Ung thư tinh hoàn có chữa khỏi được không? Điều trị như nào?

 Đăng bởi: My Hoàng 28/07/2022

Ung thư tinh hoàn là bệnh ung thư khá hiếm gặp ở nam giới (chiếm khoảng 1%) vì thế mà không nhiều người biết và hiểu rõ về bệnh. Điều này góp phần tăng tỷ lệ tử vong, biến chứng của ung thư tinh hoàn. Vậy câu hỏi được cánh đàn ông đặt ra nhiều nhất đó chính là bệnh ung thư tinh hoàn có chữa khỏi được không? Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

 

I. Ung thư tinh hoàn có chữa được không? 
 
- Lo lắng, hoang mang là tâm lý chung của những người được chẩn đoán mắc ung thư tinh hoàn. Cùng với đó là băn khoăn liệu ung thư tinh hoàn có chữa được không. Tuy là một căn bệnh có tính chất nghiêm trọng, nhưng nếu nhận biết bệnh sớm và điều trị theo đúng phác đồ, người bệnh hoàn toàn có cơ hội sống. Ngược lại, nếu chủ quan lơ là, phát hiện bệnh ở giai đoạn quá muộn thì cơ hội sống rất thấp.

- Để điều trị ung thư tinh hoàn, trước tiên bác sĩ sẽ khám lâm sàng cho bệnh nhân, khi đã có những chẩn đoán ban đầu, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm như: siêu âm để xác định vị trí, kích thước của khối u, xét nghiệm máu để xác định loại ung thư,.... Ngoài phẫu thuật ra bệnh nhân có thể kết hợp cả hóa trị và xạ trị theo chỉ định của bác sĩ. Ung thư tinh hoàn có chữa được không còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: thời điểm phát hiện bệnh, phương pháp điều trị, tình trạng người bệnh,… 

II. Điều trị ung thư tinh hoàn như thế nào?

Ung thư tinh hoàn là bệnh không lây nhiễm và hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, điều trị ung thư tinh hoàn như thế nào là tùy thuộc vào loại ung thư (ung thư dòng tinh và ung thư không phải dòng tinh) và giai đoạn của bệnh:

• Giai đoạn I: Ung thư chỉ khu trú ở tinh hoàn;

• Giai đoạn II: Ung thư lan rộng tới vùng hạch bạch huyết phụ cận;

• Giai đoạn III: Ung thư di căn ra khỏi tinh hoàn.

Phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn có khối u. Sau khi phẫu thuật, tùy thuộc vào kết quả giải phẫu mà có thể phối hợp hóa trị và xạ trị. Phương pháp phẫu thuật được áp dụng đối với ung thư không phải dòng tinh ở giai đoạn sớm của bệnh. Khi ung thư dòng tinh bào lan rộng thì thường áp dụng phương pháp xạ trị, nếu ung thư di căn xa hơn thì áp dụng thêm phương pháp hóa trị.
 
Khi khối u di căn thì tỷ lệ điều trị ung thư tinh hoàn thành công là trên 73%. Tùy vào giai đoạn và mức độ di căn của khối u mà tỷ lệ chữa khỏi bệnh có thể lên đến 99%.
 
Nếu bệnh được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm thì có thể chữa khỏi hoàn toàn, chi phí điều trị giảm và ít gặp biến chứng. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật điều trị ung thư tinh hoàn cần tái khám để được các bác sĩ theo dõi, phòng trường hợp khối u tái phát hoặc di căn xa sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
 
III. Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư tinh hoàn
 
 

1. Thay đổi kích thước bất thường

- Khối u ung thư thường xuất hiện ở một bên tinh hoàn, ban đầu kích thước khối u rất nhỏ nên có thể không gây ra khác biệt giữa hai bên tinh hoàn. Theo thời gian, khối u lớn lên sẽ khiến bên tinh hoàn bị bệnh phát triển hơn so với bên còn lại.

