Trào ngược dạ dày: Làm sao để chữa khỏi?

 Đăng bởi: My Hoàng 16/02/2023

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh thường gặp trong số các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Đa phần bệnh nhân chỉ đến khám khi đã chịu đựng hoặc tự dùng thuốc trong một thời gian dài. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ để lại nhiều biến chứng về chức năng hô hấp, hẹp thực quản, Barrett thực quản và nghiêm trọng hơn là ung thư thực quản. Vậy trào ngược dạ dày: Làm sao để chữa khỏi? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin tham khảo cho bạn về một số cách chữa bệnh trào ngược dạ dày.
 
 

 

I. Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Nhiều người bệnh thắc mắc trào ngược dạ dày thực quản có chữa được không? Câu trả lời là được nếu bạn có cách chăm sóc và điều trị hợp khoa học.

1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

1.1 Trào ngược dạ dày nên ăn gì?
 

• Những thức ăn có tính trung hòa axit: Bạn có thể ăn ngũ cốc, yến mạch, bánh mì,… để hạn chế bào mòn lớp dịch, axit trong dạ dày.

 

• Chất đạm: Bạn nên bổ sung những chất đạm dễ tiêu trong thịt vịt, thịt nạc, thịt thăn,… vào chế độ ăn của người bị trào ngược dạ dày.


• Chất xơ: Chất xơ có trong các loại đậu như đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu đỏ,…


• Sữa chua: Bạn nên ăn nhiều sữa chua vì sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn giúp cho quá trình tiêu hóa nhanh hơn, tạo cho bạn cảm giác ngon miệng khi ăn. Nhưng không nên ăn sữa chua khi đói.

 

1.2 Bị trào ngược dạ dày nên kiêng gì?

 

• Kiêng những chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá.


• Bạn nên ngừng hẳn việc sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn.


• Hạn chế những thức ăn có tính axit cao như đồ ăn cay nóng, chanh, cam, nước có ga,…

 

2. Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại nhà theo dân gian

 

Nếu bạn băn khoăn bị trào ngược dạ dày phải làm sao, bạn có thể dùng những bài thuốc dân gian như sau.

 

• Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng

 

- Nhiều người cho rằng dùng gừng để trị trào ngược dạ dày là không tốt vì gừng có tính nóng, có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Tuy nhiên, gừng có chứa những chất làm trung hòa axit dạ dày như Methadone, Tecpen,… làm giảm tình trạng này. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng vừa phải, không nên dùng quá nhiều sẽ gây ra tình trạng nóng trong ngày


- Bạn có thể dùng gừng ngâm với mật ong để chữa trị. Hoặc đơn giản là cốc trà gừng mỗi ngày cũng có thể là một cách chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, cách đơn giản nhất đó là dùng gừng làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày.

 

• Chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong

 

- Mật ong chứa khá nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm tình trạng viêm loét và tái tạo vết thương. Ngoài ra, khi dùng mật ong, nồng độ pH trong dịch vị dạ dày được cân bằng, giúp loại bỏ axit dư thừa trong dạ dày.


- Cách sử dụng mật ong để điều trị cũng rất đơn giản. Bạn có thể uống trực tiếp mật ong mỗi ngày hoặc pha với nước ấm. Bạn cũng có thể dùng mật ong kết hợp với nha đam hoặc ngâm nghệ tươi với mật ong.

 

• Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ

 

- Nhắc đến cách chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc nam thì không thể bỏ qua nghệ. Hoạt chất curcurin trong nghệ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và ngăn cản tiết axit, ngăn ngừa viêm loét dạ dày. 


- Để thực hiện bài thuốc từ nghệ, bạn có thể xay lấy nước nghệ, đun sôi để nguội rồi uống sau bữa ăn khoảng 7 lần/ngày. Nếu xay nhiều bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nghệ với mật ong bằng cách trộn nghệ với mật ong rồi vo thành viên, bảo quản trong bình thủy tinh rồi ăn khoảng 6 – 8 viên mỗi ngày sau ăn, uống kèm nước ấm.

 

• Chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh

 

Chuối xanh có tác dụng kích thích sản sinh màng nhầy để bảo vệ niêm mạc, không cho những vi khuẩn có hại tấn công dạ dày. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh như sau:


- Rửa sạch chuối xanh rồi cắt thành lát, phơi khô.


