-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Viêm đại tràng mãn tính nguy hiểm như thế nào? 3 biến chứng khó lường của viêm đại tràng mãn tính
Đăng bởi: My Hoàng
19/04/2022
Viêm đại tràng mãn tính xảy ra khi bệnh viêm đại tràng cấp tính không được điều trị dứt điểm. Lúc này, các triệu chứng của bệnh sẽ diễn ra kéo dài khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Nếu không tiến hành xử lý đúng cách sẽ có nguy cơ phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Vậy những biến chứng mà viêm đại tràng mãn tính gây ra là gì? Dưới đây là 3 biến chứng nguy hiểm mà viêm đại tràng mãn tính gây ra cho người bệnh.
I. Viêm đại tràng mãn tính nguy hiểm như thế nào? 3 biến chứng khó lường của viêm đại tràng mãn tính
Viêm đại tràng mãn tính có thể xảy ra với nhiều mức độ khác nhau, bệnh rất khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát trở lại. Ở những trường hợp bệnh nhẹ, cấu trúc niêm mạc đại tràng sẽ trở nên kém bền vững và dễ gây chảy máu. Khi bệnh phát triển nặng, các vết loét sẽ phát triển lan rộng, xung huyết và hình thành nên các ổ áp xe gây đau nhức dữ dội. Nếu không tiến hành xử lý đúng cách, cơ thể người bệnh sẽ dần suy nhược và phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Các biến chứng của bệnh viêm đại tràng mãn tính là:
1. Xuất huyết đại tràng
- Niêm mạc đại tràng khi bị viêm ở mức độ nghiêm trọng sẽ gây tổn thương đến hệ thống mạch máu và dẫn đến xuất huyết. Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ gây mất máu nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
2. Thủng đại tràng
- Nếu tình trạng viêm diễn ra kéo dài sẽ khiến vết loét phát triển lan rộng đến vùng niêm mạc xung quanh. Nếu không tiến hành điều trị đúng cách sẽ gây ra biến chứng giãn đại tràng hoặc thủng đại tràng.
3. Ung thư đại tràng
- Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm đại tràng mãn tính. Viêm đại tràng mãn tính cần khoảng thời gian 7 – 10 năm để có thể phát triển thành ung thư.
- Viêm đại tràng mãn tính là bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp và chiếm khoảng 20% dân số ở nước ta. Thống kê y khoa cho thấy, số người mắc phải căn bệnh này đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng.
II. Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng mãn tính
Viêm đại tràng mãn tính gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống hàng ngày của người bệnh. Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện âm thầm hoặc đột ngột khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu.
Bạn có thể nhận biết ra bệnh thông qua các dấu hiệu điển hình sau đây:
- Đau bụng: Xuất hiện các cơn đau bụng ở dưới rốn hoặc chạy dọc theo khung đại tràng. Cơn đau xuất hiện với tần suất liên tục khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Khi về đêm, cơn đau rất dễ tái phát trở lại gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
- Rối loạn đại tiện: Khi bị viêm đại tràng mãn tính, người bệnh sẽ có triệu chứng đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày và luôn có cảm giác muốn đi đại tiện. Hoặc bị táo bón, phân đào thải ra bên ngoài sẽ có mùi hôi rất khó chịu, kèm theo máu và chất nhầy. Cũng có nhiều trường hợp táo bón và tiêu chảy diễn ra xen kẽ.
