Top 5 dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới có thể dễ dàng nhận thấy nhất

 Đăng bởi: My Hoàng 18/05/2022

Bệnh trĩ ở nữ giới là vấn đề khá nhạy cảm, khiến chị em vừa khổ sở vừa mất tự tin. Nhiều chị em còn chần chừ trong việc điều trị vì tâm lý ngại ngùng. Cần để ý sớm các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ để có cách khắc phục sớm đem lại hiệu quả tốt nhất. Bởi trĩ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và khả năng sinh sản của phụ nữ. Vậy bệnh trĩ ở nữ giới có thể nhận thấy bởi những dấu hiệu nào? Dưới đây là 5 dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới có thể dễ dàng nhận thấy nhất, chị em nên tham khảo để kịp thời phát hiện và chữa trị. 

 

I. Các dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh trĩ sau sinh
  • Đi đại tiện thấy máu
- Khi bắt đầu, máu thường xuất hiện với số lượng tương đối ít và tần suất ra máu thưa thớt. Chúng ta chỉ có thể phát hiện ra hậu môn bị chảy máu khi chúng ta nhìn vào giấy vệ sinh đã sử dụng hoặc là nhìn thấy sự xuất hiện của tia máu có trong phân.

- Giai đoạn sau, tình trạng bị chảy máu ở hậu môn diễn ra theo chiều hướng xấu đi. Máu chảy ra bắt đầu có xu hướng càng ngày càng gia tăng và với số lượng máu mỗi ngày một nhiều lên. Hơn thế nữa, khi mỗi lần phải đi đại tiện, bệnh nhân mắc bệnh trĩ có thể cảm thấy máu chảy theo tia một cách rất rõ ràng.

- Đôi khi, máu từ búi trĩ sẽ bị chảy ra và có thể dẫn tới bị đông lại trong lòng của trực tràng, biểu hiện là đại tiện sẽ ra máu cục.
  • Sa búi trĩ
- Tùy theo các mức độ trĩ mà bệnh nhân cũng sẽ có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Khi bệnh trĩ ở với mức độ nhẹ (khoảng độ 1 hay độ 2) sẽ không gây nhiều khó khăn hay cản trở trong sinh hoạt thường ngày. Nhưng đối với búi trĩ khi đã bắt đầu sa độ 3 trở lên, thì bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và bứt rứt khi đi đại tiện hoặc khi cần phải di chuyển nhiều, làm những việc công nặng.
  • Ngứa hậu môn
- Khi có dấu hiệu xuất hiện bệnh trĩ thì hậu môn sẽ trở nên vô cùng ngứa ngáy và khó chịu. Làm chúng ta thiếu tự tin khi ra ngoài giao tiếp.
  • Khối sưng đau hậu môn
- Đây là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân bị trĩ sau sinh. Triệu chứng này xuất hiện khi có hiện tượng thuyên tắc các búi trĩ ngoại hoặc khối trĩ nội sa bị nghẹt gây tắc mạch. Biểu hiện là một hoặc nhiều khối sưng quanh hậu môn giống như bông hoa, rất đau làm cho bệnh nhân không thể ngồi, đi lại hoặc sinh hoạt. Bệnh nhân mô tả mức độ đau của trĩ tắc mạch hoặc trĩ nội sa nghẹt hơn cả đau do chuyển dạ. Tình trạng này làm cho bệnh nhân rất khó chịu. Hiện tượng thuyên tắc búi trĩ hay gặp ở phụ nữ mang thai và sau sinh vì những yếu tố thuận lợi cho trĩ nặng lên và tình trạng tăng đông.
  • Các triệu chứng của bệnh trĩ hoặc bệnh lý khác kèm theo
- Đau hậu môn kèm táo bón và đi ngoài có máu dính phân hoặc dính vào giấy lau găp trong trường hợp bệnh nhân có kèm nứt kẻ hậu môn.Thêm vào đó, người bệnh trĩ sẽ có thêm nhiều biểu hiện nhỏ như bị chảy dịch nhày ở cửa hậu môn và các triệu chứng bệnh lý khác đi kèm theo như là bị viêm trực tràng hoặc có thể viêm da quanh hậu môn ...

