắng cặn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển. Từ đó vi khuẩn gây ra các bệnh viêm nhiễm.

- Do táo bón: Nguyên nhân dẫn đến táo bón là việc ít bổ sung chất xơ và rau xanh. Táo báo khiến cho bàng quang bị áp lực, từ đó sinh ra tiểu rắt.

- Ăn đồ cay nóng có thể gây ra tiểu rắt, tiểu buốt.

II. Triệu chứng của bệnh tiểu rắt

Một số triệu chứng như:


- Tiểu rắt

- Tiểu không kiểm soát

- Khi đi tiểu có cảm giác đau rát

- Nước tiểu đục và có mùi lạ, đôi khi có mủ hoặc máu. Ở một số trường hợp nước tiểu trong và không có mùi

- Đau bụng dưới

- Sốt cao (trên 39 độ)

- Đau khi quan hệ tình dục

- Đau lưng hông

- Ớn lạnh

- Bàng quang luôn trong tình trạng căng tức

III. Cách điều trị bệnh hiệu quả, an toàn dành cho nữ

Tình trạng tiểu rắt nếu diễn ra trong một thời gian dài và không được điều trị có thể biến chứng nguy
hiểm. Điều này đặt ra câu hỏi: Điều trị tiểu rắt ở nữ giới bằng cách nào an toàn và hiệu quả nhất? Trả lời vấn đề này, tùy vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả nhất.

 
Ngoài thăm khám lâm sàng, người bệnh có thể phải thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán trước khi đưa ra phương án điều trị.

• Xét nghiệm nước tiểu

• Nội soi bàng quang

• Siêu âm vùng chậu

• Chụp X-quang

1. Chữa tiểu rắt đơn giản nhất bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt 

 

  • Uống đủ nước mỗi ngày


- Cơ thể khô hạn, nóng do thiếu nước là một trong những nguyên nhân gây ra tiểu rắt. Chính vì vậy, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp bạn hạn chế  hiện tượng tiểu rắt. Ngoài ra, uống nhiều nước giúp cơ thể bài tiết nước tiểu, đào thải các độc tố ra ngoài tốt hơn, đồng thời thải trừ các loại vi rút, vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh tại tiết niệu. Khi hệ thống tiết niệu được thanh lọc thì tình trạng tiểu rắt cũng được cải thiện đáng kể và phòng ngừa hiệu quả các bệnh viêm đường tiết niệu gây ra tiểu rắt.
 

  • Chú ý chế độ dinh dưỡng

 

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị các loại bệnh. Đối với tiểu rắt, người bệnh cần tăng cường bổ sung nhiều loại thực phẩm tươi mát như trái cây nhiều vitamin C và rau xanh. Những loại thực phẩm tốt cho người mắc chứng tiểu rắt có thể kể đến như:

- Rau xanh: rau nhút, rau đắng, rau mồng tơi, rau má… có tác dụng giải nhiệt, giải độc tốt.

- Trái cây: cam, chanh, bưởi, dừa… có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.

 

  • Không sử dụng đồ uống có cồn


- Một trong những cách trị tiểu rắt đơn giản tại nhà tiếp theo là người bệnh không nên uống các loại chất kích thích và đồ uống có cồn như rượu, bia, cà phê. Vì các loại đồ uống này có khả năng tăng kích thích, ảnh hưởng đến thần kinh và gây ra phản xạ tiểu tiện. Ngoài ra, sử dụng đồ uống có cồn sẽ khiến nồng độ máu tăng lên khiến trạng thái cơ thể thay đổi, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể.
 

  • Tránh căng thẳng kéo dài


- Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tiểu rắt. Cơ chế của hiện tượng này là do khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng là lúc mà các vi khuẩn có hại dễ dàng lấn chiếm môi trường của vi khuẩn có lợi, gây ra đái rắt. Vì vậy, người bệnh nên sắp xếp công việc khoa học, hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể được thư giãn và hồi phục năng lượng.
 

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ


- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ là cơ hội tốt để các loại vi khuẩn có hại xâm nhập từ bên ngoài môi trường vào cơ thể chúng ta. Vì vậy, bạn nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ khi tắm, sau khi đi vệ sinh và đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục, rửa kỹ từ trước ra sau để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn. Ngoài ra, không nên quan hệ tình dục bừa bãi với những người không rõ lịch sử tình dục.
 

  • Rèn luyện thể dục thể thao


- Rèn luyện thể dục, thể thao hàng ngày có tác dụng tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và giúp cơ thể được thư giãn hiệu quả. Đặc biệt, các bài tập này còn giúp hệ cơ trơn như bàng quang hoạt động tốt hơn, từ đó hạn chế tình trạng tiểu rắt. Chính vì vậy, bệnh nhân hãy lựa chọn 1 môn thể thao nhẹ nhàng và dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập nhằm tăng cường sức khỏe nói chung và đẩy lùi tiểu rắt nhanh chóng.

2. Chữa tiểu rắt ở nữ bằng bài thuốc dân gian

Chị em hoàn toàn có thể tự điều trị tiểu rắt mức độ nhẹ tại nhà bằng một số mẹo dân gian dưới đây:

 

  • Giá đỗ trị tiểu rắt


Tuy là loại thực phẩm quen thuộc nhưng ít ai biết bằng giá đỗ có công dụng trị bệnh. Trong đó, giá đỗ trị các chứng tiểu rắt, tiểu nhiều lần, bí tiểu.

Các thực hiện:

- Chuẩn bị nửa cân giá đỗ và 50g đường trắng.