- Triệu chứng khác: Một số triệu chứng khác có thể xảy ra khi bị viêm đại tràng mãn tính là chướng bụng, chán ăn, gầy sút cân không rõ nguyên nhân, mất ngủ, tính tình thay đổi, suy giảm trí nhớ, suy nhược cơ thể, sốt nhẹ,…
III. Nguyên nhân gây viêm đại tràng mãn tính
Trên thực tế, bệnh viêm đại tràng mãn tính có thể xảy ra do tác động của nhiều yếu tố khác nhau, có cả chủ quan và khách quan. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh điển hình nhất, bạn cần phải nắm rõ để có biện pháp phòng ngừa hợp lý:
• Thiếu máu cục bộ đại tràng: Thiếu máu cục bộ đại tràng thường xảy ra khi động mạch bị hẹp, xoắn ruột,… Lúc này, đại tràng sẽ bị mất đi nguồn cung cấp máu để làm lành những tổn thương vốn có tại cơ quan này. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ tạo cơ hội hình thành bệnh viêm đại tràng mãn tính.
• Lạm dụng thuốc: Lạm dụng các loại thuốc Tây y trong điều trị bệnh sẽ gây hại đến đại tràng và làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh viêm đại tràng mãn tính. Thường gặp nhất là thuốc kháng sinh và thuốc kháng viêm.
• Nhiễm trùng ruột kết: Nhiễm trùng ruột kết thường xảy ra ở những người ăn uống kém vệ sinh, ăn đồ ôi thiu hoặc nhiễm khuẩn,.. Lúc này, bạn sẽ có triệu chứng đi ngoài nhiều lần trong ngày và gây mất nước. Nếu không tiến hành điều trị sẽ tạo cơ hội cho bệnh viêm đại tràng mãn tính khởi phát.
• Do vi khuẩn lao: Viêm đại tràng mãn tính cũng có thể xảy ra ở những người bị nhiễm vi khuẩn lao với các bệnh lý như lao phổi, lao ruột,…
• Do lỵ amip: Lỵ amip là một loại ký sinh trùng nguy hiểm, chúng thường có lẫn trong thức ăn hàng ngày. Nếu bạn có thói quen ăn uống kém vệ sinh, loại amip này sẽ theo thức ăn vào hệ tiêu hóa và gây ra bệnh viêm đại tràng mãn tính.
• Nguyên nhân khác: Viêm đại tràng cũng có thể khởi phát ở những người có thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, mắc bệnh táo bón mãn tính, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, mắc bệnh Crohn,….
IV. Cách điều trị viêm đại tràng mãn tính
Khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bệnh viện thăm khám chẩn đoán chính xác bệnh trạng. Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp giúp nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là các cách điều trị viêm đại tràng mãn tính mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:
1. Dùng thuốc Tây y
Dựa vào mức độ bệnh lý của từng trường hợp, bác sĩ sẽ lên đơn điều trị sao cho phù hợp. Các loại thuốc Tây y điều trị viêm đại tràng mãn tính có tác dụng giảm viêm đau và ổn định lại tâm lý của người bệnh.
Thường được kê đơn điều trị là:
• Kháng sinh: (Berberin, Biseptol, Ercefuryl,…) Loại thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của vi
khuẩn gây bệnh và dần loại bỏ chúng. Được áp dụng đối những trường hợp khởi phát bệnh do vi khuẩn.
• Thuống chống nấm và ký sinh trùng: (Flagyl, Fugacar, Klion, Nystatin,…) Với những trường hợp khởi phát bệnh do nấm hoặc ký sinh trùng sẽ đươc kê đơn điều trị bằng loại thuốc này.
• Thuốc chống miễn dịch: Được dùng để điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính ở giai đoạn đầu. Thường bác sĩ sẽ kê đơn điều trị thuốc chống miễn dịch kết hợp với Azathioprine và Mercaptopurine giúp làm tăng hiệu quả mang lại.
• Thuốc chống co thắt: (Papaverin, No-spa, Spasmaverine,…) Thuốc có tác dụng chống co thắt đại tràng và mang lại hiệu quả giảm đau. Từ đó, triệu chứng đau quặn bụng và tiêu chảy sẽ được cải thiện đáng kể.
