Viêm loét dạ dày nguy hiểm như thế nào? Ai là đối tượng dễ mắc viêm loét dạ dày?

 Đăng bởi: My Hoàng 05/04/2022
Có thể nói bệnh viêm loét dạ dày là bệnh lý tiêu hóa có tỷ lệ người mắc nhiều nhất hiện nay. Khi được phát hiện sớm, bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi, nhưng nếu để lâu ngày không được phát hiện và điều trị thì bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề. Vậy viêm loét dạ dày gây ra những biến chứng nguy hiểm như nào? Ai là đối tượng dễ mắc bệnh viêm loét dạ dày? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về bệnh viêm loét dạ dày. 
 
Viêm loét dạ dày nguy hiểm như thế nào? Ai là đối tượng dễ mắc viêm loét dạ dày?

I. Bệnh viêm loét dạ dày nguy hiểm như nào?

1. Chảy máu dạ dày

- Chảy máu dạ dày là biến chứng thường gặp nhất của viêm dạ dày mãn tính. Lớp niêm mạc của dạ dày bị tổn thương nặng, xuất huyết. Dấu hiệu nhận biết là tình trạng nôn và đi ngoài ra máu. 

2. Thủng dạ dày

Thủng dạ dày là biến chứng khác của bệnh viêm dạ dày mạn do vết loét ở niêm mạc dạ dày đã quá nghiêm trọng. Khi bị thủng dạ dày, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như:

• Đau vùng thượng vị dữ dội

• Khó thở

• Cơ bụng căng cứng

• Mặt mũi tái xanh

3. Tắc nghẽn dạ dày

- Trong một số trường hợp, tình trạng viêm loét dạ dày có thể gây sưng hoặc sẹo ở dạ dày và cản trở con đường bình thường của thức ăn đến hệ thống tiêu hóa. Tình trạng này được gọi là tắc nghẽn dạ dày.
 
4. Ung thư dạ dày: Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của các bệnh đường tiêu hóa là ung thư dạ dày. Lúc này, ở dạ dày đã xuất hiện những khối u ác tính. Đây là một loại ung thư phổ biến và có nguy cơ di căn rất cao. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, tỷ lệ điều trị thành công không cao.

II. Ai là đối tượng dễ mắc bệnh viêm loét dạ dày?

1. Thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu/các thức uống có cồn khác

- Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại có thể khiến cơ chế bảo vệ dạ dày suy yếu, làm cơ quan này dễ bị tổn thương. Trong khi đó, rượu lại làm các vết loét có sẵn lâu lành, đồng thời kích thích tiết axit để tạo các vết loét mới.

2. Hay căng thẳng, lo lắng

- Tình trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài có thể khiến dịch vị ở dạ dày tiết ra liên tục, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của dạ dày, tăng nguy cơ hình thành vết loét.
 
Viêm loét dạ dày nguy hiểm như thế nào? Ai là đối tượng dễ mắc viêm loét dạ dày?

3. Ăn uống, sinh hoạt không điều độ, thiếu khoa học

- Thường xuyên bỏ bữa sáng, thức khuya, ăn uống không đúng giờ, lười vận động… là những thói quen xấu làm tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày.
 
III. Triệu chứng viêm loét dạ dày

• Đầy hơi, không tiêu, hay buồn nôn: Do dạ dày tiết ra nhiều axit nên dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày, buồn nôn ở người bệnh. Bệnh nhân viêm loét dạ dày đồng thời cũng cảm thấy khó chịu, đầy hơi và khó tiêu hóa thức ăn. Điều này gây ra các hiện tượng đi kèm như ợ hơi, biếng ăn, ăn không ngon miệng.

• Đau phần trên rốn: Hay còn gọi là phần thượng vị, là dấu hiệu cơ bản nhất để nhận biết tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Cơn đau thường âm ỉ và cực kỳ khó chịu.

