Top 5 điều bạn cần biết để giữ gìn sức khỏe tim mạch

 Đăng bởi: My Hoàng 07/06/2022

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Đáng lo là, bệnh có xu hướng gia tăng ở độ tuổi 30 – 45. Điều đó cho thấy đây không còn là bệnh của người cao tuổi. Chính lối sống cũng như những thói quen có hại cho sức khỏe tim mạch là nguyên nhân khiến số ca mắc bệnh tim mạch tăng đều mỗi năm. Vậy nên làm như nào để giữ gìn sức khỏe tim mạch đang là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Những thông tin về tips giữ gìn sức khỏe cho tim mạch dưới đây sẽ giúp bạn bảo vệ cũng như phòng các bệnh lý về tim mạch. 

 


I. Làm sao để gìn giữ sức khỏe tim mạch lâu dài
 

Các yếu tố lối sống đều có khả năng gây ảnh hưởng lên sức khỏe tim mạch, bao gồm hút thuốc, quản lý chỉ số khối cơ thể (BMI), kiểm soát căng thẳng và chế độ ăn uống. Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc và tập luyện thể dục cũng góp phần quan trọng trong việc duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh dài lâu.

 

1. Bỏ hút thuốc

 

- Hút thuốc là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến nhiều bệnh lý có thể phòng tránh được, bao gồm bệnh tim mạch. Thói quen này gây hại cho rất nhiều bộ phận trong cơ thể.


- Hút thuốc sẽ tác động nhiều đến sức khỏe tim mạch, kể cả hút thuốc thụ động. Khói thuốc có chứa hỗn hợp hơn 7.000 hóa chất độc hại có khả năng can thiệp đến nhiều chức năng quan trọng. Một trong số đó là quá trình cung cấp oxy đến tim và cơ thể.


2. Duy trì cân nặng khỏe mạnh


- Thừa cân, béo phì có thể dẫn đến bệnh tim mạch theo nhiều cách khác nhau. Béo phì thường liên quan đến đái tháo đường, cholesterol cao và tăng huyết áp. Từ đó, bạn sẽ dễ phát sinh thành nhiều vấn đề sức khỏe khác.


- Chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều về lợi ích của tập thể dục đối với cơ thể. Nếu nói riêng về tim mạch, việc luyện tập thể dục giúp làm giảm huyết áp, giữ mức cholesterol ổn định và hạn chế tích tụ chất béo trong tim và cơ thể.


3. Theo dõi huyết áp thường xuyên

 

- Huyết áp tăng quá mức khiến tim phải làm việc nhiều và nhanh hơn bình thường. Theo thời gian, bạn sẽ mắc phải bệnh tim liên quan đến tăng huyết áp – một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý tim mạch.


- Các bệnh tim liên quan đến tình trạng tăng huyết áp bao gồm bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, suy tim và cơ tim phì đại.


4. Chế độ ăn tốt cho sức khỏe tim mạch


- Một trong nhóm chất bạn cần chú ý khi muốn cải thiện sức khỏe tim mạch là chất béo. Bạn cần lựa chọn thực phẩm có chất béo lành mạnh và tránh ăn nhóm chất béo chuyển hóa (hay còn thường thấy dưới cái tên trans fat). Loại chất béo này được biết là có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim hoặc đột quỵ.


- Chất béo chuyển hóa có thể gây tắc nghẽn lòng động mạch bằng cách tăng nồng độ của cholesterol xấu (LDL) và giảm mức cholesterol tốt (HDL) trong máu. Do đó, nếu bạn cắt giảm lượng chất béo này trong chế độ ăn uống, lưu lượng máu sẽ được cải thiện hơn.


5. Ngủ đủ giấc

 

- Giấc ngủ là một phần thiết yếu để giữ gìn sức khỏe tim mạch ổn định. Nếu không ngủ đủ giấc, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ tăng lên, bất kỳ ở độ tuổi nào hay có những thói quen sống lành mạnh khác.


- Các nhà nghiên cứu cho rằng ngủ quá ít sẽ gây gián đoạn các quá trình sinh học và ảnh hưởng đến những bệnh nền đang có, liên quan đến cả huyết áp và tình trạng viêm. Vì vậy, bạn nên ngủ đủ 7–8 tiếng mỗi ngày.


II. Điều gì sẽ xảy ra khi sức khỏe tim mạch không tốt?


Tim là một trong những cơ quan hoạt động bền bỉ nhất, từ lúc sinh ra cho đến khi bạn qua đời. Nếu nó bị suy yếu và ngừng hoạt động, các chức năng khác trong cơ thể cũng không thể tiếp tục. Một số cơ quan dường như ngay lập tức “dừng lại” khi tim ngừng đập.

 


Chức năng của tim có thể bị suy yếu do nhiều nguyên nhân. Một số nguyên do trực tiếp gây suy tim là:


• Tăng huyết áp


• Cholesterol cao


• Bệnh tim bẩm sinh


• Hút thuốc


• Béo phì


• Đái tháo đường


Khi sức khỏe tim mạch không còn tốt, tùy theo mức độ mà bạn có thể gặp phải những vấn đề khác nhau. Trong đó, bạn có thể gặp phải những vấn đề đe dọa đến tính mạng, như đau thắt ngực hay đột quỵ.