• Thuốc trị táo bón: Được sử dụng đối với những trường hợp viêm đại tràng mãn tính thể táo bón. Thường dùng là Duphalac, Sorbitol, Forlax, …
• Thuốc cầm tiêu chảy: Được kê đơn điều trị đối với những trường hợp viêm đại tràng mãn tính thể tiêu chảy. Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài và giúp bảo vệ lớp niêm mạc lót trong đường ruột. Thường dùng là Loperamid, Smecta,..
Các loại thuốc ở trên có khả năng giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Nhưng nếu bạn quá lạm dụng sẽ gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận, dạ dày,…
Vì thế, trong suốt quá trình điều trị bệnh bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Không tự ý mua thuốc về dùng để trị bệnh khi chưa có chỉ định cụ thể.
2. Phẫu thuật
- Đây là phương pháp trị bệnh bằng cách can thiệp ngoại khoa, thường được áp dụng đối với những trường hợp bệnh nặng có nguy cơ phát sinh biến chứng. Đồng thời, phẫu thuật cũng được chỉ định thực hiện khi phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả tích cực.
- Phẫu thuật trị bệnh mang lại hiệu quả điều trị dứt điểm nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong và sau phẫu thuật. Vì thế, phương pháp này chỉ được áp dụng khi thực sự cần thiết. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật trị bệnh.
3. Chữa viêm đại tràng bằng thuốc Đông y
Ngoài việc thực hiện điều trị bằng cách dùng tây y hoặc phẫu thuật, người bệnh cũng có thể tiến hành điều trị bệnh theo Đông y. Dùng thuốc Đông y trị bệnh giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, nếu sử dụng trong thời gian dài còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Các bài thuốc Đông y trị viêm đại tràng mãn tính được áp dụng phổ biến hiện nay là:
+ Bài thuốc số 1:
• Chuẩn bị: 12 gram sài hồi, 12 gram hương phụ, 12 gram trần bì, 8 gram xích thược, 8 gram chỉ xác, 6 gram xuyên khung, 4 gram cam thảo.
• Cách thực hiện: Rửa sạch số dược liệu trên rồi cho vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ. Chắt lấy lượng nước sắc thu được sử dụng để uống hết trong ngày.
+ Bài thuốc số 2:
• Chuẩn bị: 12 gram bạch truật, 12 gram hoàng cầm, 12 gram sài hồ, 12 gram bạch thược, 12 gram phục linh, 8 gram cam thảo, 8 gram bạc hà, 6 gram uất kim, 6 gram trần bì, 6 gram chỉ xác.
• Cách thực hiện: Đem sắc toàn bộ dược liệu trên với lượng nước vừa đủ rồi dùng để uống.
+ Bài thuốc số 3
• Chuẩn bị: 12 gram đảng sâm, 12 gram đại táo, 12 gram hoàng kỳ, 12 gram bạch truật, 8 gram phục thần, 8 gram đương quy, 8 gram táo nhân, 8 gram viễn chí, 8 gram mộc hương.
• Cách thực hiện: Cho dược liệu vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ rồi sử dụng để uống. Sử dụng mỗi ngày một thang cho đến khi bệnh thuyên giảm.
4. Chữa viêm đại tràng bằng mẹo dân gian
Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, bạn có thể sử dụng các mẹo được lưu truyền trong dân gian để cải thiện triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, phương pháp trị bệnh này mang lại hiệu quả rất chậm, bạn cần phải áp dụng đều đặn trong thời gian dài thì bệnh mới có chuyển biến tốt. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
+ Uống nước lô hội và mật ong
• Chuẩn bị 5 nhánh lô hội tươi đem đi rửa sạch rồi gọt bỏ lớp vỏ xanh cứng ở ngoài. Đem rửa phần thịt
nha đam với nước sạch 1 lần nửa để loại bỏ bớt mủ rồi vớt ra để ráo.
• Cho thịt nha đam vào máy sinh tố xay nhuyễn, sau đó cho thêm 450ml mật ong nguyên chất vào rồi trộn đều lên.
