-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Viêm đường tiết niệu có tự khỏi được không? Làm cách nào để chữa khỏi viêm đường tiết niệu?
Đăng bởi: My Hoàng
23/04/2022
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến, chỉ sự nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào trên đường tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo). Ở lần đầu tiên bị làm phiền bởi các triệu chứng khó chịu của viêm đường tiết niệu, nhiều bệnh nhân đã thắc mắc rằng viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Làm cách nào để chữa khỏi căn bệnh khó chịu này? Do đó, dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc về bệnh viêm đường tiết niệu.
I. Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?
- Khi bệnh trong giai đoạn mãn tính, triệu chứng bệnh sẽ ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu không chữa trị đúng cách, tình trạng viêm nhiễm có thể tiến triển dai dẳng, khó điều trị dứt điểm. Trong giai đoạn cấp, bệnh lý này gây sốt cao, mệt mỏi, tiểu buốt, nước tiểu có máu và mủ.
- Trường hợp bị viêm nhiễm đường tiết niệu, nên được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Vì bệnh
lý này không thể tự khỏi nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Tâm lý chủ quan của bệnh nhân sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, khiến máu bị nhiễm trùng, thậm chí là tử vong.
II. Điều trị viêm đường tiết niệu
1. Điều trị bằng thuốc
Hiện nay, phương pháp hiệu quả nhất để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu là dùng thuốc. Dùng thuốc có mục đích chính là đó là ngăn ngừa vi khuẩn lây lan và hạn chế các triệu chứng khó chịu của bệnh. Tùy thuộc vào giai đoạn và dấu hiệu cụ thể, mỗi bệnh nhân sẽ có chỉ định dùng thuốc riêng biệt. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc vì có thể sẽ khiến bệnh trầm trọng thêm.
– Nhiễm khuẩn lần đầu, tình trạng nhẹ: Bệnh nhân chỉ định dùng các loại kháng sinh thông thường. Thời gian sử dụng thuốc thường là một tuần. Sau khi hết thuốc thì bệnh nhân cần khám lại xác định hiệu quả thuốc. Không nên sinh hoạt vợ chồng khi chưa khỏi hẳn. Cần chú ý duy trì thói quen và chế độ ăn uống lành mạnh.
– Dấu hiệu rõ rệt, bị viêm tái phát: Duy trì dùng kháng sinh với liều được chỉ định ở mức cao, thường dùng với thời gian dài hơn, tối thiểu là 6 tháng. Nếu dùng 1 khoảng thời gian mà không tiến triển thì cần liên hệ để được bác sĩ tư vấn thay thuốc và liều lượng. Cần kiêng các hoạt động tình dục trong khi bị tái phát chưa khỏi.
– Viêm cấp độ nặng nề, không đáp ứng thuốc: Bệnh nhân sẽ được nhập viện để truyền kháng sinh. Nếu tình trạng cải thiện với xem xét xuất viện và dùng thuốc bảo tồn.
Các loại thuốc kháng sinh có thể gây nên những tác dụng phụ như mệt mỏi, tiêu hóa bị ảnh hưởng. Cần lưu ý và thông tin đến bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu bất thường. Chú ý kết hợp nghỉ ngơi dinh dưỡng điều độ.
2. Có lối sống khoa học
Ngoài việc dùng thuốc trong điều trị, cần kết hợp ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tránh làm tăng triệu chứng và tránh tái phát.
-
Về chế độ ăn uống:
– Bổ sung đủ nước mỗi ngày tùy cơ thể mỗi người. Uống nước vô cùng quan trọng để đẩy mạnh bài tiết, giúp đường niệu sạch sẽ và thông thoáng.
– Bổ sung thêm các loại nước ép khác như nam việt quất, nước ép cam, chanh…
– Dùng các thực phẩm lợi khuẩn như sữa chua lợi khuẩn…
– Bổ sung thêm các thực phẩm lợi khuẩn như sữa chua tiệt trùng, phô mai…
– Hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C và các chất xơ…
– Ăn đồ lợi tiêu hóa, không dùng đồ chiên rán quá nhiều
– Hạn chế các chất kích thích
-
Về sinh hoạt:
– Chú ý vệ sinh bộ phận kín sạch sẽ, nhẹ nhàng và đúng cách
– Sinh hoạt vợ chồng lành mạnh
– Nên lựa chọn dung dịch vệ sinh không gây kích ứng đối với phụ nữ.
– Mặc quần lót mềm mại, thông thoáng, tránh gây kích ứng
– Đi tiểu ngay khi có nhu cầu
Viêm đường tiết niệu điều trị không quá khó, tuy nhiên cần sự kiên nhẫn và chủ động từ người bệnh. Dùng thuốc theo chỉ dẫn và tuân thủ các nguyên tắc điều trị, đồng thời chú ý dinh dưỡng sinh hoạt lành mạnh sẽ sớm khắc phục đc cái triệu chứng bệnh.
