Top 6 tin đồn sai sự thật của ung thư khiến nhiều người nhầm lẫn

 Đăng bởi: My Hoàng 10/09/2022

Theo số liệu thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh toàn cầu (CDC Global Health) thì nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam là ung thư. Số liệu thống kê mới nhất của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) cho biết, mỗi năm Việt Nam có khoảng 125.000 trường hợp ung thư mới phát hiện và 94.700 ca tử vong. Nếu tìm hiểu kỹ hơn, bạn sẽ nhận ra có rất nhiều tin đồn về ung thư khiến bạn hoang mang hóa ra lại chẳng hề đúng. 

 

I. Top 6 tin đồn sai sự thật của ung thư khiến nhiều người nhầm lẫn

1. Ung thư luôn gây tử vong

- Hầu hết các dạng ung thư tùy thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh thì có thể điều trị được. Kể cả đang ở giai đoạn tiến triển, một số dạng ung thư vẫn có thể chữa được.

- Ngoài việc chữa ung thư tinh hoàn và u lympho tinh hoàn thì hầu hết các dạng ung thư như ung thư vú, đại tràng, tuyến tiền liệt và ung thư da có thể chữa khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm.

2. Ung thư làm bạn bị rụng hết tóc

- Bản thân ung thư không làm bạn bị rụng tóc. Tất nhiên một số hình thức điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị thì có thể gây ra tình trạng này.

- Tuy nhiên, có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư chỉ gây rụng tóc rất ít hoặc không gây rụng tóc. Ước tính có tới một nửa loại thuốc hóa trị ung thư không gây rụng tóc. Nhiều loại thuốc mới, thuốc điều trị đích cũng không gây rụng tóc khi điều trị.

3. Ung thư là bệnh lây nhiễm

- Bạn không thể bị lây ung thư từ người khác. Ung thư không lây qua tiếp xúc hoặc các chất tiết hoặc lây truyền trong không khí. Ung thư không lây nhiễm.

- Một số loại virus và yếu tố lây nhiễm có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Ví dụ nổi tiếng nhất là pappilomavirus ở người (virus HPV) sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung và ung thư miệng, họng. Virus Epstein-Barr có liên quan đến ung thư mũi và cổ họng và một số u lympho nhất định. Sau khi tiếp xúc và bị lây nhiễm virus, cần một khoảng thời gian dài hàng thập kỷ để tiến triển ung thư.

4. Ung thư luôn gây đau đớn

- Ung thư thường gây đau nhưng không phải mọi loại ung thư đều gây đau đớn. Có một số bệnh ung thư không hề gây đau.

- Một trong những trọng tâm chính của bác sĩ khi điều trị ung thư tập trung vào cơn đau. Chăm sóc giảm nhẹ và kiểm soát đau là một phần rất quan trọng trong điều trị ung thư. Vì vậy, bạn cần trao đổi với bác sĩ điều trị về cơn đau mà bạn đang phải chịu đựng.

5. Ung thư sẽ bị di truyền

- Điều này cho thấy sự hiện diện của một gen ung thư di truyền, giống như gen gây ung thư vú BRCA1. Tuy nhiên, điểm mấu chốt ở đây là hầu hết những người bị ung thư không có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Phần lớn những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư không bị bệnh.

- Tuy nhiên, có một thành viên gia đình bị ung thư có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, ví dụ như ung thư vú hoặc ung thư đại tràng. Một số người có tiền sử bệnh ung thư gia đình hoặc một thành viên gia đình được chẩn đoán mắc ung thư ở độ tuổi rất trẻ.

6. Ung thư phải được điều trị ngay

- Đáng ngạc nhiên là không phải cứ mắc ung thư là phải điều trị ngay lập tức. Bởi vì dù bạn bị chẩn đoán ung thư bạn vẫn có thể phải đợi. Đối với một số bệnh ung thư tiến triển chậm, thay vì sử dụng phương pháp điều trị xâm lấn, các bác sĩ thường chờ và theo dõi thật thận trọng để quan sát xem ung thư có lây lan hay không.

- Những loại ung thư này bao gồm u lympho phát triển chậm và bệnh bạch cầu, cũng như một số dạng ung thư tuyến tiền liệt. Đôi khi lựa chọn tốt là sử dụng các liệu pháp điều trị triệu chứng hơn là chữa bệnh, bằng cách này mọi người có thể chung sống trong nhiều năm với căn bệnh ung thư.

II. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư

1. Tuổi tác, mắc các bệnh lý mãn tính

- Tần suất mắc bệnh ung thư thường tăng theo độ tuổi, tỷ lệ người lớn tuổi mắc ung thư cao hơn người trẻ. Khả năng mắc bệnh ung thư ngày càng tăng khi bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên. Bác sĩ Thảo Nghi giải thích, quá trình lão hóa có thể khiến tế bào mất khả năng sửa chữa các tổn thương (như viêm nhiễm…), từ đó hình thành các tế bào bất thường. Quá trình tiếp xúc với các tác nhân như virus, vi khuẩn lâu dài góp phần làm suy giảm khả năng phục hồi của tế bào, tạo điều kiện thuận lợi cho tế bào bất thường tiến triển thành các tế bào ác tính, dần dần tích tụ và hình thành khối u ác tính. Ngoài ra, nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường, viêm gan, xơ gan, viêm dạ dày, polyp đại tràng… cũng làm tăng khả năng mắc ung thư. Ví dụ như ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày thường gặp ở bệnh nhân trên 50 tuổi; ung thư gan, ung thư phổi là từ 45-50 tuổi trở lên…

- Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố, nhất là từ môi trường – lối sống, hiện nay độ tuổi mắc bệnh ung thư đang có xu hướng trẻ hóa, có thể gặp ở người dưới 40 tuổi.
 
2. Hút thuốc lá

- Thuốc lá có hơn 7.000 chất hóa học. Các chất độc hại có trong khói thuốc lá có thể làm thay đổi ADN tế bào, gây đột biến tế bào, dẫn đến ung thư. Người hút thuốc lá (tiếp xúc chủ động với thuốc lá, còn được gọi là hút thuốc lá chủ động) lẫn người hít khói thuốc lá (tiếp xúc bị động với thuốc lá, còn được gọi là hút thuốc lá thụ động) đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư.

- Hút thuốc lá đặc biệt làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư phổi, nhất là ở nam giới. Bác sĩ Thảo Nghi cho biết, khoảng 70% bệnh nhân ung thư phổi có sử dụng thuốc lá. Người hút thuốc lá chủ động lẫn người hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc lá) cũng tăng khả năng mắc căn bệnh này.

- Ngoài ra, hút thuốc lá cũng có khả năng dẫn đến các loại ung thư khác như ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư gan… Do đó, bác sĩ Thảo Nghi khuyến cáo không nên hút thuốc lá gây nguy hại cao đến sức khỏe, và thường rất khó để cai thuốc lá một khi đã bắt đầu hút.

3. Uống nhiều rượu bia

- Uống nhiều rượu bia có khả năng làm tổn thương tế bào và các cơ quan trong cơ thể. Rượu bia có thể gây tổn thương bề mặt thực quản dạ dày gây viêm loét, hoặc tổn thương gan gây xơ gan; các tổn thương này có thể tiến triển thành ung thư thực quản, ung thư dạ dày và ung thư gan. Bác sĩ Thảo Nghi chia sẻ thêm, những người thường xuyên uống nhiều rượu bia có nguy cơ mắc ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư miệng, ung thư vòm họng… cao gấp 1-5 lần so với những đối tượng khác. Phụ nữ uống nhiều rượu bia còn là một trong những nguyên nhân ung thư vú.

- Uống nhiều rượu bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan tại Việt Nam. Do đó, bác sĩ Thảo Nghi khuyến cáo, mọi người tốt nhất không nên uống nhiều rượu bia hoặc nếu có uống thì nên có số lượng giới hạn. Những bệnh nhân ung thư, tim mạch, cao huyết áp… được khuyên nên từ bỏ rượu bia, hoặc có thể uống với số lượng giới hạn.
 
4. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

- Người có chế độ ăn không hợp lý, ví dụ như không cân bằng giữa chất đạm và chất xơ (rau, củ, quả), ăn uống không điều độ hoặc không đúng bữa, hoặc bỏ bữa, ăn nhiều thịt đỏ- đồ cay nóng- thực phẩm ủ muối- thực phẩm chế biến sẵn… có thể dẫn đến bệnh ung thư, nhất là ung thư về đường tiêu hóa.

- Ăn thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng; thực phẩm có tẩm các hóa chất; đồ nướng bị cháy, tiêu thụ nhiều chất béo… dễ dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này. Tái sử dụng dầu mỡ chiên rán nhiều lần cũng rất có hại cho sức khỏe. Ăn uống đa dạng các nhóm chất, chế độ ăn cân bằng, ăn đúng bữa đúng giờ, hạn chế các thực phẩm không có lợi có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

5. Lối sống thiếu vận động

- Những người ít vận động, hiếm khi tập thể dục thể thao có nguy cơ dễ mắc các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, béo phì… Năm 2021, Việt Nam trong top 10 nước lười vận động nhất thế giới với ít nhất 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực theo Quỹ dân số Liên hợp quốc – UNFPA.

- Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Mỹ năm 2017, béo phì là yếu tố nguy cơ thứ hai gây ung thư sau hút thuốc lá và được dự đoán sẽ trở thành yếu tố nguy cơ hàng đầu trong thập kỷ tới. Các chuyên gia y tế khuyến cáo người trưởng thành nên có tổng thời gian tập thể dục vào khoảng 3-4 tiếng trong 1 tuần (có thể tập thể dục 3 lần mỗi tuần, mỗi lần tối thiểu 45 đến 60 phút; hoặc tập thể dục mỗi ngày, mỗi lần tối thiểu 30 đến 45 phút).
 
6. Di truyền

- Có một vài yếu tố nguy cơ gây ung thư có liên quan đến di truyền, tức là các con có thể nhận các đột biến gene của yếu tố nguy cơ gây ung thư từ cha hoặc mẹ.