II. Yếu tố nguy cơ gây nên bệnh trĩ

Bác sĩ Thái cho biết, bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở những người từ 30-60 tuổi, trong số đó, tỷ lệ phụ nữ mắc trĩ nhiều hơn nam giới (chiếm 61%). Nguyên nhân bị bệnh trĩ có thể xuất phát từ các yếu tố, nguy cơ như:

- Ngồi nhiều, ít vận động, đặc biệt là dân văn phòng

- Uống ít nước
 
- Uống rượu bia

- Chế độ ăn thiếu rau xanh và chất xơ

- Phụ nữ mang thai
 

- Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính

- Hay quan hệ tình dục qua đường hậu môn

- Hay ăn đồ cay nóng
 
- Thói quen ngồi bồn cầu lâu hoặc rặn nhiều khi đi đại tiện

- Mắc bệnh béo phì

III. Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở phụ nữ

1. Do tình trạng táo bón lâu ngày

- Chế độ ăn uống hàng ngày không khoa học, ăn quá ít chất xơ, rau xanh, uống ít nước, ăn nhiều đồ cay nóng,... Là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng táo bón. Khi táo bón lâu ngày, bệnh nhân thường phải ngồi rất lâu khi đại tiện, rặn manh, khiến các búi trĩ bị tổn thương, sa ra ngoài. Đây chính là yếu tố rất lớn tác động làm hình thành bệnh trĩ ở nữ giới. 

2. Ngồi quá lâu

- Tính chất công việc của nữ giới thường là ngồi văn phòng, hay ngồi lâu một chỗ. Nếu có thói quen ngồi quá lâu mà không chịu vận động thêm, ngồi lâu một tư thế sẽ khiến phần trọng lượng trên của cơ thể đè nén, gây áp lực lớn cho vùng chậu. Đây là nguyên nhân khiến cho các tĩnh mạch vùng ống hậu môn bị phình to lên từng ngày gây bệnh trĩ. 

3. Bệnh trĩ do mang thai và sinh con

- Phụ nữ những tháng cuối thai kỳ thai nhi phát triển mạnh, trọng lượng lớn cùng với các phần phụ của thai như: nước ối, bánh rau gây áp lực đè nén lên vùng chậu. Áp lực này gây cản trở sự lưu thông máu tại các đám tĩnh mạch khiến chúng phình to ra. Hoặc trong quá trình sinh nở, các thai phụ thường phải rặn để mạnh hết sức khiến các búi trĩ bị sa ra ngoài. Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể dễ nhận thấy vì búi trĩ lộ ra ngoài. 

4. Một số nguyên nhân khác

- Có có rất nhiều nguyên nhân khác gây nên bệnh trĩ ở phụ nữ. Đặc biệt là với trường hợp những người bị bệnh viêm phế quản mãn tính hoặc giãn phế quản, thường ho nhiều, ho nặng tiếng làm trĩ bị sa ra ngoài. Những người thường xuyên phải lao động nặng cũng có nguy cơ mắc trĩ cao hơn người bình thường. Hoặc với những người mắc chứng tăng đông máu cũng là nguyên nhân gây biến chứng thuyên tắc búi trĩ.

IV. Bệnh trĩ ở nữ giới gây nên những nguy hiểm gì?

– Bệnh trĩ gây chảy máu, mất máu nặng: Trĩ ngoài hiện tượng đau đớn khó chịu còn gây chảy máu. Nếu máu chảy nhiều mà không kịp thời điều trị, bệnh nhân sẽ bị thiếu máu mạn tính. Đối với phụ nữ, thiếu máu kéo dài rất nguy hiểm. Sức khỏe suy giảm, trí nhớ sa sút và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

– Gây nên các bệnh nhiễm trùng hậu môn, viêm nhiễm phụ khoa: Búi trĩ khi bị sa ra ngoài sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vùng hậu môn gây nên viêm nhiễm. Vùng hậu môn viêm nhiễm lâu dài sẽ bị hoại tử, ảnh hưởng chức năng hậu môn. Ngoài ra, phụ nữ cũng dễ bị viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn lây lan sang vùng kín.
 
