-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Ung thư tuyến tụy “đáng sợ” như thế nào?
Đăng bởi: My Hoàng
15/08/2022
Ung thư tụy không phải là loại ung thư phổ biến nhưng lại nằm trong nhóm bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu. Phần lớn bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn, gây khó khăn cho quá trình điều trị, đồng thời nguy cơ tái phát và tỷ lệ tử vong rất cao. Vậy ung thư tuyến tụy nguy hiểm như nào mà khiến ai cũng phát sợ? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.
I. Ung thư tuyến tụy nguy hiểm thế nào?
Tuyến tụy có chức năng tạo ra các enzyme tiêu hóa và hormone. Trong đó, phần tuyến tụy sản sinh ra hormone được gọi là tuyến tụy nội tiết và phần tuyến tụy sản sinh ra enzyme tiêu hóa được gọi là tuyến tụy ngoại tiết. Đa số những bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy đều hình thành từ tế bào tuyến tụy ngoại tiết. Theo mức độ lan rộng của khối u, ung thư tụy còn gọi là ung thư tuyến tụy sẽ được phân loại như sau:
- Ung thư tuyến tụy sớm: Là giai đoạn những tế bào ung thư xuất hiện trong tuyến tụy, chỉ gây tổn thương cho bộ phận này và không gây tổn thương cho bất cứ cơ quan nào khác trong cơ thể. Thông thường, khối u trong giai đoạn sớm có kích thước nhỏ, chỉ dưới 2cm và không gây ra triệu chứng điển hình do đó người bệnh rất khó để nhận biết bệnh.
- Ung thư tuyến tụy tại vùng: Là giai đoạn mà những khối u ung thư tuyến tụy đã lan tới các hạch bạch huyết hoặc các mô xung quanh nhưng chưa lan sang các bộ phận khác.
- Ung thư tuyến tụy di căn: Là giai đoạn mà những tế bào hay những khối u ung thư có thể đạt tới kích
thước rất lớn và đã lan đến những cơ quan khác trong cơ thể, chẳng hạn như gan, phổi,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nếu được phát hiện ở giai đoạn này, tỷ lệ bệnh nhân sống được trên 5 năm là rất thấp.
Như vậy có thể thấy rằng, ung thư tụy là bệnh vô cùng nguy hiểm vì triệu chứng bệnh khá mơ hồ. Rất ít bệnh nhân có thể nhận biết bệnh ở giai đoạn sớm. Trên thực tế, những trường hợp mắc bệnh thường được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe tổng quát và đa số bệnh nhân đều rất bất ngờ, hoang mang khi được chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, căn bệnh này còn tiến triển rất nhanh, quá trình điều trị phức tạp, nguy cơ tử vong và tái phát bệnh cũng cao hơn so với những bệnh ung thư khác.
II. Các giai đoạn ung thư tuyến tụy
Khi ung thư tuyến tụy được phát hiện, các bác sĩ có thể sẽ thực hiện các xét nghiệm bổ sung để tìm hiểu xem ung thư đã di căn hay chưa. Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như xét nghiệm máu, chụp PET , giúp bác sĩ xác định sự hiện diện của các khối ung thư.
Với những xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ xác định giai đoạn ung thư, qua đó giúp giải thích mức độ tiến triển của ung thư và tìm phương pháp điều trị phù hợp nhất. Sau khi chẩn đoán được thực hiện, bác sĩ sẽ chỉ định một giai đoạn dựa trên kết quả xét nghiệm:
• Giai đoạn 1: Khối u chỉ tồn tại trong tuyến tụy
• Giai đoạn 2: Khối u đã lan đến các mô, cơ quan trong ổ bụng hoặc hạch bạch huyết lân cận
• Giai đoạn 3: Khối u đã lan đến các mạch máu chính và các hạch bạch huyết
• Giai đoạn 4: Khối u đã di căn đến các cơ quan khác, chẳng hạn như gan
- Theo ước tính của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho năm 2019, khoảng 57.000 người ở Hoa Kỳ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy và 46.000 người dự kiến sẽ chết vì căn bệnh này.
- Tỷ lệ sống sót trung bình của ung thư tuyến tụy giai đoạn 4 là từ hai đến sáu tháng. Nhưng hãy nhớ rằng việc kết luận bệnh của một cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bác sĩ sẽ dựa trên các kết quả và đưa ra kết luận cuối cùng.