- Tán thành bột mịn rồi bảo quản trong bình thủy tinh. 


- Mỗi ngày hòa khoảng 10 -15g bột chuối với nước ấm hoặc mật ong. Cách điều trị trào ngược dạ dày bằng chuối xanh tốt nhất là hãy duy trì 2 lần/ngày. Bạn sẽ thấy tình trạng trào ngược dạ dày của mình được cải thiện rất rõ.

 

• Chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không

 

Lá trầu không chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, làm lành những vết viêm loét, kiểm soát axit trong dạ dày. Để dùng lá trầu không điều trị có 2 cách như sau:


- Ngâm lá trầu không với muối. Sau đó nấu khoảng 15 phút rồi dùng nước đó uống đều đặn mỗi ngày.


- Ngâm lá trầu non với muối sau đó nhai sống. Việc nhai sống lá trầu không mỗi ngày là cách chữa trào ngược dạ dày rất tốt.

 

​• Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng lá mơ lông
 

- Dùng lá mơ mông cũng là cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản khá phổ biến. Lá mơ lông chứa rất nhiều vitamin C, protein, tinh dầu và những hợp chất giúp giảm tình trạng sưng viêm niêm mạc dạ dày. Nếu dùng lá mơ lông thường xuyên, bạn có thể giảm chứng trào ngược axit dạ dày.
 

- Có khá nhiều cách để sử dụng lá mơ lông như sử dụng trực tiếp như rau sống, hấp cách thủy lấy nước hoặc xay lấy nước. Nếu bạn không ngửi được mùi lá mơ lông thì có thể làm món trứng chiên lá mơ lông, món ăn vừa ngon hơn, vừa trị được bệnh. 
 

II. Biến chứng của trào ngược dạ dày

 

Trào ngược dạ dày, cũng giống như các bất thường khác về sức khỏe, nếu diễn tiến trong thời gian dài mà không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Theo bác sĩ Trung, trào ngược dạ dày kéo dài có thể trở thành nguyên nhân gây ra bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm như viêm thực quản, loét thực quản, hẹp thực quản, thực quản Barrett và đáng sợ hơn là ung thư biểu mô tuyến thực quản. 

 

- Viêm thực quản là biến chứng phổ biến thường gặp ở 50% bệnh nhân trào ngược dạ dày. Được chẩn đoán qua nội soi dạ dày thực quản, bệnh nhân có thể có triệu chứng tương tự trào ngược dạ dày như: ợ nóng, ợ trớ, nghẹn, khó nuốt, tăng tiết nước bọt, đau ngực ….

 

- Hẹp thực quản có một số biểu hiện như đau ngực, khó nuốt, vướng nghẹn vùng cổ…Trào ngược là một trong những nguyên nhân chính gây ra hẹp thực quản. Trong quá trình trào ngược, acid từ dạ dày trào lên thực quản sẽ ăn mòn lớp niêm mạc dẫn đến viêm thực quản. Trào ngược kéo dài và với tần suất cao sẽ khiến thực quản bị những tổn thương không thể phục hồi, hình thành nên các mô sẹo gây hẹp bên trong thực quản. Nếu không được điều trị đúng cách, hẹp thực quản sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm phía sau, cụ thể là thực quản Barrett.

 

- Biến chứng thực quản Barrett chỉ xảy ra ở 8-15% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản kéo dài, nhưng lại là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm và không có dấu hiệu đặc biệt nào ngoài các triệu chứng trào ngược thông thường. Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị thực quản Barrett, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi và sinh thiết tế bào để có chẩn đoán chính xác. Người bị biến chứng thực quản Barrett cần được điều trị và theo dõi chặt chẽ bởi đây là một biến chứng có nguy cơ phát triển thành ung thư biểu mô tuyến thực quản – dù rủi ro là khá thấp thì việc phòng bệnh và điều trị sớm vẫn là điều cần thiết.

 

- Ung thư biểu mô tuyến thực quản thường gặp ở những bệnh nhân trên 50 tuổi và có khả năng gây tử vong cao. Ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng cụ thể rõ ràng. Khi đến giai đoạn phát triển, có thể xuất hiện đau ở xương ức sau, khàn tiếng, sụt cân nhanh bất thường, nuốt nghẹn… Chính vì biến chứng nguy hiểm này mà các bệnh nhân trào ngược dạ dày được khuyến cáo nên thăm khám với các chuyên gia về tiêu hóa để kiểm soát bệnh lý, có phương pháp điều trị sớm và không tạo cơ hội cho bệnh tiến triển phức tạp hơn.
 

