Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân do đâu? Cách phòng ngừa như nào?

 Đăng bởi: My Hoàng 27/08/2022
Ung thư buồng trứng là một trong những loại ung thư phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ. Tìm hiểu nguyên nhân gây ung thư buồng trứng một cách cặn kẽ sẽ giúp ích cho việc ngăn ngừa, tầm soát và điều trị hiệu quả căn bệnh nguy hiểm này. Nguyên nhân nào gây ung thư buồng trứng và cách phòng ngừa như nào cũng là vấn đề nhức nhói khiến các chị em phải “đau đầu” nghĩ cách. Những thông tin dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về bệnh ung thư buồng trứng cũng như cách phòng tránh được bệnh này. 
 
 
I. Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng do đột biến gen
 
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng một số đột biến ở tại các gen chỉ huy tế bào phát triển, phân chia và chết đi có thể khiến các tế bào bình thường ở trong buồng trứng nhân lên liên tục, trở thành khối u. Các tế bào ung thư tiếp tục sống, phát triển và xâm nhập vào các mô lân cận hoặc lây lan (di căn) đến các bộ phận khác của cơ thể.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy nguyên nhân gây ung thư buồng trứng có thể bắt nguồn từ các tế bào ở ống dẫn trứng chứ không nhất định phải ở trong buồng trứng. Có 2 loại đột biến gen thường gặp bao gồm:

1. Đột biến gen

Trong một số trường hợp hiếm gặp, nguyên nhân gây ung thư buồng trứng là do các đột biến gen được di truyền từ cha mẹ. Cụ thể như sau:

• Đột biến di truyền ở gen BRCA1 và BRCA2: chiếm hầu hết các trường hợp ung thư buồng trứng do đột biến gen di truyền. Với gen BRCA1, chị em có 35 – 70% nguy cơ mắc ung thư buồng trứng trong suốt cuộc đời. Còn với gen BRCA2, chị em có 10 – 30% nguy cơ ở độ tuổi 70. Những đột biến gen di truyền này cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư biểu mô ống dẫn trứng, ung thư biểu mô phúc mạc nguyên phát, ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tiền liệt.

• Nhiều đột biến gen khác nhau như MLH1, MSH2, MSH6, TGFBR2 , PMS1, PMS2 và EPCAM: Khoảng 10% phụ nữ mắc hội chứng di truyền trên các gen này sẽ phát triển thành bệnh ung thư buồng trứng. Ngoài ra, nó làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết, ung thư nội mạc tử cung.

• Đột biến gen STK11: Không chỉ khiến nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn, đột biến trên gen này làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa.

• Đột biến gen MUTYH: Những người mắc hội chứng này có thể phát triển các khối polyp trong đại – trực tràng và ruột non và làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột kết, ung thư buồng trứng và ung thư bàng quang.

Bên cạnh những đột biến gen di truyền là nguyên nhân gây ung thư buồng trứng vừa kể trên, còn có những gen khác liên quan đến ung thư buồng trứng, bao gồm ATM, BRIP1, RAD51C, RAD51D và PALB2.

II. Các yếu tố nguy cơ

1. Tuổi tác

- Nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng sẽ gia tăng theo tuổi tác. Ung thư buồng trứng hiếm gặp ở phụ nữ dưới 40 tuổi mà hầu hết đều xảy ra ở phụ nữ sau khi mãn kinh. Có 80% người bệnh trên 50 tuổi và 50% từ 63 tuổi trở lên.

2. Thừa cân, béo phì

- Phụ nữ béo phì (chỉ số khối cơ thể BMI trên 30) dễ bị ung thư buồng trứng hơn. Béo phì cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng điều trị và thời gian sống của người bệnh.

3. Tiền sử bệnh gia đình

- Nguy cơ ung thư buồng trứng của bạn sẽ tăng lên nếu mẹ hoặc chị em gái mắc ung thư buồng trứng, ung thư đại – trực tràng và ung thư vú. Điều này là do một số đột biến gen được di truyền từ gia đình đã được đề cập ở trên.

4. Dùng liệu pháp thay thế hormone sau mãn kinh

- Những phụ nữ sử dụng hormone estrogen đơn độc hoặc kết hợp với progesterone sau khi mãn kinh để kiểm soát triệu chứng mãn kinh, có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng cao hơn so với phụ nữ chưa bao giờ sử dụng hormone.

5. Dậy thì sớm hoặc mãn kinh muộn

- Những người phụ nữ bắt đầu hành kinh khi còn nhỏ tuổi (trước 8 tuổi) hoặc bắt đầu mãn kinh ở độ tuổi muộn hơn bình thường (sau 55 tuổi), hoặc cả hai cũng khiến tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng tăng.