Các bệnh lý tim mạch khác mà bạn có thể gặp phải là:


• Bệnh mạch vành


• Rối loạn nhịp tim


• Các vấn đề van tim


• Bệnh động mạch ngoại biên


• Thấp tim


• Bệnh cơ tim


• Suy tim


Hãy quan tâm đến sức khỏe tim mạch ngay từ ngày hôm nay. Việc quan tâm, chăm sóc đến sức khỏe không bao giờ là quá sớm hay quá muộn.


III. Triệu chứng của bệnh tim mạch là gì?


1. Khó thở


- Khó thở có thể gặp khi gắng sức, nặng hơn có thể gặp cả khi nghỉ ngơi. Đôi khi, người bệnh không thể nằm xuống mà phải ngồi để thở. Triệu chứng này thể hiện tình trạng suy tim, khi chức năng co bóp của tim không đảm bảo tống máu đi nuôi cơ thể. 


2. Đau ngực


- Đau ngực do bệnh tim là biểu hiện của tình trạng cơ tim bị thiếu máu. Người bệnh có cảm giác bị đè nặng tức ở ngực trái, ở trên rốn… Có thể biểu hiện với cơn đau thắt  ở ngực lan lên cằm, lên vai hay ra sau lưng. Các biểu hiện đau này thường có tính chu kỳ, xảy ra khi người bệnh gắng sức hay bị stress, hết khi nghỉ ngơi. Những cơn đau thắt ngực có thể kéo dài khoảng 5-10 phút và có xu hướng lặp lại.


- Khuyến cáo người bệnh khi gặp những cơn đau ngực kéo dài cần nghỉ ngơi tuyệt đối, đến ngay cơ sở y tế để được xác định chẩn đoán và can thiệp kịp thời vì đây cũng có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cấp. 

 

3. Thường xuyên mệt mỏi


- Khi bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức sau các hoạt động sinh hoạt thường ngày, thậm chí ngay sau khi ngủ dậy thì có thể đây là dấu hiệu của chứng thiếu máu đến não, tim và phổi.


4. Ho dai dẳng


- Suy tim làm cho máu không được bơm đi nuôi cơ thể, đồng thời máu bị ứ lại ở phổi. Dịch, máu thoát mạch vào mô kẽ và vào các phế nang làm cho người bệnh bị ho thành cơn kéo dài và dai dẳng. Ho nhiều hơn khi người bệnh nằm xuống. Người bệnh tim cũng có thể bị những cơn ho do tác dụng phụ của thuốc điều trị suy tim như một số thuốc ức chế men chuyển.

 

5. Buồn nôn, chán ăn


- Có rất nhiều bệnh lý gây ra tình trạng buồn nôn, chán ăn… nhưng đây cũng là triệu chứng điển hình của bệnh suy tim. Người bệnh thường cảm giác no tức bụng do máu bị ứ ở gan và các cơ quan tiêu hóa. Tình trạng này làm cho gan và các cơ quan tiêu hóa cũng bị giảm chức năng làm cho người bệnh chán ăn và buồn nôn. 


6. Nhịp tim nhanh, mạch đập không đều


- Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do tim phải đập nhanh hơn để bù lại việc suy giảm chức năng bơm máu. Người bệnh có thể hồi hộp, nghe rõ nhịp tim đập nhanh như đánh trống ở ngực.


7. Hay lo lắng


- Triệu chứng này thường bị bỏ quên do người bệnh chủ quan xem thường, hay nhầm lẫn với các dấu hiệu lo lắng, căng thẳng bình thường mà không biết rằng đây chính là dấu hiệu phổ biến cảnh báo chứng suy tim. Người bệnh thường có triệu chứng thở nhanh, tim đập bất thường, lòng bàn tay đổ nhiều mồ hôi…


8. Chóng mặt và ngất xỉu


- Đây là triệu chứng thường tim mạch gặp ở những bệnh nhân bị gián đoạn hoặc rối loạn nhịp tim ở mức độ nghiêm trọng. 

 

- Nhiều bệnh nhân thường xuyên gặp phải các triệu chứng kể trên nhưng thường chủ quan, nghĩ rằng các triệu chứng này là bình thường, thoáng qua rồi nhanh chóng bỏ qua các dấu hiệu ban đầu, đến khi bệnh trở nặng mới đến thăm khám. Điều này khiến cho quá trình điều trị trở nên khó khăn, không đạt hiệu quả cao nhưng lại tốn kém rất nhiều chi phí. Do đó, khuyến cáo người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch càng sớm càng tốt để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhất, tránh bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị bệnh 
 

  


9. Hiện tượng phù nề


- Sau khi ngủ dậy nếu bạn cảm thấy mặt bị căng phù, mí mắt trĩu nặng, hoặc có thể chân bị phù ở một vài thời điểm nhất định trong ngày, đột nhiên đi giày dép chật… thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, vì có thể đây là những triệu chứng của bệnh suy tim.


