Ai có nguy cơ bị suy hô hấp cấp tính? 5 nhóm đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc suy hô hấp cao nhất.

 Đăng bởi: My Hoàng 24/06/2022

Suy hô hấp là tình trạng khó thở do rối loạn giảm nghiêm trọng sự trao đổi oxy máu, thường liên quan đến nhiều dạng tổn thương phổi, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây ra các tổn thương ở não, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Ai có nguy cơ bị suy hô hấp cấp tính? Đây hẳn là nỗi lo lắng của rất nhiều người. Dưới đây là 5 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc suy hô hấp cao nhất, bạn nên đặc biệt lưu ý.

 


I. Ai có nguy cơ bị suy hô hấp?
 

Hiện tượng suy phổi có nguy cơ cao xảy ra ở các nhóm đối tượng sau:


1. Trẻ sinh non


• Trẻ sinh non có nguy cơ bị suy phổi cao hơn những trẻ khác, nguyên nhân là do phổi trẻ chưa phát triển hoàn thiện, có nguy cơ tăng áp phổi và các dị tật bẩm sinh khác ở phổi.


2. Người lớn tuổi


• Người lớn tuổi cũng là đối tượng có nguy cơ vì sức đề kháng giảm sút, dễ bị cảm lạnh dẫn đến nhiễm trùng, tổn thương ở ngực và phổi.


3. Người thường tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại


• Một vài công việc phải tiếp xúc với các chất kích thích như khói bụi, hóa chất, amiăng, thuốc nhuộm,… lâu ngày có thể gây tổn thương phổi, người bệnh dễ gặp các biến chứng nguy hiểm ở phổi, trong đó có hội chứng suy phổi cấp tính. 


4. Người hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích


• Người thường xuyên hút thuốc lá, hoặc hít phải khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) có nguy cơ mắc các bệnh lý ở phổi, làm tăng khả năng mắc chứng suy giảm chức năng hô hấp.


• Người sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia quá nhiều có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh – cơ quan có vai trò kiểm soát hơi thở. Lúc này, người bệnh có thể thở chậm, hơi thở nông, dễ gặp các cơn suy hô hấp đợt cấp COPD.

 

5. Người có tiền sử chấn thương ở đường hô hấp


Tình trạng suy giảm chức năng hô hấp có nguy cơ xảy ra ở những người từng gặp các chấn thương ở đường hô hấp như:


• Tình trạng khó thở, thiếu không khí đi vào phổi sau suy nhược do đột quỵ, hoặc do đường thở bị xẹp, thức ăn mắc kẹt làm tắc khí quản của người bệnh.


• Người bệnh mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến phổi như xơ phổi, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)…


• Người bệnh mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thần kinh và cơ có nhiệm vụ kiểm soát hơi thở như bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS), chấn thương tủy sống, đột quỵ…


• Người bệnh gặp các vấn đề ở cột sống, có thể ảnh hưởng đến xương và cơ dùng để thở như cong vẹo cột sống.


• Người bệnh gặp các chấn thương ở ngực và phổi, gây ra các tổn thương ở mô và xương sườn xung quanh phổi hoặc tổn thương trực tiếp lên phổi.


• Sử dụng quá liều các chất kích thích, rượu bia.


• Người bệnh hít phải những khí độc, chất thải độc hại.

 

II. Biến chứng suy hô hấp cấp tính


Suy hô hấp cấp tính có thể gây tử vong. Theo một bài thuyết trình Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ, khoảng 360.000 người bị suy hô hấp cấp tính mỗi năm tại nước này. Khoảng 36% những trường hợp này tử vong trong thời gian nằm viện.
 

 


Con số này có thể cao hơn tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Các tác giả của một nghiên cứu trong Đánh giá hô hấp ở châu Âu rằng những người có dạng ARDS nặng nhất có tỷ lệ tử vong đến 42%.

Phần lớn người bệnh mắc ARDS do đang điều trị các bệnh khác nên ARDS làm nặng hơn các bệnh hiện tại và làm tăng các nguy cơ:

 

• Tạo cục máu đông: Khi người bệnh nằm lâu trong bệnh viện do đang thở máy có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, đặc biệt là ở các tĩnh mạch sâu ở chân. Nếu một cục máu đông hình thành ở chân, một phần của nó có thể vỡ ra và di chuyển đến một hoặc cả hai phổi và chặn dòng máu tới các mô ở phía sau của mạch máu, được gọi là thuyên tắc phổi