III. Một số triệu chứng của bệnh ung thư tụy
Ung thư tụy rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm vì không có triệu chứng điển hình. Do đó các chuyên gia khuyên bạn không nên chủ quan với căn bệnh này và hãy đi khám sớm khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau:
- Đầy hơi: Đây là dấu hiệu sinh lý bình thường, hay gặp khi bạn ăn quá no hoặc gặp ở những phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt,… Tuy nhiên, nếu tình trạng đau bụng kéo dài thì rất có thể đây chính là triệu chứng của một số bệnh lý về đường tiêu hóa, bao gồm ung thư tuyến tụy.
- Đau bụng: Đây là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân mắc ung thư tụy. Những cơn đau thường diễn ra ở vùng thượng vị hoặc vùng hạ sườn phải, một số trường hợp còn bị đau vùng quanh lưng. Giai đoạn đầu, những cơn đau thường âm ỉ và không kéo dài. Nhưng càng về sau, mức độ đau càng tăng dần, nhất là vào ban đêm.
- Vàng da: Đây là một trong những biểu hiện bất thường của cơ thể mà bạn không nên chủ quan. Theo các chuyên gia, vàng da có thể là dấu hiệu của các bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư gan, ung thư tụy,…
Những khối u ung thư có thể xâm lấn đường mật, gây chặn ống dẫn giải phóng mật vào ruột, từ đó khiến cho các bilirubin tích tụ trong máu, theo đường máu đi đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể và gây vàng da. Phần lớn các trường hợp có khối u ung thư phần đầu tụy sẽ có biểu hiện vàng da. Những trường hợp có khối u ở thân và đuôi tụy thì ít gặp phải triệu chứng này hơn, tình trạng vàng da tắc mật thường tiến triển chậm. Bên cạnh vàng da, bệnh nhân còn có thể gặp phải tình trạng ngứa da và lòng trắng mắt chuyển vàng.
- Phân nhạt màu và nước tiểu đậm màu hơn: Nước tiểu đậm màu có thể do bạn đã bị mất nước và phân nhạt màu cũng có thể do chế độ ăn của bạn. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tụy. Nguyên nhân là do những khối u ung thư phát triển và gây tắc dịch mật dẫn đến phân nhạt màu và nước tiểu đậm màu hơn.
- Ăn không ngon hay buồn nôn và ói mửa: Như đã nói ở phía trên, tuyến tụy có nhiệm vụ tạo ra những enzyme tiêu hóa để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Vì thế khi cơ quan này bị tổn thương, sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu hóa thức ăn, đồng thời kích thước khối u lớn cũng ảnh hưởng đến dạ dày. Từ đó gây cảm giác chán ăn, buồn nôn, ợ nóng và trào ngược axit thực quản.
- Sụt cân: Nếu bạn bị sụt khoảng 5% trọng lượng cơ thể mà chưa rõ nguyên nhân thì đừng nên chủ quan vì đây rất có thể là triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tụy. Những khối u ung thư có xu hướng giải phóng các cytokine vào máu và khiến cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn so với bình thường.
- Bị tiểu đường có thể là triệu chứng của ung thư tụy: Tuyến tụy cũng là cơ quan giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Khi tuyến tụy bị tổn thương hoặc xuất hiện những tế bào ung thư thì sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất insulin và gây ra bệnh tiểu đường.
IV. Nguyên nhân bệnh Ung thư tuyến tụy
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân ung thư tuyến tụy. Nhưng có rất nhiều yếu tố nguy cơ liên quan mật thiết tới loại ung thư này đã được xác định:
• Yếu tố di truyền và tiền sử gia đình: Các đột biến gene có thể dẫn tới sự phân chia mất kiểm soát của các tế bào tuyến tụy, gây nên ung thư. Các đột biến gene này có thể di truyền qua các thế hệ. Có khoảng 5-10% trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến tụy sinh ra trong các gia đình có người thân mắc bệnh.
• Yếu tố tuổi tác: Tuổi đời càng cao nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Theo thống kê, hơn một nửa số ca ung thư biểu mô tuyến tụy bắt gặp ở những người trên 70 tuổi nhưng bệnh này lại hiếm khi xảy ra trước tuổi 40.
• Yếu tố độc hại từ môi trường: Những người hút thuốc lá hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 20-30% so với người bình thường. Nguy cơ này tăng theo số lượng và thời gian hút thuốc. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với các chất độc hại như dung môi, xăng dầu, thuốc trừ sâu, benzidine, thuốc diệt cỏ,... cũng có khả năng cao gây ung thư tuyến tụy.