- Giá đỗ đem rửa sạch và luộc với nước.

- Nước luộc giá đỗ pha thêm đường. Chia lượng nước thành nhiều phần và uống đều trong ngày. Tuy nhiên, chị em không nên uống nước này vào buổi tối, tránh tình trạng tiểu đêm.

 

  • Chữa tiểu rắt bằng rau mồng tơi

 

Trong rau mồng tơi có chứa nhiều loại vitamin (A, C, B1, B2…), cũng như hợp chất có lợi cho sức khỏe. Rau mồng tơi có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông tiện, nhuận tràng, lợi sữa… Đặc biệt dùng để trị các bệnh như: Trĩ, đau mỏi xương khớp, ít sữa, táo bón, tiểu rắt,…

Cách dùng:

• Cách 1: Lá mồng tơi rửa sạch để ráo nước, xay nhuyễn. Lọc bỏ phần bã, lượng nước cốt thu được cho thêm một vài hạt muối và nước lọc, trộn đều và uống. Chị em uống nước cốt lá mồng tơi vào mỗi buổi sáng. Phần bã chị em có thể tận dụng để đắp vào phần bụng dưới.

• Cách 2: Luộc rau mồng tơi và ăn như bình thường.

 

  • Rau sam tươi chữa bệnh tiểu rắt


Rau sam tươi chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có tính hàn và vị chua. Loại rau này có tác dụng điều trị các bệnh như: Viêm đường tiết niệu, đầy hơi, khó tiêu, nóng trong người,…
Chị em có thể sử dụng rau sam tươi điều trị chứng tiểu rắt do bệnh viêm đường tiết niệu gây ra.

Cách sử dụng:

- Rau sam tươi rửa sạch và giã nát. Lọc bỏ phần bã, uống phần nước cốt thu được.

Ngoài các phương pháp kể trên, chị em có thể dùng mướp đắng, atiso, hoặc nước dừa, nha đam để trị chứng tiểu rắt. Tuy nhiên các mẹo dân gian chỉ có thể sử dụng với chị em có tình trạng bệnh ở mức nhẹ. Với các trường hợp có triệu chứng nặng, cơn đau diễn ra lâu và thường xuyên hơn cần đến bệnh viện kiểm tra.

IV. Lời khuyên phòng ngừa bệnh tiểu rắt ở nữ giới

Tiểu rắt gây ra nhiều khó khăn, bất tiện cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Khi gặp tình trạng này, chị em không nên quá lo lắng, cần đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân.

Ngoài ra, khi đang gặp tình trạng này, cũng như muốn phòng tránh bệnh, chị em cần thay đổi thói quen sinh hoạt. Cụ thể:

Nên:

• Bạn nên uống đủ nước. Tuy nhiên, trước khi đi ngủ không nên uống nước, tránh tình trạng đái đêm.

• Bổ sung các loại vitamin như C, hoặc các chất chống oxy hóa.

• Ăn nhiều rau xanh và chất xơ.

• Bổ sung thêm dầu cá cho cơ thể với người bị các bệnh về viêm nhiễm. Ngoài ra có thể uống thêm các
loại trà thảo dược.

• Tập các bài Kegel giúp tăng sức mạnh các cơ vùng chậu.

• Xây dựng thói quen đi vệ sinh đúng giờ.

• Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để tránh vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ bài tiết.

Không nên:

• Hạn chế đồ uống có cồn như bia, rượu, các loại nước có gas (nước ngọt), hoặc trà, cà phê.

• Các loại hoa quả có tính axit cao như cam, bưởi, chị em nên hạn chế ăn.

• Các loại gia vị có tính cay nóng, chua, mặn, thực phẩm ngọt chị em nên hạn chế sử dụng trong ăn và
chế biến món ăn.

• Không nhịn tiểu, việc này khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.


Như vậy, tiểu rắt ở nữ giới có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh xảy ra ở bàng quang, niệu đạo, cũng có thể là các bệnh viêm nhiễm ở âm đạo. Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu trên, chị em nên đến bệnh viện kiểm tra, tránh bệnh biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về chứng tiểu buốt ở nữ giới.

Giải pháp cho bạn: Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng giúp bảo vệ sức khỏe thận hoàn toàn từ thảo dược.

Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn:  Super Power UriClean - Tán sỏi thận sỏi mật


Super Power UriClean là viên uống bảo vệ sức khỏe giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu làm tan sỏi thận, sỏi mật làm sạch đường tiết niệu ngăn chặn sự hình thành sỏi cũng như phòng tránh sỏi tái phát sau phẫu thuật, tán sỏi ...
 

 
 


Công dụng của Super Powe Uriclean

- Làm tan sỏi thận, sỏi mật, ngăn chặn sự hình thành, tái phát sỏi...

- Phòng nhiễm khuẩn trên các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống do hạn chế lưu thông nước tiểu ở bàng quang, thần kinh bàng quang hoặc đái buốt, đái dắt.

- Chống viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

- Chống viêm bàng quang.

- Tan sỏi thận.

- Chống lắng cặn trong đài bể thận.

- Ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.

- Chống suy thận, tăng cường sức khỏe thận...

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Super Power UriClean - Tán sỏi thận sỏi mật

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________

Có Thể Bạn Quan Tâm

>>> Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như nào?

>>> Bệnh Suy Thận Ở Nam Giới – Triệu Chứng, Biến Chứng Thường Gặp
>>> Những điều cần biết về bệnh suy thận

Viết bình luận của bạn:
0978307072