- Khi dùng tay thăm khám, bạn có thể phát hiện sự khác biệt này. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân ung thư tinh hoàn khi khám thấy rõ một vùng tinh hoàn sưng lên bất thường.

2. Cảm giác đau, khó chịu tại chỗ

- Người bệnh sẽ có triệu chứng đau ở vùng bẹn bìu hoặc bụng dưới âm ỉ. Ngoài ra, ở vùng bìu sẽ có cảm giác nặng nề hoặc xệ xuống ở tinh hoàn do có khối u. Bên canh đó, bệnh nhân cũng có thể đau bụng do di căn hạch ổ bụng hoặc do ung thư tinh toàn phát triển trong ổ bụng.

3. Nhiễm trùng

- Bệnh nhân ung thư tinh hoàn có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn, đặc biệt là nhiễm trùng mào tinh hoàn. Khi đó sẽ xảy ra tình trạng tích tụ dịch trong bìu, sưng đau khó chịu.

4. Đau lan tỏa

- Khi khối u ung thư tinh hoàn kích thước lớn, lan rộng hoặc chèn ép vào dây thần kinh liên quan, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau lan rộng hơn đến vùng háng hoặc bụng dưới.

5. Triệu chứng toàn thân

Ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu, khi khối u còn phát triển trong phạm vi tinh hoàn thì chỉ gây triệu chứng tại cơ quan này. Khi sang giai đoạn tiến triển, bệnh nhân có thể có các triệu chứng khác như:

• Khó thở, đau ngực, ho có đờm, ho ra máu.

• Đau lưng dưới.

• Ngực mềm hoặc phát triển bất thường do khối u ung thư tinh hoàn ảnh hưởng đến sự tổng hợp hormone sinh dục nam, làm tăng trưởng mô ngực.

• Sưng một hoặc hai bên chân do cục máu đông trong tĩnh mạch lớn.

IV. Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư tinh hoàn?

Với mỗi bệnh lý đều sẽ có một hay nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau, ung thư tinh hoàn cũng vậy. Khi có sự xuất hiện của các khối u ác tính, bản thân người bệnh sẽ cảm nhận rõ ràng các triệu chứng tại vùng kín của mình. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh ung thư tinh hoàn khiến nam giới phải giật mình.
 
1. Nam giới bị ẩn tinh hoàn

- Tinh hoàn ẩn hay còn gọi là lạc chỗ tinh hoàn là trường hợp tinh hoàn nằm ở bụng, không đi xuống bìu, hoặc chỉ xuống một bên. Những trường hợp này phải nhờ y khoa can thiệp kịp thời đề đưa tinh hoàn về đúng vị trí. Đấng mày râu bị tinh hoàn lạc chỗ có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn. Bởi vậy nếu bị ẩn tinh hoàn nên phẫu thuật càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác liên quan đến cậu nhỏ.
 
2. Tuổi tác

- Ung thư tinh hoàn là bệnh hiếm gặp trong các loại ung thư ở nam giới. Hiện nay độ tuổi phổ biến được chẩn đoán mắc bệnh là từ 18 đến 45. Tuy nhiên, ở tuổi thiếu niên và độ tuổi trên 50 cũng vẫn có những trường hợp mắc bệnh lý này.
 

3. Tiền sử gia đình

- Nếu trong gia đình bạn có tiền sử mắc ung thư tinh hoàn chẳng hạn như: ông, bố, anh, em,… thì bạn cũng sẽ có  nguy cơ bị bệnh. Đặc biệt nếu nam bị ung thư ở một bên có nguy lan sang bên tinh hoàn còn lại.
 
4. Chủng tộc 

- Dù là người da đen hay da trắng cũng có thể mắc ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa nam giới ở các chủng tộc khác nguy cơ bị ung thư tinh hoàn ít hơn nam giới thuộc chủng tộc da trắng. Người da đen hầu như không mắc bệnh lý nguy hiểm này. 

5. Người suy giảm hệ miễn dịch

- Khi hệ miễn dịch suy giảm do nhiễm HIV, AIDS,... nam giới có thể phải đối mặt với rất nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó có ung thư tinh hoàn.