• Bảo quản hỗn hợp trên trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần lấy 2 – 3 thìa hỗn hợp mật ong nha đam pha với nước ấm rồi uống.
• Thực hiện cách trị bệnh này từ 2 – 3 lần/ngày, áp dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
+ Uống nước sắc rễ cây đinh lăng
• Rễ đinh lăng sau khi thu hái về thì đem rửa sạch sẽ đất cát bám quanh, dùng dao thái nhỏ rồi cho vào
chảo sao vàng.
• Cho một lượng dược liệu vừa đủ vào ấm sắc cùng với 500ml nước. Sắc thuốc trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 200ml thì tắt bếp.
• Chắt lấy lượng nước sắc thu được, chia thành 2 phần sử dụng để uống vào trước mỗi bữa ăn.
+ Ăn cháo gạo lứt
• Rang thơm 100 gram gạo lứt, cho gạo lứt vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ rồi bắc lên bếp nấu nhừ thành cháo.
• Chia cháo thành 3 phần để sử dụng trong ngày, nên ăn cháo gạo lứt khi đói để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
• Áp dụng cách trị bệnh này liên tục trong 2 tuần bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại.
VI. Lưu ý khi bị viêm đại tràng mãn tính
Trong quá trình điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính, bạn cần phải điều chỉnh lại thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày sao cho khoa học, giúp nâng cao hiệu quả mang lại và ngăn ngừa bệnh tiếp tục chuyển biến nặng. Sau khi bệnh đã được kiểm soát tốt, bạn cũng nên duy trì các thói quen này để phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
1. Trong ăn uống:
• Tuân thủ theo nguyên tắc ăn chín uống sôi. Tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm tái sống dễ bị nhiễm khuẩn như nem chua, tiết canh, gỏi, sushi, rau sống,…
• Ở trường hợp bệnh thể táo bón, bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Đồng thời, chia nhỏ bữa ăn để sử dụng tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
• Trường hợp bệnh thể tiêu chảy, cần hạn chế sử dụng thực phẩm chứa chất xơ không tan để tránh gây tổn thương đến thành ruột. Nếu ăn trái cây thì cần phải gọt vỏ hoặc xay nhuyễn thành sinh tố.
• Tránh sử dụng các loại đồ ăn gây áp lực lên hệ tiêu hóa như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,… Nói không với các loại thực phẩm gây hại đến sức khỏe như cà phê, thuốc lá, rượu bia, nước chè đặc,…
2. Trong sinh hoạt:
• Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp cải thiện sức đề kháng cơ thể và tăng khả năng chống chọi lại với bệnh tật. Ngủ đúng giờ và đủ giấc để cơ thể có thời gian phục hồi thể lực sau ngày dài làm việc.
• Luôn giữ cho tinh thần ổn định, thoải mái và vui vẻ. Tránh bị căng thẳng stress kéo dài. Khi bị căng thẳng, nhu động ruột sẽ bị rối loạn và khiến các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn.
• Không nên nhịn đi đại tiện mà hãy đi ngay khi có nhu cầu. Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định trong ngày.
Viêm đại tràng là bệnh lý cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách để tránh phát sinh biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngay khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !
Giới thiệu đến bạn: Prilosec OTC 20.6 mg chữa đau dạ dày
Prilosec OTC™ 20.6 mg là thuốc chữa dạ dày áp dụng công nghệ dược mới có kết hợp 2 thành phần chính là omeprazole và muối magnesium có tác dụng giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả có tác dụng chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.
Công dụng của viên uống Prilosec OTC
- Trị đau bao tử, viêm loét dạ dày, hành tá tràng
- Giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả
- Chữa các chứng trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.
- Điều trị triệu chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần.
>>> chi tiết sản phẩm xem tại : Prilosec OTC 20.6 mg chữa đau dạ dày
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có thể bạn quan tâm
>>> 12 loại nước uống giúp giảm đau dạ dày cực hiệu quả
>>> Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và cách điều trị