• Yếu tố giới tính: Ung thư tuyến tụy gặp phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Có thể là điều này là do nam hút thuốc nhiều hơn nữ.
• Các yếu tố khác: Viêm tụy mãn tính, tiểu đường và thừa cân (chỉ số BMI, Body Mass Index, lớn hơn 35) cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.
V. Đối tượng nguy cơ bệnh Ung thư tuyến tụy
Với những yếu tố nguy cơ kể trên, các đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tụy bao gồm:
• Những người hút thuốc lá.
• Người cao tuổi.
• Người có tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến tụy.
• Bệnh nhân mắc tiểu đường hoặc viêm tụy mãn tính.
• Người thường xuyên làm việc trong môi trường tiếp xúc với các hoá chất độc hại như xăng dầu, thuốc trừ sâu, benzimidine,...
• Những người ít vận động, thừa cân, béo phì.
VI. Ung thư tuyến tụy có chữa được không?
Câu trả lời là có. Việc chữa khỏi và kéo dài sự sống cho bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy phụ thuộc lớn vào sức khoẻ và giai đoạn của bệnh. Việc phát hiện ung thư sớm sẽ giúp điều trị có kết quả tốt hơn.
Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh nhân và giai đoạn ung thư, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau:
• Phẫu thuật: tùy thuộc vào vị trí khối u mà bác sĩ có thể sử dụng một trong các thủ thuật sau:
o Phẫu thuật Whipple: Cắt bỏ đầu tụy, hang vị, đoạn cuối ống mật chủ, các hạch lân cận.
o Cắt bỏ toàn bộ tụy.
o Cắt thân và đuôi tuỵ.
• Xạ trị: Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp không thể phẫu thuật hoặc ung thư đã di căn bên ngoài tuyến tụy, hoặc được kết hợp với hoá chất để điều trị cho bệnh nhân sau mổ. Hiện nay, Vinmec đã và đang áp dụng kĩ thuật xạ trị tiên tiến nhất SBRT để giúp bệnh nhân ung thư.
• Hoá trị: Phương pháp này dùng để hỗ trợ xạ trị hoặc áp dụng nếu phẫu thuật và xạ trị không còn phù hợp. Hoá trị giúp bệnh nhân kéo dài sự sống, giảm đau đớn và các triệu chứng khó chịu ở giai đoạn cuối.
Giải pháp cho người ung thư: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện
Bi-Nutafit® là công thức đặc biệt chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi đối tượng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cung cấp cho cơ thể những chất bổ dưỡng albumin, đạm, protein, các axit amin thiết yếu để nâng cao sức đề kháng và sự cường tráng của cơ thể, giúp sửa chữa và bảo vệ các mô, tế bào bị tổn thương do các tác nhân gây bệnh.
Bi-Nutafit® là công thức đặc biệt chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi đối tượng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cung cấp cho cơ thể những chất bổ dưỡng albumin, đạm, protein, các axit amin thiết yếu để nâng cao sức đề kháng và sự cường tráng của cơ thể, giúp sửa chữa và bảo vệ các mô, tế bào bị tổn thương do các tác nhân gây bệnh.
Công dụng của Bi-Nutafit®:
- Bi-Nutafit bổ sung albumin, protein và các a xít amin thiết yếu cho cơ thể.
- Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, stress..
- Sốt xuất huyết; chấn thương, hội chứng nhiễm trùng; nhiễm độc; viêm tuỵ...
- Trị liệu bỏng, nhanh liền sẹo, giúp làm mờ và giảm vết thâm nám trên da
- Chạy thận nhân tạo, suy thận cấp, mãn, hội chứng thận hư,
- Nâng cao sức đề kháng, bồi bổ sau phẫu thuật tim, phổi, phụ nữ sau sinh
- Sửa chữa tổn thương cấp độ DNA, tế bào; khử gốc tự do
- Hỗ trợ điều trị cho người viêm gan vius, xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ...
- Tăng cường sức đề kháng cho người thiếu máu, người mỏi mệt, ung thư máu.
- Tăng cường MD sau mổ, xạ trị, phòng và hỗ trợ điều trị các loại ung thư
- Tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe
- Chống lão hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng cường tuổi thọ.
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
____________________
Có thể bạn quan tâm
>>> Người đang hóa trị, xạ trị cần lưu ý gì ở chế độ ăn?
>>> Suy giảm nhận thức sau hóa trị ung thư kéo dài bao lâu? Đọc ngay để biết
>>> Mỗi đợt hóa trị ung thư kéo dài bao lâu? Có đau không?