Top 23 thực phẩm dễ kiếm, dễ sử dụng để phòng chống bệnh tiểu đường

 Đăng bởi: Thành Nam 06/09/2021

Tiểu đường là căn bệnh khá phổ biến ở châu Á và các nước phương Tây, nguyên nhân chính xuất phát từ chế độ ăn uống không lành mạnh. Do đó để ngăn ngừa căn bệnh này cách tốt nhất là mỗi người nên có chế độ ăn uống khoa học, biết cách lựa chọn và sử dụng những thực phẩm chống bệnh tiểu đường vào thực đơn mỗi ngày của mình.

1. Gạo lứt
Thực phẩm đầu tiên phải kể đến để phòng chống bệnh tiểu đường đó là gạo lứt nguyên cám.
Vì chúng còn giữ nguyên cám nên hàm lượng chất xơ và dinh dưỡng khá cao, đồng thời chỉ số glycemic trong gạo lứt thấp hơn so với gạo trắng, do đó hàm lượng đường hấp thụ vào cơ thể cũng ít hơn.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng gạo lứt rang để nấu cơm ăn thay vì sử dụng gạo trắng hoặc để vậy nấu trực tiếp.
Đồng thời nên lưu ý lựa chọn gạo lứt chất lượng, nguyên cám để đảm bảo hàm lượng dưỡng chất hấp thụ vào cơ thể cao.
2. Hạt chia
Hạt chia là một trong tứ đại ngũ cốc của người Maya ( diêm mạch, bắp, lúa mạch, hạt chia) cực kỳ giàu chất xơ, omega-3, vitamin và các khoáng chất có khả năng đốt cháy chất béo, giúp điều hòa nồng độ glucose, giảm cảm giác thèm ăn hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Do đó, dù bị bệnh hay không bị bệnh bạn cũng nên bổ sung hạt chia vào thực đơn mỗi ngày cũng như list danh sách thực phẩm phòng chống bệnh tiểu đường hiệu quả.
3. Dầu olive
Các nhà khoa học Mỹ đã xác định, một số hợp chất trong dầu olive có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường bằng cách giúp cơ thể tiết ra thêm insulin, mở đường cho việc phát triển những giải pháp ít tốn kém để chống lại căn bệnh thời đại này.
4. Cá thu, cá hồi
Nhắc đến thực phẩm phòng chống bệnh tiểu đường tuyệt đối không thể bỏ qua nhóm cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích…)
Đây là nhóm cá cực kỳ giàu omega-3 không chỉ tốt cho tim mạch mà còn hỗ trợ kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu hiệu quả.
5. Ổi hữu 
Đây là một trong số ít những loại trái cây có khả năng phòng chống bệnh tiểu đường.
Các nghiên cứu cho thấy, ăn ổi thường xuyên có thể làm giảm hấp thu lượng đường trong máu.
Ngoài ra, ổi còn là loại quả dẫn đầu bằng nhóm trái cây giàu vitamin C, có thể làm giảm tổn thương các tế bào mà bệnh tiểu đường gây ra.
6. Thịt bò 
Nếu thịt đỏ là nhóm thịt “khắc tinh” với nhiều căn bệnh như tim mạch, gout, dạ dày thì với tiểu đường thịt đỏ mà cụ thể là thịt bò lại có khả năng tăng khả năng “miễn dịch” với căn bệnh này.
Cụ thể, lượng protein trong thịt bò có khả năng làm bạn có cảm giác no lâu (hạn chế ăn vặt) khi không thấy đói lượng insulin trong cơ thể cũng giảm xuống.
Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc một trong những bệnh kể trên thì khi chọn thịt bò bạn nên ưu tiên thịt nạc mông, thịt nạc vai, phi lê, sườn và bắp.
Đối với một thịt đỏ khác như thịt lợn nên chọn sườn thăn, lườn thăn, diềm thăn… Và nhất là tránh sử dụng thịt chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.
7. Quả Bơ
Bơ là trái cây giàu năng lượng, giàu dinh dưỡng và được xếp vào hàng thực phẩm phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả.
Nhiều người vẫn nghĩ ăn bơ béo tuy nhiên thực chất các nghiên cứu lại cho thấy bơ có khả năng quản lý tốt bệnh tiểu đường và rất có lợi cho sức khỏe vì chúng rất ít carbohydrate (thành phần hỗ trợ làm tăng lượng đường trong máu).
Chính vì vậy, những người tiểu đường hay không tiểu đường đều có thể bổ sung bơ vào chế độ ăn uống hằng ngày của mình, nên ưu tiên sử dụng bơ tươi, ăn liền thay vì chế biến thành các món ăn nấu chín.
8. Bơ đậu phộng
Theo hãng tin Time New Network, ăn 2 muỗng bơ đậu phộng 5 lần/tuần có thể làm giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Cụ thể, bơ đậu phộng chứa chất béo không no giúp cải thiện sự nhạy cảm với insulin, hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất, đồng thời đẩy lùi cảm giác thèm ăn hiệu quả.