IV. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch


1. Giới tính


- Nam giới có nguy cơ bị đau tim nhiều hơn phụ nữ. Tuy nhiên, nữ giới ở thời kỳ mãn kinh và sau tuổi 65 tăng cao hơn nam giới, nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nam giới và phụ nữ là như nhau.


2. Di truyền


- Nếu trong gia đình có người bị bệnh tim mạch, những người cùng huyết thống sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhiều hơn bình thường.


3. Tuổi tác


- Tuổi già là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Càng lớn tuổi, hoạt động của tim càng kém hiệu quả, thành tim dày lên, các động mạch cứng lại khiến cho quá trình bơm máu cũng trở nên khó khăn, đó là lý do tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch gia tăng theo tuổi.


4. Béo phì và thừa cân


- Có thể nói béo phì là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch. Việc thừa cân sẽ góp phần gia tăng cholesterol trong máu dẫn đến mắc bệnh huyết áp cao và bệnh mạch vành, bệnh tim mạch khác


5. Nghiện thuốc lá


- Nghiên cứu cho thấy hút thuốc làm tăng nhịp tim, thắt chặt các động mạch lớn và làm cho nhịp tim bất thường... khiến hoạt động của tim kém hiệu quả và trở nên khó khăn hơn. Việc hút thuốc cũng làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ ở những người đã có sẵn chứng huyết áp cao. Ngoài nicotine, các hóa chất khác có trong khói thuốc như carbon monoxide cũng có hại cho tim. Những chất này dẫn đến tích tụ mảng bám trong động mạch, ảnh hưởng đến cholesterol và mức fibrinogen – một yếu tố làm đông máu, điều này khiến cho nguy cơ đông máu tăng và có thể dẫn đến đau tim.


6. Thiếu vận động thể chất


- Những người lười vận động hoặc ít có cơ hội vận động thể chất sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những người thường xuyên tập thể dục. Việc hoạt động và tập luyện sẽ đốt cháy calo, giúp kiểm soát mức cholesterol và bệnh tiểu đường đồng thời có thể hạ huyết áp..


7. Cao huyết áp


- Huyết áp cao có nguy cơ gây đau tim và đột quỵ. Nếu kết hợp thêm cả béo phì, nghiện thuốc lá và cholesterol cao thì nguy cơ bệnh tim hay đột quỵ sẽ tăng lên đáng kể.


8. Cholesterol trong máu cao


- Cholesterol là một chất tương tự chất béo có sẵn trong máu. Gan sản xuất cholesterol để hình thành màng tế bào và tạo một số hormon nhất định. Ngoài lượng cholesterol này ra, cơ thể còn nhận thêm một lượng cholesterol khác từ thực phẩm, việc gia tăng lượng cholesterol sẽ dẫn đến tạo ra những mảng bám trên thành động mạch gây xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành...


9. Tiểu đường


- Ước tính có đến 65% số người bị bệnh tiểu đường tử vong do các bệnh tim mạch. Tiểu đường làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.


- Có thể thấy phần lớn nguyên nhân dẫn tới bệnh lý tim mạch thuộc về nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay
đổi được. Do đó để duy trì một trái tim mạnh khỏe ngay từ hôm nay mọi người dân hãy thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để duy trì trái tim khỏe mạnh.

 

Giải pháp cho bạn: Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch hoàn toàn từ thảo dược.
 

Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn:  Bi-Q10 Max Tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể


Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh. Giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não.​ Bi-Q10 Max là một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong công tác phòng chống, nâng cao sức khỏe tim mạch và chữa trị các bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng. Bi-Q10 Max là công thức phối hợp giữa các dược chất đặc biệt có hoạt tính sinh học tốt nhất để tăng cường sức khoẻ tim mạch đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng dược phẩm CAPTEK SOFTGEL International, Inc, Hoa Kỳ và nhà phân phối BNC Medipharm.

 


 

Công dụng của Bi-Q10 Max® :

- Làm tim và hệ thống mạch khỏe mạnh, phòng và chống các cơ đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim.

- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đâu nửa đầu, chống mất ngủ, suy nhược, mệt mỏi, tăng cường trí nhớ.

- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch và phòng các biến chứng tiểu đường.

- Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.

- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.

- Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh.

- Bi-Q10 MAX giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não.

- Điều trị chứng mệt mỏi, suy nhược thần kinh, ăn ngủ kém, suy giảm trí nhớ.

- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đau nửa đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai.

- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch.

- Giúp phòng và điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường. Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.

- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.

 

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Bi-Q10 Max Tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

______________
Có Thể Bạn Quan Tâm
>>>
Triệu chứng thường gặp của bệnh suy tim và cách điều trị
>>> Rối loạn nhịp tim nên ăn gì? Những thực phẩm tốt cho tim mạch
>>> Tìm hiểu về bệnh tim mạch ở người già

Viết bình luận của bạn:
0978307072