Ung thư dạ dày: Nên ăn gì và nên không nên ăn gì để cải thiện tình trạng?

 Đăng bởi: My Hoàng 05/08/2022

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp là một phần rất quan trọng trong điều trị ung thư dạ dày. Ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh duy trì sức khỏe ổn định và hỗ trợ quá trình chữa trị hiệu quả hơn. Vậy người bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng? Dưới đây là chế độ ăn tốt nhất cho người ung thư dạ dày.

 

I. Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn gì tốt nhất?

1. Thực phẩm với lượng chất xơ thấp, chất xơ hòa tan
 
• Ngũ cốc có hàm lượng chất xơ thấp, nguyên cám: Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn các loại ngũ cốc ít chất xơ như gạo trắng, bánh mì trắng, lúa mì, các sản phẩm từ gạo trắng, hoặc mì ống thông thường,đậu, mè đen,…

• Chọn rau củ ít chất xơ hoặc loại bỏ phần xơ của rau củ. Các loại rau củ chứa hàm lượng chất xơ thấp thường là rau củ đóng hộp, rau củ nấu chín, rau củ mềm, rau củ không hạt và nước ép rau nguyên chất. Các loại củ nấu mềm tốt cho dạ dày như: khoai tây, khoai lạng, khoai sọ, sắn, bí đỏ, bí xanh…
 
2. Nghệ vàng - chiến binh tuyệt vời giúp phòng ngừa và hạn chế ung thư dạ dày

- Nghệ là loại gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn của người dân Việt Nam với giá thành rẻ, dễ tìm nhưng ít ai biết được rằng nghệ cũng là một trong những thực phẩm kỳ diệu trong hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày.

- Theo các nghiên cứu gần đây, Curcumin có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ giúp nó có tác dụng hiệu quả cao đối với hầu hết mọi loại ung thư, kể cả ung thư dạ dày. Ngoài ra, Curcumin còn có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa rất tốt giúp nâng cao hiệu quả điều trị ung thư dạ dày.
 
3. Thực phẩm giàu protein, sắt, canxi, chất béo
 
Những người bị ung thư dạ dày cần thêm protein và calo mỗi ngày. Người bệnh có thể bổ sung hàm lượng protein, calo, canxi, sắt, chất béo,.. thông qua các loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống như:

• Protein có nhiều trong trứng, sữa, phomat và các chế phẩm từ sữa.

• Bổ sung canxi và vitamin D trong chế độ dinh dưỡng như cá mòi, bắp cải, bông cải xanh, sữa, trứng, pho mát và bánh mì…. Vitamin D được tìm thấy nhiều trong bơ thực vật, bơ, dầu cá và trứng.

• Bổ sung Sắt cho người bệnh ung thư dạ dày. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra sắt trong thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn,..) dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể hơn so với sắt được tìm thấy trong cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau lá xanh và trái cây sấy khô

• Tăng cường chất béo cho người bệnh bằng cách thêm bơ và đồ ăn hoặc ăn bánh puding với kem.

II. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì?

• Các tế bào, tuyến, hệ thống thần kinh dạ dày bị ảnh hưởng.

• Cơ thắt thực quản và cơ thắt môn vị bị suy giảm chức năng.

• Tác dụng phụ của hóa trị và các phương pháp điều trị khác

Do vậy, bệnh nhân ung thư dạ dày di căn rất cần sự chăm sóc của mọi người xung quanh về chế độ dinh dưỡng hợp lý và sự động viên tinh thần. Sau đây là một số gợi ý:

• Bệnh nhân nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, rau quả trái cây tươi,...

• Nên ăn chín uống sôi, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: thịt, cá, trứng, sữa...

• Tuyệt đối kiêng ăn mặn và các thực phẩm cay nóng gây hại dạ dày.
 
III. Bệnh nhân ung thư dạ dày nên kiêng ăn gì?

1. Các loại thực phẩm kích thích

- Các chất kích thích thường có trong rượu, bia, café, thuốc lá... đều là những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư dạ dày. Do đó, những người mắc bệnh ung thư tuyệt đối không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê. 

- Rượu có thể góp phần gia tăng tình trạng mất nước, làm suy giảm hệ miễn dịch, và cản trở việc hấp thu các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
 

2. Các loại thực phẩm lên men, đồ chua không tốt cho dạ dày

- Thực phẩm lên men là một trong những thực phẩm dễ tạo cảm giác ngon miệng, nhất là các loại thực phẩm lên men như: dưa muối, cà muối, thịt muối, thịt ngâm...

- Tuy nhiên các loại thực phẩm này đều làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Đối với những người đang bị ung thư, các loại thực phẩm này sẽ tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển. Do đó, những người bị ung thư càng không nên ăn các loại thực phẩm này.

- Ngoài ra bệnh nhân ung thư dạ dày tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống, hoa quả chua gây hại cho dạ dày như: chanh, cam, bưởi, dâu tây,…

3. Không nên ăn nhiều các thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ khó hòa tan

- Khi ăn nhiều các thực phẩm, đồ ăn, hoa quả chứa các chất xơ khó hòa tan sẽ khiến dạ dày khó tiêu hóa; dạ dày sẽ phải hoạt động dạ dày phải hoạt động, co bóp nhiều mới bẻ gẫy đc các liên kết trong đó, tiêu hóa đc những chất này.