Ngoài ra bơ đậu phộng còn là thực phẩm có lợi cho sức khỏe hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh như tim mạch, tăng khả năng miễn dịch, các bệnh mãn tính.
Tuy nhiên, khi sử dụng bơ đậu phộng bạn nên chọn nguồn uy tín, tốt nhất sẽ là hàng hữu cơ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
9. Bông cải xanh
Bông cải xanh là thực phẩm dẫn đầu bảng nhóm rau xanh tốt cho sức khỏe với hàm lượng dinh dưỡng cao, nhất là vitamin C và các chất chống oxy hóa có khả năng tạo cảm giác no lâu trong nhiều giờ liền.
Đặc biệt đây được xem là thực phẩm “khắc tinh” của bệnh tiểu đường nhờ vào hàm lượng lớn hoạt chất sulforaphane có khả năng kiểm soát tốt đường huyết nhất là ở các bệnh nhân tiểu đường type 2. Đồng thời làm giảm các tổn thương đến các tế bào do bệnh tiểu đường gây ra
Ngoài ra bông cải xanh còn là thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh ung thư hiệu quả và cực kỳ được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày.
10. Các loại đậu
Đậu là nhóm thực phẩm phòng chống bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả nhờ chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa hỗ trợ điều trị bệnh đường hiệu quả.
Trong đó phải kể đến đậu xanh, đậu đen, đậu  đỏ, đậu ván trắng...
11. Mướp đắng
Mướp đắng có hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường type 1 và type 2 vì nó ảnh hưởng đến các kênh vận chuyển glucose, điều này cực kỳ có lợi trong việc ngăn ngừa nồng độ đường trong máu tăng sau bữa ăn.
12. Quế
Quế là loại thực phẩm có tác dụng hiệu quả trong việc giảm mức đường huyết và cải thiện độ nhạy insulin. Nó có đặc tính chống oxy hóa, cũng có thể làm giảm lượng chất béo trung tính trong bệnh tiểu đường tuýp 2 và cholesterol. Nếu sử dụng trong khoảng thời gian 3 tháng, quế có thể kiểm soát huyết sắc tố A1c, yếu tố quyết định tính chất lâu dài của bệnh tiểu đường. Nó cũng hỗ trợ cho bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 1, nhưng chỉ được sử dụng 1 muỗng cà phê mỗi ngày.
13. Trứng
Trứng chứa một lượng protein rất lớn, ăn trứng có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin, giảm viêm, tăng cholesterol HDL tốt và giảm cholesterol LDL xấu. Trứng luộc giúp giảm lượng đường huyết.
14. Củ nghệ
Curcumin - Một thành phần hoạt chất trong củ nghệ, giúp làm giảm lượng đường trong máu, viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nó cũng cải thiện tình trạng sức khỏe của thận - Dễ bị ảnh hưởng xấu trong trường hợp bệnh tiểu đường.
15. Quả hạch
Hạt phỉ, hạnh nhân, quả hồ đào, quả hạch Brazil, quả hồ trăn, hạt điều, hạt mắc ca và quả óc chó là những nguồn cung cấp chất xơ dồi dào và chứa carbohydrate thấp. Các nghiên cứu tiết lộ rằng tiêu thụ hàng ngày các loại hạt này có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm viêm, mức cholesterol LDL và mức độ insulin.
16. Hạt lanh
Để kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe của tim thì hạt lanh là một lựa chọn hợp lý. Những người đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, sau khi sử dụng trong 12 tuần, đã cho thấy sự gia tăng nồng độ hemoglobin A1c. Chất xơ có độ nhớt cao giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ, ngăn ngừa sự xuất hiện của cục máu đông, tăng độ nhạy insulin và giúp no lâu hơn.
17. Giấm táo
Để cải thiện độ nhạy insulin và giảm mức đường huyết lúc đói, tiêu thụ giấm táo là lựa chọn tốt nhất. Giấm táo có thể làm giảm gần 20% lượng đường trong máu sau khi ăn một bữa ăn giàu carbohydrate. Tiêu thụ hai muỗng canh giấm này trước khi đi ngủ có thể giúp giảm 6% lượng đường trong máu.
18. Tỏi
Một loại thảo dược có lợi cho sức khỏe, tỏi không chỉ giúp tăng hương vị của thực phẩm mà còn kiểm soát lượng đường trong máu, viêm và cholesterol LDL cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Tiêu thụ một tép tỏi mỗi ngày cũng có thể giúp giảm huyết áp.