6. Vấn đề mang thai

- Rủi ro tăng ở những người phụ nữ chưa từng mang thai, mang thai lần đầu tiên sau 35 tuổi.

7. Lạc nội mạc tử cung có thể là nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung dễ bị ung thư buồng trứng hơn.

8. Điều trị hiếm muộn

- Những người phụ nữ từng điều trị hiếm muộn bằng thụ tinh trong ống nghiệm IVF hoặc dùng thuốc hỗ trợ sinh sản dường như dễ bị khối u buồng trứng hơn. Hãy thảo luận với bác sĩ về những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình điều trị hiếm muộn.

9. Từng mắc ung thư trước đây

- Bạn sẽ có rủi ro gặp phải ung thư buồng trứng cao hơn nếu như từng bị ung thư vú, ung thư ruột kết khi còn trẻ.

III. Hiểu nguyên nhân gây ung thư buồng trứng để biết cách phòng ngừa

• Làm xét nghiệm di truyền. Xét nghiệm này có thể phát hiện các đột biến do di truyền. Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, hoặc ung thư đại trực tràng, ung thư nội mạc tử cung , bạn nên hỏi bác sĩ về việc tư vấn và làm xét nghiệm di truyền.

• Kiểm soát sinh sản. Những phụ nữ đã sử dụng thuốc tránh thai, thắt ống dẫn trứng, sử dụng vòng tránh thai, cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.
 
 
• Ăn uống lành mạnh. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ung thư buồng trứng giảm ở những người phụ nữ ăn nhiều rau. Vì vậy, bạn nên duy trì chế độ ăn ít chất béo, ăn nhiều trái cây, rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt; hạn chế các loại thịt đỏ, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn chứa nhiều đường.

• Có con và cho con bú: Bạn càng có nhiều con, nguy cơ càng thấp. Bên cạnh đó, nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.
 
• Giảm cân. Nếu bạn thừa cân thì hãy bắt đầu giảm cân lành mạnh bằng một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên.

• Mang thai trước 25 tuổi. Những phụ nữ mang thai trước 25 tuổi có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn.
 
• Bỏ hút thuốc. Ngừng hút thuốc có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
 
IV. Làm thế nào để nhận biết sớm ung thư cổ tử cung?

• Chảy máu âm đạo bất thường trong hoặc sau khi quan hệ tình dục, giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau thời gian mãn kinh, sau đại tiện gắng sức

• Đau và khó chịu khi quan hệ tình dục

• Tiết dịch âm đạo bất thường hoặc khí hư nhiều, lẫn máu, có mùi hôi

• Đau ở vùng bụng dưới hoặc ngang thắt lưng.

Nếu tế bào ung thư đã lan ra khỏi cổ tử cung và xâm lấn vào các mô, cơ quan xung quanh, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như:

• Đau dữ dội ở bụng hoặc lưng
 
• Táo bón

• Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường

• Đi tiểu không kiểm soát hoặc đại tiện không tự chủ

• Có máu hoặc phân trong nước tiểu

• Phù nề một hoặc cả hai chân

• Chảy máu âm đạo dữ dội.

• Có thể biếng ăn, sụt cân, suy thận, xanh xao, thiếu máu,…
 
Giải pháp cho người ung thư: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện

Bi-Nutafit® là công thức đặc biệt chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi đối tượng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cung cấp cho cơ thể những chất bổ dưỡng albumin, đạm, protein, các axit amin thiết yếu để nâng cao sức đề kháng và sự cường tráng của cơ thể, giúp sửa chữa và bảo vệ các mô, tế bào bị tổn thương do các tác nhân gây bệnh.

 
 
 

Công dụng của Bi-Nutafit®

- Bi-Nutafit bổ sung albumin, protein và các a xít amin thiết yếu cho cơ thể.

- Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, stress..

- Sốt xuất huyết; chấn thương, hội chứng nhiễm trùng; nhiễm độc; viêm tuỵ...

- Trị liệu bỏng, nhanh liền sẹo, giúp làm mờ và giảm vết thâm nám trên da

- Chạy thận nhân tạo, suy thận cấp, mãn, hội chứng thận hư,

- Nâng cao sức đề kháng, bồi bổ sau phẫu thuật tim, phổi, phụ nữ sau sinh

- Sửa chữa tổn thương cấp độ DNA, tế bào;  khử gốc tự do

- Hỗ trợ điều trị cho người viêm gan vius, xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ...

- Tăng cường sức đề kháng cho người thiếu máu, người mỏi mệt, ung thư máu.

- Tăng cường MD sau mổ, xạ trị, phòng và hỗ trợ điều trị các loại ung thư

 - Tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe

- Chống lão hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng cường tuổi thọ.
     
 
Viết bình luận của bạn:
0978307072