III. Những biểu hiện của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản

 

- Trào ngược dạ dày thực quản gây ra những triệu chứng khó chịu bên trong thực quản. Nếu bạn đang phải đối mặt với sự khó chịu từ ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, đặc biệt là vào ban đêm, thì rất có khả năng bạn bị trào ngược dạ dày.
 

- Trào ngược dạ dày cũng gây ra tình trạng buồn nôn và có thể nôn ra thức ăn hoặc dịch vị, thường gặp nếu ăn quá no hoặc nằm liền sau ăn.


- Đau tức ngực ở thượng vị cũng có nhiều khả năng bắt nguồn từ trào ngược dạ dày thực quản. Cơn đau ở thượng vị hay cảm giác khó chịu sau xương ức có thể nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh tim mạch.


- Khi tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng và tần suất liên tục hơn sẽ gây ra phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản. Người bệnh có thể có cảm giác khó nuốt, vướng hoặc cảm giác như một cục nghẹn ở cổ.


- Một triệu chứng thường gặp khác nữa ở người trào ngược dạ dày thực quản là đau họng, ho kéo dài và khan tiếng. Đây là do họng và thanh quản phải tiếp xúc với dịch acid dạ dày thường xuyên dẫn tới sưng tấy gây viêm và gây ho.


- Ngoài những triệu chứng như đã kể trên, do dư lượng acid từ thực quản trào lên, miệng thường tiết ra nhiều nước bọt hơn. Ngoài ra, trong quá trình trào ngược dạ dày, dịch mật có thể xâm nhập vào dạ dày rồi trào lên trên, tạo ra cảm giác đắng trong miệng.

 

IV. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản

 

Bạn có thể hình dung dạ dày như cái thùng, với cơ thắt thực quản là cái nắp thùng. Trào ngược dạ dày xảy ra khi có hiện tượng “ thùng đầy nắp yếu”, tức là sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự dư thừa axit bên trong dạ dày.
 

- Yếu tố tâm lý: Căng thẳng trong cuộc sống hiện đại khiến tinh thần bạn kiệt quệ và thường xuyên mệt mỏi. Vì một lời chia tay chẳng rõ ràng, bạn lao vào Caffeine, thuốc lá và rượu bia, vì công việc bạn sẵn sàng thức hàng chục tiếng đồng hồ không ngơi nghỉ. Nếp sinh hoạt không lành mạnh chính là điều kiện kích thích sản xuất acid và làm giảm chức năng điều tiết của dạ dày, khiến dịch vị dễ bị trào ngược.

 

- Ngoài ra, cách ăn uống không khoa học như nhai quá nhanh, vừa ăn vừa vận động, hoặc lấp đầy dạ dày một cách quá đà sẽ gây áp lực và khiến acid dâng lên thực quản. Việc tiêu thụ các thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay và khó tiêu hóa sẽ làm tăng áp lực trong dạ dày và gây ra triệu chứng này.
 

- Những người béo phì và phụ nữ mang thai bị trào ngược dạ dày thực quản cũng dễ bị trào ngược dạ dày thực quản do tăng áp lực trong ổ bụng, tăng áp lực trong dạ dày, dẫn đến đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
 

- Những bệnh lý về dạ dày như: Nhiễm vi khuẩn Hp, viêm loét dạ dày, viêm trợt hang vị dạ dày hoặc viêm xung huyết dạ dày,... có thể gây tổn thương dạ dày khiến cơ tâm vị bị rối loạn cũng là nguyên nhân chính gây ra trào ngược dạ dày.
 

- Trào ngược dạ dày là một căn bệnh cực kỳ dễ mắc phải, chỉ cần bạn lơ là và vô tâm với bản thân 1 chút cũng có thể tạo điều kiện cho bệnh lý này nắm bắt cơ hội mà phát triển. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang mãn tính kéo dài và để lại nhiều biến chứng quan trọng. Trong đó, có ung thư thực quản gây tử vong cao.
 