19. Măng tây
Măng tây có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng sản lượng insulin, cuối cùng có thể khiến cơ thể hấp thụ glucose. Tiêu thụ thường xuyên măng tây có tác dụng đáng kể trong việc kiểm soát lượng đường trong máu cũng như sản xuất insulin của cơ thể.
20. Táo
Không thể phủ nhận rằng các loại trái cây như táo, quả việt quất và nho đều tốt cho sức khỏe và là một phần thiết yếu trong chế độ ăn kiêng. Những loại trái cây này có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu tiêu thụ thường xuyên. Những người ăn táo mỗi ngày có thể giảm 27% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 so với những người không ăn táo.
21. Lúa mạch - Yến mạch
Lúa mạch chứa chất xơ hòa tan giúp cải thiện sức khỏe của người bị tiểu đường. Không nhiều người biết rằng lúa mạch có tác dụng tuyệt vời trong việc ổn định lượng đường trong máu và giúp giảm 6% lượng cholesterol. Lúa mạch rất giàu chất xơ hòa tan được gọi là beta-glucan. Beta-glucan làm giảm cholesterol LDL và kiểm soát khả năng hấp thụ của cơ thể.
Bắt đầu ngày mới với yến mạch là một sự lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Yến mạch chứa tỷ lệ chất xơ, vitamin B (đặc biệt là B1), vitamin E và chất chống oxy hóa cao. Một lượng lớn chất xơ trong yến mạch khiến glucose hấp thụ chậm hơn và giúp ổn định lượng đường trong máu, khiến nó trở thành một trong những thực phẩm tốt nhất cho bệnh tiểu đường.
22. Sô - cô - la đen
Sô cô la đen giúp cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin và giúp phòng tránh bệnh tiểu đường. Ngoài ra, sô cô la đen còn làm giảm huyết áp và lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Nó cũng giúp tăng khả năng lưu thông máu.
23. Trà xanh
Uống trà xanh là một cách hiệu quả để kiểm soát bệnh tiểu đường. Trà xanh chứa chất chống oxy hóa EGCG (Epigallocatechin gallate), giúp duy trì sự linh hoạt của các mạch máu và ổn định lượng đường trong máu. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nguyên tố này làm giảm lượng đường trong máu và hạn chế tăng lượng đường sau bữa ăn bao gồm chủ yếu là carbohydrate.
>>> Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng, vì thế việc chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm có thể kiểm soát bệnh ở mức tối ưu. Theo đó khi được chẩn đoán bệnh tiểu đường người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh để tránh lượng đường huyết tăng cao.
Bệnh tiểu đường là căn bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt hiện nay căn bệnh này còn có nguy cơ trẻ hóa. Nhận thấy được mối nguy hiểm đó, hiện nay 
BNC-Medipharm cung cấp ra thị trường dòng sản phẩm PUNSEMIN giúp điều trị sớm tình trạng tiền bệnh tiểu đường, đồng thời giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.
Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

 

Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin

Punsemin có tác dụng gì ?

Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường type II.
Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường
Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch
Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá
Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch

 

>>> Chi Tiết Sản Phẩm Xem Tại  : Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường
 

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn biết thêm về Top 23 thực phẩm dễ kiếm, dễ sử dụng để phòng chống bệnh tiểu đường. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________

Có Thể Bạn Quan Tâm :
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường mà bạn cần biết
Cách phòng bệnh tiểu đường sớm an toàn và hiệu quả
Những triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu bạn cần biết càng sớm càng tốt

Viết bình luận của bạn:
0978307072