III. Triệu chứng viêm tiết niệu
1. Triệu chứng tại chỗ
- Một số trường hợp nhiễm trùng không có biểu hiện gì mà chỉ vô tình phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu. Đối tượng phổ biến của bệnh thường là phụ nữ trong tuổi hoạt động tình dục, thai phụ, người bị đái tháo đường…
- Người bệnh sẽ thấy khó chịu khi đi tiểu tiện như tiểu gắt buốt, tiểu lắt nhắt, cảm giác còn nước tiểu trong bàng quang dù mới đi tiểu. Nước tiểu có màu đục, mùi hôi nồng, có lẫn máu hoặc mủ. Một số trường hợp đi khám vì cảm giác đau hạ vị khi viêm bàng quang hoặc đau vùng hông lưng khi viêm thận – bể thận, áp xe thận. Khi có sỏi ở thận gây ứ nước, nhiễm trùng hoặc áp-xe thận, người bệnh sẽ rất đau khi khám tại vị trí này.
2. Triệu chứng toàn thân
- Thận là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với máu. Cơ quan này phải tiếp nhận một lượng máu lớn để lọc và hình thành nước tiểu. Vì thế, vi khuẩn khi xâm nhập vào hệ niệu cũng rất dễ dàng xâm nhập vào máu, lan ra toàn cơ thể gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết nặng, hơn nữa là sốc nhiễm khuẩn và có thể dẫn tới tử vong. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện như sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi dơ, gương mặt hốc hác.
-
Triệu chứng ở nam giới
- Sự bất thường trong nước tiểu: Màu sắc chuyển sang vàng đục, xuất hiện mùi lạ hôi nồng, có thể lẫn máu hoặc mủ trong nước tiểu.
- Rối loạn tiểu tiện: Bệnh sẽ khiến người bệnh đi tiểu nhiều, tiểu lắt nhắt. Mỗi lần tiểu tiện, nước tiểu tiết ra rất ít, thậm chí là chỉ vài giọt.
- Đau rát và ngứa tại niệu đại: Có thể xuất hiện mủ trên miệng sáo.
- Đau bụng dưới và vùng thắt lưng: Khi quan hệ tình dục, cơn đau sẽ càng dồn dập.
-
Triệu chứng ở nữ giới
- Đi tiểu liên tục: Sau mỗi 15 – 20 phút/lần, có cảm giác khó chịu về đêm. Khi tiểu tiện, nước tiểu rất ít, thậm chí là không có. Người bệnh cảm thấy đau tức vùng bụng dưới.
- Tiểu rắt, tiểu buốt: Có cảm giác nóng rát khi tiểu.
- Nước tiểu khác thường: Có mùi hôi nồng, màu đục, có thể xuất hiện máu hoặc mủ.
- Đau quặn thắt ở phần thắt lưng hay bụng dưới: Cơn đau này là do viêm nhiễm lan đến niệu quản và thận. Nếu không điều trị ngay, bệnh nhân còn bị sốt cao, buồn nôn, ớn lạnh.
IV. Nguyên nhân gây viêm đường tiểu
Khoảng 95% nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn bội nhiễm ngược dòng niệu đạo vào bàng quang (5% từ đường máu), trong đó Escherichia coli (E.coli) chiếm 80% tác nhân gây bệnh.
Escherichia Coli là vi khuẩn thường trú ở đường ruột, chúng cũng xuất hiện nhiều ở trên da gần hậu môn và có khả năng thâm nhập vào đường tiết niệu nếu bạn không biết vệ sinh đúng cách. Vị trí đường tiểu và hậu môn của nữ gần hơn nam nên nguy cơ bị viêm nhiễm cũng sẽ cao hơn.
1. Viêm đường tiết niệu ở nam giới
• Vi khuẩn E.coli là nguyên nhân gây bệnh phổ biến.
• Bị viêm quy đầu, da quy đầu do vệ sinh không đúng cách
• Chấn thương dương vật do quan hệ tình dục thô bạo, gây kích thích niệu đạo dẫn tới tình trạng viêm
niệu đạo.
• Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh: sỏi, phì đại tuyến tiền liệt, bàng quang thần kinh, hẹp niệu quản, hẹp niệu đạo…
2. Viêm đường tiết niệu ở nữ giới
• Thói quen vệ sinh vùng kín từ sau ra trước, nhịn tiểu quá lâu, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ… sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
• Quan hệ tình dục không lành mạnh, không vệ sinh vùng kín trước và sau khi giao hợp.
• Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng hoặc không thay băng vệ sinh sau mỗi 3 – 4 tiếng.
• Một số yếu tố nguy cơ: sỏi đường tiết niệu, bàng quang thần kinh, hẹp niệu quản, có thai.
V. Biến chứng viêm tiết niệu nếu không điều trị kịp thời
Tình trạng đường tiết niệu bị viêm nhiễm kéo dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm và khiến việc điều trị dứt điểm bệnh trở nên khó khăn hơn. Cụ thể:
1. Nhiễm trùng tái phát
Khi không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh nhân có khả năng bị tái đi tái lại tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm được chẩn đoán là tái phát khi người bệnh:
• Nhiễm 2 – 3 đợt viêm trở lên trong vòng 4 – 6 tháng.
• Nhiễm hơn 4 đợt viêm trong vòng 1 năm.
