Top 11 nguyên nhân gây ra bệnh trĩ có thể bạn chưa biết.

 Đăng bởi: My Hoàng 17/06/2022

Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom là căn bệnh khá phổ biến, có tỉ lệ mắc bệnh hơn 50% dân số. Các nguyên nhân gây bệnh trĩ có thể chia thành các nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Nếu bạn nắm rõ được lí do tại sao mình mắc bệnh trĩ, thì bạn sẽ có các biện pháp phòng ngừa bệnh tốt hơn. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ? Dưới đây là 11 nguyên nhân gây ra bệnh trĩ có thể bạn chưa biết. 

 

I. Top 8 nguyên nhân gây ra bệnh trĩ có thể bạn chưa biết. 
 
1. Do thói quen ăn ít rau xanh và chất xơ

- Người bệnh không thường xuyên ăn rau xanh và chất xơ, các loại hoa quả tươi; hoặc mất cân bằng giữa việc ăn rau xanh với protein hàng ngày khiến hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, cơ thể bị nóng trong, táo bóng lâu ngày làm phát sinh gây ra các triệu chứng bệnh trĩ .

2. Uống nhiều bia, rượu là nguyên nhân bị bệnh trĩ

- Bia, rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn… không chỉ là các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe con người mà nó còn có thể là nguyên nhân gây trĩ từ bên ngoài.

- Khi uống nhiều bia, rượu cơ thể bạn dễ bị mất nước, nóng trong, khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn hoạt động, làm phát sinh táo bón, người bệnh phải rặn mạnh đại tiện do phân bị khô cứng… lâu dần tác động làm hình thành bệnh trĩ

3. Do đặc thù công việc ngồi nhiều thời gian dài

- Nếu môi trường làm việc của bạn phải ngồi liên tục quá lâu trong thời gian dài thì hãy cẩn thận bởi bạn đang có nguy cơ mắc trĩ cao hơn những người khác.

- Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở tư thế nằm hoặc thường xuyên di chuyển thì các áp lực lên tĩnh mạch trĩ đo được là 25cm nước; nhưng ở tư thế ngồi áp lực lên tĩnh mạch trĩ đo được tăng lên 75cm nước, có nghĩa là cao gấp gần 3 lần so với khi di chuyển.

- Điều này cho thấy sự đè nén lên các tĩnh mạch trĩ khi ngồi cao hơn bình thường. Và lâu dần nó khiến những người có công việc đặc thù phải ngồi liên tục nhiều giờ đồng hồ trong thời gian dài có tỉ lệ mắc trĩ cao hơn người thường xuyên vận động khi làm việc.

4. Mắc trĩ do mang thai và sinh nở ở phụ nữ

- Mang thai và sinh nở là nguyên nhân gây bệnh trĩ nhiều nhất ở phụ nữ. Khi phụ nữ mang thai, trọng lượng bào thai và túi ối to dần và đè nén tạo áp lực xuống vùng chậu, vùng trực tràng của các mẹ bầu. Tình trạng này kéo dài khiến các đám rối tĩnh mạch trĩ giãn nở, lâu dần làm phụ nữ mang bầu bị trĩ (xảy ra nhiều nhất ở 3 tháng thai kỳ cuối).
 
5. Tăng áp lực trong khoang bụng

- Những người mắc các bệnh: viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, suy tim… có áp lực trong khoang bụng cao hơn người bình thường. Điều này cũng tác động làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ (đặc biệt là tĩnh mạch trĩ ngoài) và lòng ống hậu môn khiến người bệnh dễ bị bệnh trĩ ngoại. 
 

6. Do rối loạn nhu động ruột

- Rối loạn nhu động ruột khiến quá trình vận chuyển và tiêu hóa thức ăn, quá trình lắng đọng chất thải (phân) và đẩy chất thải ra khỏi cơ thể bị rối loạn. Nó là một nguyên nhân gây các chứng chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính… làm rối loạn tiêu hóa. Và điều này cũng góp phần tác động không tốt đến các tĩnh mạch trĩ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ cho người bệnh.

7. Hội chứng ruột kích thích

- Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường có nhiều cơn đau quặn bụng và mót đại tiện thường xuyên hơn, phải rặn đại tiện nhiều hơn. Điều này làm tăng nguy cơ giãn nở tĩnh mạch trĩ cũng như tác động làm gây ra bệnh trĩ.

8. Nguyên nhân gây bệnh trĩ khác

Một số yếu tố tác động khác có thể là nguyên nhân gây bệnh trĩ như:

• Do thói quen không tập trung đi đại tiện như: đọc báo, đọc sách, xem điện thoại, Ipad… khi đi đại tiện.

• Rặn đại tiện quá mạnh.

• Bị tiêu chảy mãn tính.
 