– Không thể sinh hoạt vợ chồng: Đời sống tình dục của vợ chồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu nữ giới bị trĩ lâu ngày. Trĩ gây đau đớn khó chịu, sức khỏe sa sút khiến người bệnh tự ti, không còn ham muốn. Chưa kể nếu quan hệ cũng có thể gây viêm nhiễm nặng hơn.
 

– Ung thư vùng trực tràng: Biến chứng này tuy ít nhưng vẫn có thể xảy ra nếu bệnh nhân không chịu điều trị bệnh trĩ. Ung thư có thể di căn và nếu không được phát hiện sớm sẽ dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, bệnh nhân bị trĩ thường mất tập trung trong công việc, cuộc sống thường ngày. Trang thái hằng ngày luôn đau đớn, bất an, tự ti và khó chịu. Do đó, dù trĩ mức độ nặng hay nhẹ thì cũng cần được điều trị càng sớm càng tốt.

V. Bệnh trĩ ở phụ nữ và cách điều trị

Việc điều trị như thế nào sẽ căn cứ vào mức độ bệnh và các biến chứng xảy ra.. Theo đó, 2 phương pháp cơ bản được áp dụng là điều trị bằng thuốc và phẫu thuật cắt trĩ.

- Trĩ ngoại giai đoạn đầu, chưa biến chứng; trĩ nội độ 1, độ 2, độ 3 chưa biến chứng được điều trị bằng thuốc kết hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống.

- Trĩ ngoại độ nặng, trĩ nội độ 4 và búi trĩ không tự co lại được, búi trĩ đã có biến chứng thì cần được phẫu thuật cắt bỏ

1. Phẫu thuật cắt trĩ

- Phẫu thuật cắt trĩ áp dụng với nhiều đối tượng mắc trĩ cấp độ nặng, búi trĩ sa, nghẹt, tắc… Hiện nay, thay vì mổ truyền thống, phương pháp cắt trĩ bằng Longo đang được áp dụng hiệu quả. Bệnh nhân giảm bớt đau đớn, hồi phục nhanh và sớm trở lại cuộc sống bình thường.

- Phẫu thuật cắt trĩ cần lựa chọn địa chỉ uy tín có chuyên khoa hậu môn – trực tràng với những bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm.

2. Điều trị trĩ cần lưu ý những gì

Trĩ chỉ cắt hoặc dùng thuốc thì chỉ điều trị được phần ngọn của vấn đề. Bệnh nhân cần lưu ý về ăn uống, sinh hoạt, tìm nguyên nhân gây bệnh để cải thiện phần gốc. Từ đó trĩ mới không tái phát và không bị ám ảnh bởi cơn đau trĩ.

– Uống đủ nước mỗi ngày: Uống nước là nhiệm vụ hàng đầu để cơ thể bạn trao đổi chất tốt, tiêu hóa tốt, hạn chế táo bón. Đừng quên uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày, chia nhỏ lượng nước và có thể bổ sung thêm nước hoa quả tự nhiên.

– Bổ sung thực phẩm như rau xanh và củ quả, hạn chế đồ chiên rán, khó tiêu: Thực phẩm giàu chất xơ luôn là món phải chiếm nhiều trong thực đơn hằng ngày của người bệnh trĩ. Một chế độ ăn tốt sẽ giúp người bệnh tiêu hóa tốt, không bị táo bón. Từ đó trĩ không có cơ hội để hình thành và tái phát.

– Lưu ý vệ sinh vùng hậu môn: Đối với phụ nữ, việc vệ sinh sau khi đi đại tiện là vô cùng quan trọng. Nên sử dụng nước ấm, lau vùng hậu môn từ trước ra sau. Điều này sẽ giúp hạn chế sự viêm nhiễm sang vùng kín. Phụ nữ cũng có thể ngâm hậu môn hằng ngày để làm dịu cơn đau sau khi đi đại tiện nếu có.

– Rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập nhẹ nhàng: Đối với nữ giới, khi từng mắc trĩ nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, vừa phải. Tránh các hoạt động mạnh tác động đến vùng hậu môn. Có thể tập các bài tập cải thiện các cơ vùng hậu môn như bài tập Kegel.
 

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
 
 

Công dụng của Bi-Hem Max:

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:

+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.

+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.

+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…

 
 

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận của bạn:
0978307072