V. Phòng ngừa ung thư tinh hoàn

1. Phòng ngừa ung thư tinh hoàn như nào?
 
- Cách tốt nhất để phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư tinh hoàn là tự kiểm tra.

- Hàng tháng nên tự kiểm tra tinh hoàn 1 lần, đơn giản nhất là sau mỗi lần tắm.

- Tự kiểm tra tinh hoàn bằng 2 tay, ngón giữa ở dưới và ngón cái ở trên tinh hoàn. Nắn nhẹ nhàng 2 bên tinh hoàn, kiểm tra mào tinh. Vị trí hay gặp u tinh hoàn là phía hai bên.

- Không hút thuốc lá, không uống rượu

- Ăn uống tập luyện khoa học

- Khám sức khỏe định kỳ: người khỏe mạnh nên khám 6 tháng/lần. Người có các yếu tố nguy cơ nên tái khám thường xuyên hơn.
 
2. Cách tự kiểm tra tinh hoàn:

- Thời điểm tốt nhất để kiểm tra tầm soát ung thư tinh hoàn là khi da bìu được thư giãn, thường là sau khi tắm nước ấm. 

- Nhẹ nhàng nâng bìu trong lòng bàn tay. Đứng trước gương và tìm vết sưng tấy trên da bìu nếu có.

- Cảm nhận kích thước và trọng lượng của tinh hoàn.

- Dùng ngón tay ấn xung quanh tinh hoàn và kiểm tra xem có khối u hoặc chỗ sưng bất thường nào không.

- Cảm nhận từng tinh hoàn. Đặt ngón trỏ và ngón giữa dưới một tinh hoàn với ngón cái ở trên cùng. Lăn nhẹ tinh hoàn giữa các ngón tay. Hình dạng bình thường của tinh hoàn nhẵn, hình bầu dục, hơi cứng, không có cục u hoặc sưng tấy. Đầu và sau của mỗi tinh hoàn phải có một phần giống dạng ống gọi là mào tinh hoàn - nơi chứa tinh trùng.
 
Giải pháp cho người ung thư: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện

Bi-Nutafit® là công thức đặc biệt chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi đối tượng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cung cấp cho cơ thể những chất bổ dưỡng albumin, đạm, protein, các axit amin thiết yếu để nâng cao sức đề kháng và sự cường tráng của cơ thể, giúp sửa chữa và bảo vệ các mô, tế bào bị tổn thương do các tác nhân gây bệnh.

 
 
 

Công dụng của Bi-Nutafit®

- Bi-Nutafit bổ sung albumin, protein và các a xít amin thiết yếu cho cơ thể.

- Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, stress..

- Sốt xuất huyết; chấn thương, hội chứng nhiễm trùng; nhiễm độc; viêm tuỵ...

- Trị liệu bỏng, nhanh liền sẹo, giúp làm mờ và giảm vết thâm nám trên da

- Chạy thận nhân tạo, suy thận cấp, mãn, hội chứng thận hư,

- Nâng cao sức đề kháng, bồi bổ sau phẫu thuật tim, phổi, phụ nữ sau sinh

- Sửa chữa tổn thương cấp độ DNA, tế bào;  khử gốc tự do

- Hỗ trợ điều trị cho người viêm gan vius, xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ...

- Tăng cường sức đề kháng cho người thiếu máu, người mỏi mệt, ung thư máu.

- Tăng cường MD sau mổ, xạ trị, phòng và hỗ trợ điều trị các loại ung thư

 - Tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe

- Chống lão hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng cường tuổi thọ.

 
     
 
   
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

____________________

Có thể bạn quan tâm

>>>  Người đang hóa trị, xạ trị cần lưu ý gì ở chế độ ăn?

>>>  Suy giảm nhận thức sau hóa trị ung thư kéo dài bao lâu? Đọc ngay để biết

>>> 
Mỗi đợt hóa trị ung thư kéo dài bao lâu? Có đau không?
0978307072