VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

 Đăng bởi: Admin 27/02/2017

VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

Bệnh viêm đường tiết niệu là một bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Với bệnh này, vệ sinh phòng bệnh đặc biệt có ý nghĩa quan trọng.

  1. Lứa tuổi mắc bệnh

Không giống như nhiều bệnh khác, viêm đường tiết niệu là bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi (từ trẻ em đến người cao tuổi), xảy ra ở cả nam và nữ nhưng nữ nhiều hơn.

Phụ nữ trưởng thành có tới trên 50% quãng đời của họ phải đi khám và điều trị căn bệnh viêm đường tiết niệu. Trong số các bệnh tiết niệu thì bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng hay gặp đứng hàng thứ hai ở người trưởng thành, chỉ sau nhiễm trùng đường hô hấp. Có khoảng gần 11% con gái dưới 18 tuổi bị viêm đường tiết niệu tính chỉ trong 1 năm và gần 20% với độ tuổi từ 18 đến 24.

Ở trẻ em, tỷ lệ bệnh cũng không nhỏ. Tuỳ thuộc vào giới tính và độ tuổi mà từng đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh khác nhau. Nhưng nhìn chung viêm đường tiết niệu trẻ em có tỷ lệ mắc dao động từ 2,4 đến 2,8%. Hay gặp nhất là ở độ tuổi dưới 1 tuổi (do vệ sinh kém). Tỷ lệ này giảm dần ở những lứa tuổi lớn hơn và chỉ khoảng gần 2% ở những trẻ em lớn hơn 2 tuổi.

Bệnh viêm đường tiết niệu còn là một bệnh đáng ngại nhất ở người cao tuổi bị liệt hoặc tai biến mạch máu não do tốc độ bài xuất nước tiểu giảm, độ pH giảm axit lại do giảm vận động nên nó gần như là biến chứng song hành.

  1. Dấu hiệu bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu có những biểu hiện và triệu chứng giống nhau ở cả nam và nữ, dưới đây là những triệu chứng thường gặp:

  • Người bệnh thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu, có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục nhưng mỗi lần lượng nước tiểu rất ít.
  • Khi đi tiểu có cảm giác đau buốt, có cảm giác như kim châm giữa các lần đi vệ sinh
  • Đau vùng bụng dưới và lưng, nóng rát vùng bụng dưới.
  • Tình trạng viêm nhiễm nặng lan tỏa đến thận và dạ con, gây ra các chứng như đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn.
  • Nước tiểu có màu khác khi đi tiểu khó khăn, tiểu rắt, bụng ậm ạch, khó chịu

Để chuẩn đóan xem có phải mắc bệnh viêm đường tiết niệu hay không thì cần phải làm các xét nghiệm. Đối tượng trẻ em dễ mắc chứng bệnh này. Với các dạng bệnh chính của viêm đường tiết niệu là:

  • Viêm bàng quang
  • Viêm thận
  • Nhiễm khuẩn niệu

Trong đó dạng nhiễm khuẩn niệu là nhẹ nhất, vi khuẩn chỉ mới xuất hiện trong nước tiểu chứ chưa gây dạng viêm, viêm thận được coi là thể nặng nhất.

  1. Nguyên nhân gây bệnh viêm tiết niệu

Viêm đường tiết niệu chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên. Chúng thường xâm nhập theo đường viêm ngược dòng, từ bộ phận sinh dục ngoài rồi lan lên thận. Đầu tiên mầm bệnh lây từ phân trong đại tràng vào bộ phận sinh dục ngoài, gây viêm niệu đạo, bàng quang rồi sau đó xâm nhập và gây viêm lan lên các bộ phận trên.

  • Có đến 90% trường hợp gây bệnh là do vi khuẩn  “ Escherichia coli ” gây ra. Vì vi khuẩn này có khả năng thâm nhập trực tiếp vào đường tiết niệu, hoặc qua sinh hoạt tình dục, qua các dụng cụ đặt xông dẫn lưu, phẫu thuật nội soi….
  • Viêm đường tiết niệu do thấp nhiêt (nóng trong) gây nóng, rát, buốt mỗi khi đi tiểu, đối tượng này thường bị tái phát vào mùa hè.
  • Các yếu tố khác làm cho viêm đường tiết niệu dễ bị xảy ra như các bệnh sỏi đường tiết niệu , ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, sinh hoạt tình dục với người bị bệnh đường sinh dục – tiết niệu mà không dùng phương tiện bảo vệ, mắc các bệnh như đái tháo đường , suy giảm miễn dịch , già yếu, suy kiệt… Bệnh rất dễ tái phát nếu bạn không điều trị dứt điểm.
  • Quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu, nó làm tăng nguy ciư viêm đường tiết niệu.
  1. Phòng và trị bệnh viêm đường tiết niệu
  • Kháng sinh: Là một thuốc đặc hiệu và có ý nghĩa nhất trong giải quyết triệt để bệnh này. Ngoài kháng sinh chúng ta cần phải dùng một số thuốc khác có tác dụng giải quyết nguyên nhân như thuốc điều trị sỏi, thuốc sát trùng bề mặt đường tiết niệu. Trong điều trị, xin lưu ý thận trọng với những kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid vì nhóm kháng sinh này độc với thận. Và cũng không nên dùng nhóm quinolon cho trẻ em vì chúng có thể gây biến chứng hỏng xương sụn.
  • Phòng chống bệnh nhiễm trùng đường tiểu: chúng ta cần đặc biệt chú ý tới công tác vệ sinh. Lời khuyên tốt nhất với nữ giới là nên rửa “vùng kín” 2 lần/ngày vào buổi sáng trước khi đi làm và buổi tối trước khi ngủ. Còn nam giới thì phải rửa ít nhất 1 lần/ngày vào buổi tối. Rửa ở đây là phải rửa kỹ và rửa sạch. Chúng ta phải rửa khe kẽ bên ngoài và khe kẽ bên trong.

Điều trị bệnh viêm đường tiết niệu bằng Super Power UriClean

  • Phòng nhiễm khuẩn trên các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống do hạn chế lưu thông nước tiểu ở bàng quang, thần kinh bàng quang hoặc đái buốt, đái dắt.
  • Chống viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Chống viêm bàng quang.
  • Tan sỏi thận.
  • Chống lắng cặn trong đài bể thận.
  • Ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.
  • Chống suy thận, tăng cường sức khỏe thận.
  • Phòng chống nhiễm trùng H.pylori, gây viêm loét đường tiêu hóa và các mảng bám răng, chữa đau răng và viêm lợi.
  • Hỗ trợ điều trị ung thư thận và các loại khác.

Liều Dùng: Uống mỗi ngày 2 viên chia làm 2 lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Chi tiết có thể tham khảo thêm tại: http://binhnghiamst.com/vi/chi-tiet/san-pham/6-than-tiet-nieu-bang-quang/63-thuc-pham-chuc-nang-super-power-uriclean-san-pham-tan-soi-than-chong-nhiem-khuan-than-va-tiet-nieu.mst

 

BS. Yên Lâm Phúc

thuocthang.vn (theo skds)

0978307072