Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em - Nỗi ám ảnh của các bậc phụ huynh

 Đăng bởi: Quản Trị Web 30/05/2024

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em thường không có biểu hiện rõ rệt trước khi xuất hiện tình trạng nôn, ói ra máu hoặc đại tiện phân đen. Đa số các trường hợp xuất huyết tiêu hóa trẻ em ngày nay là do bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng.

I. Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hoá ở trẻ em là gì?

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng chảy máu ở đường tiêu hóa, có thể gặp ở trẻ em và người lớn với các biểu hiện như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc máu.

Xuất huyết tiêu hóa chiếm từ 10 - 20% các trường hợp đến khám tại chuyên khoa tiêu hóa. Tuy nhiên mức độ xuất huyết của mỗi bệnh nhân có thể khác nhau. Bệnh có thể là một tình trạng cấp cứu đòi hỏi phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhưng cũng có thể là biểu hiện nhẹ có thể trì hoãn việc khám và điều trị.

*Tùy theo vị trí xuất huyết trong đường tiêu hóa, bệnh phân thành 2 loại sau đây:

  • Xuất huyết tiêu hóa trên: Là loại xuất huyết thường gặp nhất, do viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hoặc vỡ – giãn tĩnh mạch thực quản, hội chứng Mallory Weiss.
  • Xuất huyết tiêu hóa dưới.

*Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa trên ở trẻ em gồm có:

  • Rối loạn đông máu;
  • Viêm dạ dày;
  • Loét do stress;
  • Viêm thực quản gây ra bởi trào ngược dạ dày thực quản;
  • Dị dạng mạch máu;
  • Vỡ, giãn tĩnh mạch thực quản;
  • Vết rách Mallory-Weiss.

*Nguyên nhân gây xuất huyết đường tiêu hóa dưới ở trẻ em gồm có:

  • Viêm ruột nhiễm trùng;
  • Nứt hậu môn;
  • Polyp đại tràng;
  • Lồng ruột;
  • Xoắn ruột;
  • Túi thừa Meckel;
  • Scholein Henoch;
  • Dị dạng mạch máu;
  • Hội chứng tán huyết urê máu;
  • Bệnh viêm ruột.

Hiện nay, theo một số nghiên cứu y khoa cho thấy nguyên nhân chủ yếu gây xuất huyết đường tiêu hóa ở trẻ em và người lớn là do biến chứng của loét dạ dày tá tràng. Viêm loét dạ dày tá tràng thường do vi khuẩn HP gây nên. Loại vi khuẩn này rất dễ lây nhiễm qua đường ăn uống do dùng chung bát, đũa, cốc, chén, đồ dùng sinh hoạt chung với người bị nhiễm vi khuẩn HP.

II. Dấu hiệu xuất huyết đường tiêu hóa ở trẻ em

Thông thường, trẻ bị xuất huyết tiêu hóa không có biểu hiện rõ rệt cho đến khi xuất hiện tình trạng nôn, ói ra máu hoặc đại tiện phân đen. Đa phần các trường hợp xuất huyết tiêu hóa trẻ em ngày nay là do các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng gây chảy máu hay còn gọi là xung huyết dạ dày.

*Trẻ bị xuất huyết tiêu hóa thường có một số những biểu hiện như sau:

  • Ợ hơi, đầy bụng;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Đau rát ở bụng;
  • Đau ngực;
  • Sụt cân, mệt mỏi;
  • Thường xuyên ợ nóng, nấc cục;
  • Chán ăn, khó nuốt;
  • Hôi miệng;
  • Tiêu chảy;
  • Thiếu máu;
  • Nôn ra máu;
  • Đại tiện ra máu;
  • Đi ngoài phân đen.

Các triệu chứng này rất phổ biến ở trẻ em khi bị bệnh. Không nhất thiết phải là loét dạ dày tá tràng mới gây xuất huyết tiêu hóa nhưng đó cũng có thể là những cảnh báo cần thiết để các bác sĩ nhận biết và tìm ra nguyên nhân cũng như điều trị hiệu quả.

III. Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em như thế nào?

*Để chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em cần dựa vào:

  • Kiểm tra tiền sử y học;
  • Xét nghiệm máu (nếu thấy cần thiết);
  • Nội soi tiêu hóa: Tùy theo xuất huyết tiêu hóa trên hay dưới mà tiến hành nội soi dạ dày tá tràng hay nội soi đại tràng để xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị hợp lý;
  • Bác sĩ có thể đề nghị siêu âm bụng, chụp X-quang dạ dày tá tràng cản quang hoặc chụp đại tràng cản quang (nếu thấy cần thiết).

IV. Điều trị xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em như thế nào?

*Điều trị xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh, cụ thể:

  • Xuất huyết tiêu hóa nặng đe dọa tính mạng cần truyền máu.
  • Xuất huyết tiêu hóa trên thường có thể tự cầm sau khi điều trị nội khoa, vì thế hiếm khi cần phẫu thuật nội soi cấp cứu. Nên tiến hành nội soi ở phòng mổ, kết hợp với bác sĩ phẫu thuật để phòng ngừa tình trạng cầm máu bằng nội soi thất bại thì sẽ tiến hành phẫu thuật ngay.
  • Với các nguyên nhân là bệnh lý ngoại khoa như lồng ruột, polyp, túi thừa Meckel thì cần chỉ định phẫu thuật để điều trị hết nguyên nhân.

 Giải pháp cho bạn:  Prilosec OTC 20.6 mg chữa đau dạ dày 

Prilosec OTC™ 20.6 mg là thuốc chữa dạ dày áp dụng công nghệ dược mới có kết hợp 2 thành phần chính là omeprazole và muối magnesium có tác dụng giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả có tác dụng chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.

 

 Công dụng của viên uống Prilosec OTC
 
- Trị đau bao tử, viêm loét dạ dày, hành tá tràng 

- Giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả

- Chữa các chứng trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.

- Điều trị triệu chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần. 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Nguồn: Bncmedipharm.vn, bachhoaxanh.vn, suckhoe24h.net...
0978307072