Ung thư trực tràng có nguy hiểm không? Tìm hiểu ngay trước khi quá muộn

 Đăng bởi: My Hoàng 28/07/2022
Ung thư trực tràng là khi các tế bào ung thư bắt đầu khởi phát ở trực tràng, nó không chỉ phát triển, xâm lấn tại trực tràng mà các tế bào ung thư này còn lan sang các bộ phận khác của cơ thể, hay còn gọi là di căn. Vậy ung thư trực tràng có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc cũng như lo lắng của rất nhiều người. Do vậy, dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn hiểu hơn về bệnh ung thư trực tràng.
 

I. Ung thư trực tràng có nguy hiểm không?
 
- Ung thư trực tràng nằm trong top 10 bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới và đứng thứ 4 trong danh sách những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu chỉ sau ung thư phổi, dạ dày và gan.

- Căn bệnh này thường có các dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, ung thư trực tràng thực sự trở thành mối lo lắng không trừ bất kỳ ai. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, tỉ lệ chữa khỏi bệnh khá cao.

II. Các giai đoạn của bệnh ung thư trực tràng

1. Ung thư trực tràng giai đoạn đầu

Ung thư trực tràng giai đoạn đầu được chia làm 2 giai đoạn là giai đoạn 0 và giai đoạn 1:

• Giai đoạn 0 được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Các tế bào ung thư mới chỉ xuất hiện ở niêm mạc hoặc các lớp lót bên trong trực tràng;

• Khi ở giai đoạn 1: Ung thư đã phát triển xuyên qua lớp niêm mạc vào thành trong trực trang nhưng vẫn chưa vượt qua thành; chưa lây lan sang các mô và các hạch bạch huyết lân cận.

2. Ung thư trực tràng giai đoạn 2

- Khi bệnh phát triển tới giai đoạn 2 cũng đồng nghĩa khối u đã xâm lấn sâu hơn vào trong hoặc xuyên qua thành trực tràng. Lúc này, tế bào ung thư có thể lấn sang các mô lân cận nhưng vẫn chưa lây lan tới các hạch bạch huyết gần đó hoặc ở nơi khác.

3. Ung thư trực tràng giai đoạn 3

- Tế bào ung thư ở giai đoạn 3 đã phát triển qua lớp thành mạc ruột và lan tới các hạch bạch huyết xung quanh. Tiên lượng sống của người bệnh trong giai đoạn này là 44 – 83%.

4. Ung thư trực tràng giai đoạn cuối

- Ở giai đoạn cuối, ung thư đã phát triển qua tất cả các lớp của thành ruột và xâm lấn sang các hạch bạch huyết vùng. Đồng thời khối u đã di căn ra các bộ phận khác của cơ thể như gan hoặc phổi. Tiên lượng sống sau 5 năm của người bệnh còn rất thấp chỉ khoảng 8%.

III. Các triệu chứng của ung thư đại tràng

• Thay đổi thói quen đại tiện, xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy;

• Máu và chất nhầy trong phân;

• Đau bụng quặn cơn, đầy hơi, bí trung tiện, các dấu hiệu của tắc ruột do u lớn làm bít tắc lòng đại tràng;

• Cảm giác không đi ngoài hết phân;

• Mệt mỏi;

• Giảm cân, thiếu máu không rõ lý do.
 

IV. Nguyên nhân gây ung thư đại tràng

• Yếu tố di truyền: Khối u ác tính tại đại tràng xuất hiện khi có sự biến đổi của một số gene nhất định, liên quan đến một số hội chứng di truyền như bệnh đa polyp đại tràng gia đình (FAP), hội chứng ung thư đại tràng di truyền không polyp (HNPCC hoặc hội chứng Lynch).

• Các tổn thương tiền ung thư: Viêm đại tràng chảy máu, Bệnh Crohn, Polyp đại tràng…

• Yếu tố dinh dưỡng: Chế độ ăn nhiều thịt, mỡ động vật, ít chất xơ, thiếu vitamin, hoặc thực phẩm có chứa nitrosamin…

1. Thừa cân hoặc béo phì

- Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cũng như nguy cơ tử vong vì ung thư cao hơn. Tình trạng này xảy ra ở cả hai giới, nhưng nguy cơ ở nam giới sẽ cao hơn nữ giới.

2. Lối sống thiếu vận động

- Lối sống thiếu khoa học, càng ít hoạt động thể chất càng tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng. Do đó, cần xây dựng kế hoạch tập luyện thể dục thể thao hợp lý, vừa sức để loại bỏ các nguy cơ gây bệnh.

3. Hút thuốc lá

- Những người thường xuyên hút thuốc lá trong một thời gian dài sẽ có nguy cơ mắc và tử vong do ung thư đại tràng cao hơn những người không hút thuốc.

- Hút thuốc lá cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ hình thành u tuyến đại tràng. Những người hút thuốc lá đã phẫu thuật cắt bỏ u tuyến đại tràng có nguy cơ u tuyến tái phát khá cao.
 