2. Nhiễm trùng thận
- Nhiễm trùng thận là biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Vì khi đó vi khuẩn gây viêm cư trú trong bàng quang có khả năng di chuyển qua đường tiết niệu ngược lên thận, gây sưng viêm, phù nề tế bào thận, giảm chức năng bài tiết của thận. Độc tố và chất thải khi tích tụ quá lâu trong thận sẽ gây xơ hóa và tổn thương thận. Tình trạng này nếu để lâu dài có khả năng gây suy thận và phát triển bệnh tăng huyết áp.
3. Nhiễm trùng huyết
- Viêm tiết niệu nếu không được chữa trị sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn di chuyển vào máu trong những đợt viêm bùng phát. Tình trạng này khi kéo dài sẽ khiến toàn thân nhiễm trùng với triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, nhịp tim tăng bất thường, hoa mắt, chóng mặt… Nếu nhiễm trùng lan đến thận, bệnh nhân có nguy cơ bị đe dọa đến tính mạng.
4 Biến chứng thai kỳ
- Thai phụ bị nhiễm trùng đường tiết niệu là trường hợp vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Tình trạng viêm nhiễm nặng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai, dọa sinh non, trẻ sơ sinh thiếu cân…
5. Giảm chất lượng tình dục
- Khi bị viêm nhiễm đường tiết niệu, nam giới thường cảm thấy rất đau khi cương, xuất tinh, thậm chí là tinh dịch xuất hiện máu. Trong khi, bệnh lý này lại khiến nữ giới cảm thấy đau nhói bụng dưới, đau âm ỉ âm đạo. Những triệu chứng bệnh này sẽ khiến cả hai giới cảm thấy lo sợ khi quan hệ, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng đời sống tình dục.
- Viêm nhiễm đường tiết niệu còn có khả năng lây lan sang những cơ quan khác. Đối với nam giới, cơ quan có khả năng bị viêm nhiễm lây lan là tinh hoàn, ống dẫn tinh. Trong khi phụ nữ sẽ bị lây lan viêm nhiễm qua buồng trứng và tử cung.
VI. Phòng bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả
Những biện pháp sau đây có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Tránh các chất có thể gây kích thích niệu đạo như: nằm trong bồn tắm hòa xà phòng, chất khử mùi tại chỗ…
- Đối với trẻ nhỏ thay tã cho trẻ ngay lập tức sau khi dính phân.
- Uống nhiều nước nhằm tăng lượng nước tiểu để tống xuất vi khuẩn khỏi đường tiểu.
- Tắm vòi hoa sen chứ không nên tắm bồn tắm.
- Vệ sinh sạch vùng sinh dục trước khi giao hợp.
- Đi tiểu trước và sau khi giao hợp.
- Lau hậu môn từ trước ra sau khi làm vệ sinh sau đại tiện, tránh đưa vi khuẩn từ vùng hậu môn vào lỗ niệu đạo.
- Vitamin C cũng có khả năng giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu.
- Nếu phụ nữ đang độ tuổi sinh hoạt tình dục mà thường xuyên bị viêm đường tiết niệu thì nên xem lại tư thế giao hợp nhằm tránh bớt các tư thế gây tác động nhiều đến lỗ niệu đạo.
- Tuyệt đối không được nhịn tiểu bởi nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu bị ngưng đọng và ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Hơn nữa nhịn tiểu làm tăng nguy cơ trương cơ, co thắt bàng quang. Khi đi tiểu thì đừng vội vã khi đi tiểu, hãy đi từ từ. Không nên quá sức, sẽ ảnh hưởng đến xương chậu.
- Điều trị loại bỏ nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu như: sỏi đường tiết niệu, u phì đại tuyến tiền liệt…
- Tránh mặc các loại quần áo, đồ lót quá chật, làm bằng chất liệu khó thoát mồ hôi. Không sử dụng thường xuyên các sản phẩm thụt rửa không phù hợp có chứa chất kiềm, có chất sát khuẩn…
Giải pháp cho bạn: Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng giúp bảo vệ sức khỏe thận hoàn toàn từ thảo dược.
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện
Giới thiệu đến bạn: Super Power UriClean - Tán sỏi thận sỏi mật
Super Power UriClean là viên uống bảo vệ sức khỏe giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu làm tan sỏi thận, sỏi mật làm sạch đường tiết niệu ngăn chặn sự hình thành sỏi cũng như phòng tránh sỏi tái phát sau phẫu thuật, tán sỏi ...
Công dụng của Super Powe Uriclean
- Làm tan sỏi thận, sỏi mật, ngăn chặn sự hình thành, tái phát sỏi...
- Phòng nhiễm khuẩn trên các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống do hạn chế lưu thông nước tiểu ở bàng quang, thần kinh bàng quang hoặc đái buốt, đái dắt.
- Chống viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Chống viêm bàng quang.
- Tan sỏi thận.
- Chống lắng cặn trong đài bể thận.
- Ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.
- Chống suy thận, tăng cường sức khỏe thận...
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Super Power UriClean - Tán sỏi thận sỏi mật
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có Thể Bạn Quan Tâm