V. Chế độ ăn uống lành mạnh phòng ngừa bệnh


Một câu hỏi phổ biến mà tất cả những người bị trào ngược dạ dày quan tâm đó là phải ăn gì uống gì để giảm triệu chứng khó chịu gây ra do trào ngược acid. Theo bác sĩ Trung, lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, giúp hạn chế những tổn thương đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản. Ăn uống điều độ và lành mạnh cũng sẽ giúp kiểm soát được cân nặng, từ đó kiểm soát được tình trạng bệnh.
 

Có nhiều nhóm thực phẩm có lợi cho người trào ngược dạ dày thường bác sĩ khuyên nên đưa vào thực đơn mỗi ngày:
 

- Bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, gạo nguyên cám và yến mạch. Đây là lựa chọn được nhiều chuyên gia về tiêu hóa đánh giá cao vì khả năng làm giảm lượng acid thừa bên trong dạ dày, giảm triệu chứng trào ngược dạ dày.


- Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa. Món này cũng có thể kết hợp với các loại trái cây cũng như bánh mì, yến mạch.


- Các loại trái cây chứa ít acid như táo, lê, chuối.


- Các loại đạm dễ tiêu: thịt thăn lợn, thịt ngan, thịt lưỡi lợn góp phần giúp trung hòa axit, hạn chế các triệu chứng của bệnh đối với người bị trào ngược dạ dày.


- Các loại cá được chế biến bằng cách nướng, hấp hoặc nấu canh.


Cần lưu ý một số thực phẩm nên tránh trong quá trình điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản:

 

- Thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ sẽ khiến cho dạ dày phải làm việc vất vả hơn để tiêu hóa, thời gian tiêu hóa thức ăn kéo dài sẽ tăng nguy cơ bị trào ngược.


- Cà phê, bia rượu và các thức uống có gas như nước ngọt sẽ làm trướng bụng và gây ra những tác động không tốt đối với cơ thắt dạ dày thực quản. Bia rượu và các dạng thức uống có cồn khác nếu uống liên tục và kéo dài đều có nhiều tác hại cho tất cả mọi người, không chỉ riêng người bị bệnh trào ngược dạ dày.
 

- Các món ăn, trái cây có vị chua sẽ làm tăng tiết dịch ở dạ dày, và điều này gây ra những tác hại không tốt cho người bệnh.
 

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng không chỉ góp phần cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, mà còn giúp hạn chế khả năng mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa khác. Do đó, việc chú ý đến những gì chúng ta ăn hàng ngày, và lựa chọn những món ăn phù hợp là rất quan trọng. Bên cạnh đó, ngay khi nhận thấy bất thường về vấn đề tiêu hóa, hãy trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán đúng, điều trị sớm nhằm đạt kết quả cao và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Bệnh đau dạ dày tuy phổ biến nhưng lại là căn bệnh có thể phòng ngừa, hãy áp dụng và thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để bảo vệ và nâng cao sức khỏe, đặc biệt giúp hạn chế các nguy cơ về bệnh về dạ dày. Nếu các phương pháp trên không giúp chứng trào ngược dạ dày thuyên giảm thì bạn có thể tham khảo một số loại thuốc chữa trào ngược dạ dày để cải thiện tình trạng bệnh.

>>> Xem chi tiết tại: Thuốc đau dạ dày của Mỹ loại nào tốt?

 

Giải pháp cho bạn:  Prilosec OTC 20.6 mg chữa đau dạ dày 


Prilosec OTC™ 20.6 mg là thuốc chữa dạ dày áp dụng công nghệ dược mới có kết hợp 2 thành phần chính là omeprazole và muối magnesium có tác dụng giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả có tác dụng chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.
 

 

 

 Công dụng của viên uống Prilosec OTC

 

- Trị đau bao tử, viêm loét dạ dày, hành tá tràng 

- Giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả


- Chữa các chứng trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.

- Điều trị triệu chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần. 

 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________

Có thể bạn quan tâm

>>> 
Mối nguy hiểm không ngờ của trào ngược dạ dày gây khó thở, bạn đừng nên chủ quan

>>> Biết sớm 10 dấu hiệu trào ngược dạ dày để phòng ngừa biến chứng

 

>>>  Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô có hiệu quả không? Tìm hiểu ngay để biết.

 

Nguồn: Bncmeedipharm.vn

Viết bình luận của bạn:
0978307072