- Một số ung thư có yếu tố nguy cơ liên quan đến di truyền như ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày… Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư có yếu tố liên quan đến di truyền được xếp nhóm yếu tố nguy cơ cao. Những đối tượng này nên tầm soát ung thư sớm để có biện pháp can thiệp, kế hoạch điều trị kịp thời. Tuy nhiên, không phải tất cả những người mang đột biến di truyền đều mắc ung thư.

7. Tiếp xúc với hóa chất độc hại, bức xạ

- Các tia bức xạ có thể gây tổn thương ADN, từ đó gây ra tổn thương tế bào và dẫn đến ung thư. Người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại như amiăng, titanium dioxide, diesel… cũng tăng nguy cơ mắc ung thư da, ung thư phổi.

8. Căng thẳng thường xuyên và kéo dài

- Căng thẳng trong công việc và cuộc sống nếu xảy ra thường xuyên và kéo dài sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại phát triển. Căng thẳng kết hợp với lối sống thiếu vận động, chế độ dinh dưỡng không hợp lý càng làm nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng lên gấp nhiều lần.

III. Đừng để tin đồn ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh ung thư

- Một trong những tin đồn phổ biến rằng phẫu thuật làm ung thư lây lan có thể xuất phát từ thực tế phổ biến là lấy sinh thiết để chẩn đoán bệnh. Những bệnh nhân bị ung thư giai đoạn nặng để có thể điều trị thường từ chối rất nhanh chóng ngay sau phẫu thuật chẩn đoán.

Tuy nhiên, thực tế là bạn có thể điều trị ung thư thành công với nhiều loại thuốc tốt vì ngày nay y học đã phát triển hơn rất nhiều.

• Có thể điều trị ung thư thành công: Tin đồn đáng sợ về ung thư cũng làm mất niềm tin của người bệnh với phương pháp điều trị. Họ có nhìn nhận sai lệch rằng điều trị ung thư có rất ít tiến triển trong khi sự thật không phải như vậy.

• Có nhiều loại thuốc tốt cho việc điều trị: Nhiều người cũng nghĩ rằng có một phương thuốc duy nhất chữa tất cả các loại ung thư. Tuy nhiên, họ không biết rằng có rất nhiều loại thuốc điều trị ung thư mới và hiệu quả ra đời, nhiều người đã được chữa khỏi.

• Y học ngày nay đã phát triển hơn nhiều: Vài thập kỷ trước đây chỉ có khoảng 10% trẻ em mắc bệnh bạch cầu sống sót sau căn bệnh này. Ngày nay, 80% trẻ em mắc bệnh có thể được chữa khỏi. Rất nhiều người lo ngại rằng nếu họ uống thuốc giảm đau sau này, thuốc giảm đau sẽ không có tác dụng nữa. Bệnh nhân cũng lo rằng thuốc giảm đau sẽ gây nghiện trong khi thực tế đây chỉ là tin đồn.

Thực tế, những người có quan niệm sai lầm về ung thư có thể làm tăng nguy cơ tử vong và bị tàn tật do ung thư vì họ có thể đưa ra quyết định chăm sóc sức khỏe không phù hợp hoặc không tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Giải pháp cho người ung thư: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện

Bi-Nutafit® là công thức đặc biệt chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi đối tượng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cung cấp cho cơ thể những chất bổ dưỡng albumin, đạm, protein, các axit amin thiết yếu để nâng cao sức đề kháng và sự cường tráng của cơ thể, giúp sửa chữa và bảo vệ các mô, tế bào bị tổn thương do các tác nhân gây bệnh.

 
 
 

Công dụng của Bi-Nutafit®

- Bi-Nutafit bổ sung albumin, protein và các a xít amin thiết yếu cho cơ thể.

- Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, stress..

- Sốt xuất huyết; chấn thương, hội chứng nhiễm trùng; nhiễm độc; viêm tuỵ...

- Trị liệu bỏng, nhanh liền sẹo, giúp làm mờ và giảm vết thâm nám trên da

- Chạy thận nhân tạo, suy thận cấp, mãn, hội chứng thận hư,

- Nâng cao sức đề kháng, bồi bổ sau phẫu thuật tim, phổi, phụ nữ sau sinh

- Sửa chữa tổn thương cấp độ DNA, tế bào;  khử gốc tự do

- Hỗ trợ điều trị cho người viêm gan vius, xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ...

- Tăng cường sức đề kháng cho người thiếu máu, người mỏi mệt, ung thư máu.

- Tăng cường MD sau mổ, xạ trị, phòng và hỗ trợ điều trị các loại ung thư

 - Tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe

- Chống lão hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng cường tuổi thọ.

 
     
 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072


____________________

Có thể bạn quan tâm


>>>  Người đang hóa trị, xạ trị cần lưu ý gì ở chế độ ăn?

>>>  Suy giảm nhận thức sau hóa trị ung thư kéo dài bao lâu? Đọc ngay để biết


>>> Mỗi đợt hóa trị ung thư kéo dài bao lâu? Có đau không?

Viết bình luận của bạn:
0978307072