- Trong khi đó, người mắc căn bệnh này thường có chức năng dạ dày cũng bị ảnh hưởng, do vậy việc hạn chế tiêu thụ các chất xơ khó hòa tan sẽ làm giảm gánh nặng cho dạ dày. 

Các loại chất xơ khó hòa tan thường là thành phần cứng có trong các loại thực phẩm như:

• Ngũ cốc nguyên hạt: Lúa mạch nguyên hạt, lúa mạch đen nguyên hạt, lúa rừng, lúa miến, kiều mạch, lúa mì nghiền thô…; Các loại đậu nguyên hạt: đậu nành, đậu xanh, đậu đen xanh lòng, đậu đỏ…; Các loại bắp nguyên hạt: bột bắp nguyên hạt, bắp rang…; và các loại hạt khác: yến mạch nguyên hạt, hạt kê, hạt quinoa, vừng đen…

• Các loại hạt chứa vỏ

• Các loại trái cây và rau xanh: đặc biệt có nhiều trong vỏ, thân và cuống
 
4. Thực phẩm chứa hàm lượng đường cao và đồ ngọt

Người bệnh ung thư dạ dày nên hạn chế ăn các loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống chứa hàm lượng đường cao có trong rau củ quả, cũng như các loại thực phẩm chế biến công nghiệp như:

• Rau quả có đường khó tiêu: Một số loại rau như giá đỗ, cần tây, măng tây, cải Brussels, tỏi tây, hành tây, súp lơ, bắp cải, bông cải xanh,… thường chứa các loại đường khó tiêu hóa với hàm lượng cao. Khi các loại đường này đi xuống đại tràng, khí được thải ra như một sản phẩm phụ.  

• Một số loại trái cây có hàm lượng fructose cao như nho, anh đào, lê, mận, dưa hấu, chà là,….  Đây là những loại hoa quả bệnh nhân ung thư dạ dày không nên ăn quá nhiều; bởi nếu tiêu thụ quá mức các loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể, gây ra các vấn đề khí ở đường ruột.

• Tránh ăn nhiều các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn như: kẹo, bánh ngọt, soda thường, bánh quy,…..

5. Thực phẩm nướng ở nhiệt độ cao

- Đa phần các món ăn ngon như thịt nướng, cá nướng… đều là món ăn hấp dẫn tuy nhiên trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra môt số chất có thể gây ra tình trạng ung thư dạ dày. Người bệnh ung thư dạ dày khi ăn các loại thực phẩm này sẽ càng khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.

6. Cắt giảm các chất phụ gia đặc biệt là MUỐI cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản

- Nghiên cứu cho thấy rằng một lượng muối (natri) cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Các khu vực có mức tiêu thụ muối cao (ví dụ Nhật Bản) thường có xu hướng mắc bệnh ung thư dạ dày cao. Các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư. Người bệnh ung thư khi ăn các loại thức ăn, đồ uống có chứa các chất này sẽ càng làm cho tình trạng bệnh xấu hơn.
 
- Do vậy, nên sử dụng các phương pháp bảo quản khác thay thế cho chất phụ gia hoặc cắt giảm MUỐI trong các món ăn hàng ngày như: sử dụng tủ lạnh trong, tập thói quen ăn nhạt...
 
Giải pháp cho người ung thư: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện

Bi-Nutafit® là công thức đặc biệt chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi đối tượng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cung cấp cho cơ thể những chất bổ dưỡng albumin, đạm, protein, các axit amin thiết yếu để nâng cao sức đề kháng và sự cường tráng của cơ thể, giúp sửa chữa và bảo vệ các mô, tế bào bị tổn thương do các tác nhân gây bệnh.

 
 
 

Công dụng của Bi-Nutafit®

- Bi-Nutafit bổ sung albumin, protein và các a xít amin thiết yếu cho cơ thể.

- Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, stress..

- Sốt xuất huyết; chấn thương, hội chứng nhiễm trùng; nhiễm độc; viêm tuỵ...

- Trị liệu bỏng, nhanh liền sẹo, giúp làm mờ và giảm vết thâm nám trên da

- Chạy thận nhân tạo, suy thận cấp, mãn, hội chứng thận hư,

- Nâng cao sức đề kháng, bồi bổ sau phẫu thuật tim, phổi, phụ nữ sau sinh

- Sửa chữa tổn thương cấp độ DNA, tế bào;  khử gốc tự do

- Hỗ trợ điều trị cho người viêm gan vius, xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ...

- Tăng cường sức đề kháng cho người thiếu máu, người mỏi mệt, ung thư máu.

- Tăng cường MD sau mổ, xạ trị, phòng và hỗ trợ điều trị các loại ung thư

 - Tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe

- Chống lão hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng cường tuổi thọ.

 
     
 
   
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

____________________

Có thể bạn quan tâm

>>>  Người đang hóa trị, xạ trị cần lưu ý gì ở chế độ ăn?

>>>  Suy giảm nhận thức sau hóa trị ung thư kéo dài bao lâu? Đọc ngay để biết

>>> 
Mỗi đợt hóa trị ung thư kéo dài bao lâu? Có đau không?
Viết bình luận của bạn:
0978307072