II. Cách phòng bệnh trĩ đơn giản ai cũng thực hiện được

1. Phòng bệnh trĩ bằng cách ăn nhiều chất xơ và rau xanh
 
- Các loại rau xanh, củ, hoa quả và các loại hạt ngũ cốc (hay còn gọi là nguồn chất xơ)… không chỉ giúp cân bằng dưỡng chất mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, giúp quá trình đào thải cặn bã hiệu quả, ngăn ngừa và điều trị chứng táo bón, táo bón kinh niên – nguyên nhân hàng đầu tác động gây nên bệnh trĩ.

• Các loại đậu như: đậu hà lan, đậu đũa…

• Các loại ngũ cốc nguyên hạt: đậu nành (đỗ tương), đậu phộng (lạc), đỗ đen, đỗ đỏ, vừng (mè đen), bột yến mạch, gạo lức, lúa mạch…

• Các loại rau họ cải: súp lơ xanh (bông cải xanh), súp lơ trắng, cải ngọt, cải xoăn, cải bắp, cỉa thảo, củ cải…

• Các loại rau giúp nhuận tràng như: rau khoai lang, rau mùng tơi, rau chân vịt, rau chùm ngây, khoai tây, khoai lang.

• Một số loại rau khác như: Bí xanh, rau cần tây, ớt chuông, dưa chuột, bầu, bí đỏ…

• Các loại hoa quả tốt cho người bệnh trĩ: Táo, lê, quả mâm xôi, hoa atiso, chuối, mận.

Các loại thực phẩm cần tránh như:

• Các bánh mì, mì ống vì chúng có nguồn gốc từ tinh bột nên rất ít chất xơ.

• Các đồ ăn nhanh, thức ăn mặn, hay thịt quay, thịt nướng, các loại thịt làm sẵn.

• Đồ ăn cay nóng hoặc các thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng.

• Rượu và đồ uống có cồn.

2. Tập thói quen uống nhiều nước

- Mỗi ngày uống tối thiểu từ 1,5 – 2 lit nước/ngày là một trong những cách đơn giản nhất giúp phòng ngừa bệnh trĩ. Đây cũng là thói quen giúp tăng cường trao đổi chất và đào thải các chất độc tố ra bên ngoài cơ thể.

- Ngoài việc uống nước lọc, người mắc trĩ cũng có thể thay thế bằng cách uống các loại nước ép hoa quả, sinh tố hoa quả, nước ép rau củ cũng là một cách thức giúp cung cấp chất xơ bằng đường uống.

3. Không ngồi hoặc đứng quá lâu

- Đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu cũng là một yếu tố hình thành bệnh trĩ và làm tái phát bệnh ở những người đã điều trị khỏi. Vì vậy, người bệnh vận động thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh trĩ.

4. Tập thói quen đi đại tiện buổi sáng

- Việc đi đại tiện 1 lần/ngày đặc biệt vào buổi sáng rất tốt cho sức khỏe con người, đồng hồ sinh học của con người cũng nhưng những người đang mắc bệnh trĩ. Bởi lẽ:

- Theo đồng hồ sinh học của cơ thể, từ 5 giờ – 7 giờ là “thời gian vàng” của ruột già và hậu môn. Đây là thời điểm ruột già hoạt động “xung” nhất nhằm đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể để sau đó tiếp nhận lượng thức ăn buổi sáng khởi đầu cho ngày mới.

6. Đừng trì hoãn khi bạn “mót đại tiện”

- Hãy đứng dậy và “đi tiêu” ngay khi bạn có cảm giác buồn. Hành động này không chỉ làm giảm áp lực cho vùng trực tràng hậu môn mà còn là giúp ngăn chặn chứng hình thành hoặc phát triển nặng hơn. Hãy nhớ đứng dậy ngay lập tức khi bạn có “cơn buồn”. Đây là thói quen tốt tiêu diệt chứng táo bón rất hiệu quả.

7. Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn

- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và búi trĩ thường xuyên (không phải chỉ sau khi đi đại tiện) là một cách phòng ngừa biến chứng bệnh trĩ hiệu quả cũng như giúp cải thiện bệnh trĩ.

Cách thực hiện rất đơn giản:

• Sau khi đi vệ sinh người bệnh nên dùng vòi xịt rửa bằng nước ấm.

• Sau đó rửa sạch lại với nước ấm pha muối loãng.

• Lau khô búi trĩ và hậu môn và sinh hoạt bình thường.

8. Thay đổi độ cao khi ngồi đại tiện

- Hãy thử nâng cao hai bàn chân lên một chút bằng một chiếc ghế kê bạn sẽ có cảm giác dễ đi tiêu hơn. Bởi việc thay đổi này được coi như cách làm giống với vị trí trực tràng trong cơ thể, nhờ đó mà phân đi qua dễ dàng và ít gặp trở ngại hơn.
 

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
 
 
 

Công dụng của Bi-Hem Max:

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:

+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.

+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.

+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…

 
 

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận của bạn:
0978307072