4. Uống nhiều rượu bia

- Nghiên cứu cho thấy, uống rượu bia ở mức độ hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó bao gồm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư. Tuy nhiên, việc lạm dụng rượu bia quá độ sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng. Lượng rượu bia được khuyến nghị là ≥ 2 cốc/ngày đối với nam giới và 1 cốc/ngày đối với nữ giới (đơn vị tính là cốc tiêu chuẩn chứa khoảng 14gram cồn).

5. Người cao tuổi

- Người trẻ tuổi vẫn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhưng nguy cơ này sẽ tăng cao hơn ở những bệnh nhân trên 50 tuổi.

6. Tiền sử bệnh lý của bản thân bệnh nhân 

• Mắc bệnh ung thư đại tràng trước đó;
 
• Polyp tuyến nguy cơ cao kích thước polyp 1cm hoặc tế bào của polyp có hình dạng bất thường dưới kính hiển vi;
 
• Bệnh viêm ruột (IBD) như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn…

• Ung thư buồng trứng;

7. Tiền sử bệnh lý gia đình
 
- Người có cha mẹ, anh chị em ruột có tiền sử mắc ung thư đại tràng thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đặc biệt, nguy cơ này sẽ tăng lên nếu gia đình có người mắc bệnh ở độ tuổi dưới 50, hoặc gia đình có nhiều người cùng bị bệnh. Bên cạnh đó, nếu trong gia đình có thành viên từng bị polyp tuyến thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Do đó, bạn nên chủ động tầm soát trước 45 tuổi để phát hiện sớm và can thiệp điều trị hiệu quả nếu mắc bệnh.
 
V. Phương pháp điều trị ung thư trực tràng

1. Phẫu thuật

- Phẫu thuật ung thư trực tràng là phương pháp loại bỏ khối u trực tràng, các mô và một số hạch bạch huyết lân cận. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả thường được áp dụng trong trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm.

- Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật ung thư trực tràng là phẫu thuật mổ mở và mổnội soi. Tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân, cấu trúc giải phẫu của đoạn trực tràng cần can thiệp, mức độ phức tạp của bệnh lý mà phẫu thuật viên sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp.

2. Hóa trị

- Hóa trị trong ung thư trực tràng là một phần quan trọng trong điều trị bệnh ung thư trực tràng. Đây là phương pháp sử dụng thuốc trong việc ngăn chặn và tiêu diệt tế bào ung thư.

- Thuốc hóa trị ung thư trực tràng có thể được dùng qua đường tiêm hoặc đường uống. Tùy theo tình trạng của bệnh lý mà bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc khác nhau, có liều lượng và lịch trình sử dụng cụ thể.
Hóa trị ung thư trực tràng giúp giảm nhẹ triệu chứng và hóa trị bổ trợ cho trước hoặc sau phẫu thuật.

3. Xạ trị

- Xạ trị trong ung thư trực tràng là phương pháp sử dụng tia X có năng lượng cao chiếu trực tiếp vào khu vực khối u của người bệnh nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị thường sử dụng với mục đích hỗ trợ điều trị, làm tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân trước hoặc sau phẫu thuật hoặc có thể sử dụng trong trường hợp bệnh nhân không có chỉ định phẫu thuật.
 
Giải pháp cho người ung thư: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện

Bi-Nutafit® là công thức đặc biệt chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi đối tượng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cung cấp cho cơ thể những chất bổ dưỡng albumin, đạm, protein, các axit amin thiết yếu để nâng cao sức đề kháng và sự cường tráng của cơ thể, giúp sửa chữa và bảo vệ các mô, tế bào bị tổn thương do các tác nhân gây bệnh.

 
 
 

Công dụng của Bi-Nutafit®

- Bi-Nutafit bổ sung albumin, protein và các a xít amin thiết yếu cho cơ thể.

- Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, stress..

- Sốt xuất huyết; chấn thương, hội chứng nhiễm trùng; nhiễm độc; viêm tuỵ...

- Trị liệu bỏng, nhanh liền sẹo, giúp làm mờ và giảm vết thâm nám trên da

- Chạy thận nhân tạo, suy thận cấp, mãn, hội chứng thận hư,

- Nâng cao sức đề kháng, bồi bổ sau phẫu thuật tim, phổi, phụ nữ sau sinh

- Sửa chữa tổn thương cấp độ DNA, tế bào;  khử gốc tự do

- Hỗ trợ điều trị cho người viêm gan vius, xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ...

- Tăng cường sức đề kháng cho người thiếu máu, người mỏi mệt, ung thư máu.

- Tăng cường MD sau mổ, xạ trị, phòng và hỗ trợ điều trị các loại ung thư

 - Tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe

- Chống lão hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng cường tuổi thọ.

 
     
 
 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận của bạn:
0978307072