Ung thư gan nên ăn gì? Một số thực phẩm người bệnh nên bổ sung ngay vào thực đơn hàng ngày.

 Đăng bởi: My Hoàng 10/09/2022

Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hoàn chỉnh sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư gan. Tuy nhiên, khi mắc bệnh ung thư gan kiêng ăn gì và nên ăn gì là điều không phải bệnh nhân nào cũng biết. Do đó, dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho người bệnh ung thư gan một số thực phẩm cần thiết để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình.

 
 
I. Người bị ung thư gan nên ăn gì?
 
1. Bổ sung protein

- Lựa chọn protein thực vật thay vì protein động vật cũng là lựa chọn hay cho người bị ung thư gan. Hãy ưu tiên sử dụng protein nạc từ thịt ức gà, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa ít béo hay protein thực vật từ các loại hạt và đậu nành. Protein có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và thúc đẩy quá trình chữa lành cơ bắp.

2. Ngũ cốc nguyên hạt

- Bệnh nhân ung thư gan nên ăn gì thì đừng bỏ qua các loại ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bột yến mạch, bánh mì nguyên cám, gạo lứt và các sản phẩm làm từ chúng. Đây là những nguồn cung cấp carbohydrate, chất xơ và vitamin nhóm B tốt nhất, giúp tăng mức năng lượng và calo cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa tránh táo bón.

3. Ung thư gan nên ăn gì? Trái cây và rau củ quả

- Trái cây và rau quả nhiều màu sắc, giàu chất chống oxy hóa và nhiều vitamin có thể giúp cơ thể bạn chống lại bệnh ung thư. Nếu thắc mắc ung thư gan nên ăn gì thì tất nhiên không thể thiếu các loại trái cây và rau củ quả tươi sống. Nếu cảm thấy ăn uống khó khăn, bạn có thể uống nước ép trái cây để nhận được nhiều vitamin hơn.

4. Bổ sung chất béo lành mạnh

- Chất béo lành mạnh, chẳng hạn như chất béo có trong quả bơ, quả hạch, hạt và dầu ô liu, có thể giúp cơ thể hấp thụ các vitamin thiết yếu và cung cấp thêm chất chống oxy hóa. Bệnh nhân ung thư gan nên ăn chất béo lành mạnh nhưng cần tránh chất béo xấu có trong các loại đồ ăn chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn, mỡ/da/nội tạng động vật. Chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan.

- Bên cạnh đó, nên bổ sung sữa, sữa chua là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi khuẩn, dễ ăn, dễ tiêu hóa.

- Ngoài ra, điều quan trọng bạn cần lưu ý trong chế độ ăn cho người ung thư gan là hạn chế ăn đồ ngọt. Các món tráng miệng, bánh kẹo và các loại đồ ngọt khác có chứa nhiều đường, dễ dư thừa calo nhưng lại không nhiều chất dinh dưỡng.

II. Bệnh ung thư gan giai đoạn cuối nên ăn gì?
 
Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, giúp tăng cường hiệu quả điều trị sẽ bao gồm, vậy người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối nên ăn gì?, các thực phẩm cần bổ sung bao gồm:

1. Nên sử dụng thức ăn hữu cơ

- Nên sử dụng thức ăn hữu cơ tốt cho người bị bệnh gan. Gan là bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong việc thải độc cho cơ thể, bởi vậy, khi gan đã bị tổn thương bởi các tế bào ung thư thì người bệnh hay lựa chọn các sản phẩm tự nhiên hay hữu cơ sẽ rất tốt cho sức khỏe, giảm tải gánh nặng cho gan.

- Một điều đặc biệt giúp giảm bớt khó chịu cho người bệnh trong việc ăn uống chính là chia nhỏ các bữa ăn, có thể là 6-8 bữa nhỏ trong ngày, thay vì là 3 bữa lớn. Những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng ở dạng lỏng cũng là gợi ý tuyệt vời cho người bệnh, giúp tăng cảm giác ngon miệng cho mỗi bữa ăn.
 
 
- Sự giúp đỡ của người thân trong việc chuẩn bị các bữa ăn cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan là cần thiết. Tuy nhiên, hãy để người bệnh ăn theo sở thích, điều này sẽ giúp cho tâm lý thoải mái và hiệu quả hơn cho quá trình điều trị.

2. Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột, đường và các chất xơ

- Đường là carbohydrate đơn giản và tinh bột là carbohydrate phức tạp và đều có chức năng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chất xơ giúp ruột loại bỏ các chất thải và cũng có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu, rất tốt cho bệnh nhân ung thư gan. Người bệnh có thể bổ sung thực phẩm giàu tinh bột, đường và các chất xơ như trái cây, các loại đậu, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt.

3. Bổ sung Vitamin và khoáng chất

- Những bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối là những người có nguy cơ bị thiếu hụt nhiều khoáng chất và vitamin A, B, C và E, folate, magie và kẽm do cân nặng giảm và gia tăng thất thoát nước tiểu từ thuốc lợi tiểu. Tuy vậy, việc bổ sung vitamin và khoáng chất cần được các bác sĩ đánh giá cho phù hợp với thể trạng và từng bệnh nhân.

- Bệnh ung thư gan gây nhiều đau đớn và mệt mỏi trong quá trình điều trị ở bệnh nhân, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải có thể trạng tốt mới có thể chống chọi lại bệnh tật và đáp ứng các phương pháp điều trị. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cho bệnh nhân ung thư gan là việc làm cần thiết.