• Ợ hơi thường xuyên, nóng rát ở phần dạ dày: Đây là một trong những triệu chứng viêm loét dạ dày phổ biến ở các bệnh nhân. Cụ thể, gặp nhiều nhất là ở những bệnh nhân mới khởi phát bệnh.

• Rối loạn các chức năng tiêu hóa: Triệu chứng này khá dễ thấy thông qua các hiện tượng đau bụng liên tục, tiêu chảy hoặc táo bón. Do khả năng tiêu hóa của bệnh nhân bị viêm loét dạ dày không còn hoạt động bình thường nên các hiện tượng rối loạn tiêu hóa xảy ra là điều dễ hiểu.

IV. Nguyên nhân viêm loét dạ dày

• Nhiễm vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP hay còn gọi là vi khuẩn Helicobacter pylori. Đây là một loại vi khuẩn một khi đã tiếp xúc được với dạ dày sẽ làm mất chức năng chống lại axit của niêm mạc ruột non. Vi khuẩn này chui vào bên trong lớp nhầy và sẽ tiết ra các hợp chất ảnh hưởng đến dạ dày.
 
• Ăn tối quá khuya: Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau và viêm loét dạ dày. Khi vừa dùng xong bữa tối và đi ngủ, dạ dày của người bệnh sẽ gặp phải áp lực tiêu hóa thức ăn., Mặc dù, cơ thể vẫn làm việc trong lúc ngủ, tuy nhiên năng suất sẽ không được như lúc thức. Do vậy, dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến hiện tượng đau rát.
 
 
• Nhịn ăn, để bụng quá đói hoặc ăn quá no: Khi cơ thể rơi vào trạng thái đói bụng quá lâu, người bệnh không kịp dùng bữa vì công việc hoặc phải nhịn ăn để giảm cân thì sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Cơn đau sẽ kéo dài khoảng 1 đến 2 giờ cho đến khi dạ dày tiếp nhận được thức ăn. Đồng thời nếu người bệnh ăn quá no trong lúc đang đau bao tử cũng sẽ gây ra nhiều hệ quả khôn lường.

V. Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày

1. Điều trị nội khoa viêm loét dạ dày

- Nếu tình trạng viêm loét là do nhiễm khuẩn HP gây ra, bác sĩ có thể chỉ định điều trị theo phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori. Hiện nay, do vấn đề kháng thuốc lan rộng nên phác đồ tiệt trừ HP đang được sử dụng phổ biến nhất là phác đồ 4 thuốc có Bismuth hoặc có Levofloxacin.

- Bên cạnh đó, người bệnh cũng được yêu cầu ngừng sử dụng tất cả các thuốc NSAID (nếu được) để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

- Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, đau bụng… Những tác dụng phụ này thường là tạm thời và sẽ biến mất sau khi kết thúc liệu trình điều trị. Tuy nhiên, nếu gặp phải các tác dụng phụ gây khó chịu cực độ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để xem xét thay đổi liệu trình điều trị.

2. Điều trị phẫu thuật

- Trong một số trường hợp hiếm gặp, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật để điều trị tình trạng viêm loét dạ dày phức tạp. Đó là khi điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả tích cực, vết loét không lành lại hoặc thường xuyên tái phát ở vị trí cũ, hoặc khi viêm loét đã gây các biến chứng như chảy máu, thủng dạ dày, hẹp môn vị ngăn cản thức ăn đi xuống ruột non…
 
Giải pháp cho bạn: PM NATURE PRO - TÁI TẠO GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN BẰNG THẢO DƯỢC

PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.
 
Mẹ sau sinh bị mất ngủ nên ăn uống như nào để cải thiện giấc ngủ?

Công dụng PM Nature Pro giúp:
 
- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…

- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ

- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung

- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý

- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…

- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống

- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)

- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn

- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…

- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não

- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể

Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ
 
Viết bình luận của bạn:
0978307072