III. Bệnh ung thư gan kiêng ăn gì?

Trên thực tế, bệnh ung thư gan và quá trình điều trị sẽ khiến cho người bệnh mất đi hứng thú trong việc ăn uống, chính vì thế mà rất ít người bệnh đặt ra các câu hỏi như: “Bệnh ung thư gan kiêng ăn gì?”, “thực phẩm nào không tốt?”...với bác sĩ. Cũng như nhiều căn bệnh khác, bên cạnh những nhóm thực phẩm lành mạnh thì cũng có một số thực phẩm mà bệnh nhân ung thư gan nên tránh để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, cụ thể:

1. Nhóm thực phẩm giàu chất béo
 
- “Ung thư gan kiêng ăn gì?”, câu trả lời chính là nhóm thực phẩm giàu chất béo, việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất béo sẽ càng làm cho lá gan mệt mỏi, tạo gánh nặng cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Bệnh nhân nên hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu chất béo như bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên, xúc xích....Đối với chất béo thì chỉ cần tiêu thụ một lượng vừa phải là đủ.

2. Nhóm thực phẩm giàu protein
 
- Đối với bệnh nhân ung thư gan, nếu cơ thể tiếp nhận quá nhiều thực phẩm giàu protein sẽ khiến quá tải bởi lá gan bị tổn thương, hoạt động sai cách, điều này sẽ khiến cho độc tố tích tụ lại ở gan và cơ thể và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Người mắc bệnh ung thư gan có nên ăn trứng, cá, sữa, thịt gia cầm... nhưng chỉ ăn ở mức độ vừa phải.

3. Nhóm thực phẩm chứa lượng muối cao

- Nhóm thức ăn có chứa lượng cao sẽ khiến cho các triệu chứng của bệnh ung thư gan trầm trọng hơn trong cơ thể người bệnh, muối làm cơ thể hấp thụ và giữ nước, sẽ làm tích tụ dịch trong gan, chính vì thế người mắc bệnh ung thư gan nên kiêng ăn nhiều muối, bao gồm muối ăn hàng ngày, muối đóng gói, bánh ngọt và bánh nướng....Khi chế biến thức ăn cho người bệnh ung thư gan thì nên nêm nếm nhạt.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân ung thư gan nên bỏ rượu, bia, thức uống chứa cafein và cồn bởi gan của người bệnh đã rất yếu, khi dung nạp các thức uống này vào sẽ khiến nó phải làm việc quá tải và tình trạng bệnh sẽ nặng thêm.

 
IV. Vì sao bệnh nhân ung thư gan nên quan tâm đến chế độ ăn uống?

- Gan đóng một vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa trong cơ thể. Vì vậy, ung thư gan và quá trình điều trị có thể khiến bệnh nhân giảm cảm giác thèm ăn, cảm thấy no quá nhanh, đau, khó nhai nuốt, tiêu chảy hoặc táo bón, buồn nôn hoặc nôn; khả năng tiêu hóa giảm. Hậu quả là dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, mất cơ và không thể duy trì một cơ thể khỏe mạnh.

- Một chế độ dinh dưỡng tốt giúp giảm tác dụng phụ khi điều trị ung thư, chẳng hạn như buồn nôn. Ngoài ra, ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh nhân tăng sức đề kháng, cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể, nâng cao tốc độ phục hồi chữa lành vết thương và xây dựng lại các mô bị tổn thương sau điều trị ung thư.

 
V. Phòng ngừa ung thư gan

Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm 
Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện

Giải pháp cho người ung thư: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện

Bi-Nutafit® là công thức đặc biệt chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi đối tượng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cung cấp cho cơ thể những chất bổ dưỡng albumin, đạm, protein, các axit amin thiết yếu để nâng cao sức đề kháng và sự cường tráng của cơ thể, giúp sửa chữa và bảo vệ các mô, tế bào bị tổn thương do các tác nhân gây bệnh.
 
 

Công dụng của Bi-Nutafit®

- Bi-Nutafit bổ sung albumin, protein và các a xít amin thiết yếu cho cơ thể.

- Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, stress..

- Sốt xuất huyết; chấn thương, hội chứng nhiễm trùng; nhiễm độc; viêm tuỵ...

- Trị liệu bỏng, nhanh liền sẹo, giúp làm mờ và giảm vết thâm nám trên da

- Chạy thận nhân tạo, suy thận cấp, mãn, hội chứng thận hư,

- Nâng cao sức đề kháng, bồi bổ sau phẫu thuật tim, phổi, phụ nữ sau sinh

- Sửa chữa tổn thương cấp độ DNA, tế bào;  khử gốc tự do

- Hỗ trợ điều trị cho người viêm gan vius, xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ...

- Tăng cường sức đề kháng cho người thiếu máu, người mỏi mệt, ung thư máu.

- Tăng cường MD sau mổ, xạ trị, phòng và hỗ trợ điều trị các loại ung thư

 - Tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe

- Chống lão hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng cường tuổi thọ.
     
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

____________________

Có thể bạn quan tâm

>>>  Người đang hóa trị, xạ trị cần lưu ý gì ở chế độ ăn?

>>>  Suy giảm nhận thức sau hóa trị ung thư kéo dài bao lâu? Đọc ngay để biết

>>> 
Mỗi đợt hóa trị ung thư kéo dài bao lâu? Có đau không?

Viết bình luận của bạn:
0978307072