• Tràn khí màng phổi: Trong hầu hết các trường hợp ARDS, người bệnh sẽ được sử dụng máy thở để tăng oxy trong cơ thể và đẩy chất lỏng ra khỏi phổi. Tuy nhiên, áp suất và thể tích không khí trong máy thở tạo ra có thể đẩy khí đi qua lỗ nhỏ ở bên ngoài phổi và khiến phổi bị tràn khí


• Nhiễm trùng: Do người bệnh thở máy được đặt trực tiếp ống thở vào trong khí quản, điều này cũng tạo điều kiện cho vi trùng dễ dàng xâm nhập hơn và làm tổn thương thêm cho phổi


• Trong xơ phổi: Mô ở giữa các túi khí bị sẹo và dày lên có thể xảy ra trong vòng một vài tuần kể từ khi bắt đầu bị ARDS. Bệnh này làm cứng phổi và khiến oxy càng khó di chuyển từ túi khí vào máu.


Nhờ sự tiến bộ của các phương pháp điều trị đã tăng khả năng sống của người bệnh mắc ARDS. Tuy nhiên, nhiều người còn sống có thể để lại những di chứng nghiêm trọng như:


Nhiều người bị ARDS phục hồi hầu hết chức năng phổi trong vòng vài tháng đến hai năm


• Vấn đề về thở: Nhiều người bị ARDS phục hồi hầu hết chức năng phổi trong vòng vài tháng đến hai năm, nhưng cũng có những trường hợp thì không hồi phục hoàn toàn nên có thể bị khó thở trong suốt quãng đời còn lại. Ngay cả những người đã khỏe hoàn toàn nhưng vẫn có thể bị khó thở và mệt mỏi và có thể cần thở oxy ở nhà


• Rất nhiều người bệnh đã điều trị suy hô hấp cấp tính thành công và họ đã từng trải qua giai đoạn trầm cảm nhưng có thể điều trị được


• Vấn đề với trí nhớ và suy nghĩ: Thuốc an thần và lượng oxy trong máu thấp có thể dẫn đến mất trí nhớ và ảnh hưởng đến khả năng nhận thức sau khi mắc ARDS. Trong một số trường hợp, các tác dụng phụ hoặc biến chứng này giảm dần theo thời gian, nhưng trong những trường hợp khác, có thể là mất trí nhớ vĩnh viễn.


III. Nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp

 

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này gồm nguyên nhân ở phổi và nguyên nhân ngoài phổi.


1. Nguyên nhân ở phổi


• Các bệnh phổi nhiễm trùng như viêm phế quản, xơ phổi, lao phổi, viêm phổi, thuyên tắc động mạch
phổi, tắc nghẽn phế quản,…


• Phù phổi cấp do tim.


2. Nguyên nhân ngoài phổi


• Tắc nghẽn thanh – khí quản do u thanh quản, u thực quản vùng cổ, u khí quản; do việc nhiễm trùng ở thanh quản, mắc kẹt thức ăn hoặc các dị vật gây tắc thanh quản,…


• Tràn dịch màng phổi, lượng dịch tăng nhanh làm tăng nguy cơ gây hội chứng/bệnh suy hô hấp cấp.


• Các chấn thương ở lồng ngực gây gãy xương sườn, tổn thương màng phổi và phổi.


• Tổn thương hệ thần kinh như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não làm tổn thương đến hoạt động của hệ hô hấp.


IV. Những triệu chứng suy hô hấp cấp tính điển hình


Bệnh nhân suy hô hấp cấp tính có triệu chứng rất rõ ràng và tiến triển nhanh, bao gồm:


1. Khó thở


- Chức năng hô hấp của phổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn tới khó thở, thiếu oxy máu kèm theo tăng hoặc không tăng CO2 trong máu.


2. Biên độ hô hấp tăng


- Ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tính, biên độ hô hấp tăng nhằm bù vào lượng oxy cung cấp thiếu.


3. Nhịp thở bất thường


- Bệnh nhân có thể tăng nhịp thở nếu có viêm phế quản phổi hoặc giảm nếu không có cơ kéo, cần can thiệp thở máy ngay để duy trì nhịp thở.
 


4. Xanh tím cơ thể


- Tình trạng thiếu oxy trong máu sẽ gây xanh tím cơ thể, nếu tăng nhiều PaCO2 trong máu thì sẽ đỏ tía, vã mồ hôi.


5. Rối loạn tim mạch


- Bệnh nhân mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính có thể bị ngừng tim, rối loạn nhịp tim, rung thất, huyết áp tăng giảm bất thường,… cần cứu cấp càng sớm càng tốt. Đặc biệt, ngừng tim do thiếu oxy nặng phải cấp cứu trong vòng 5 phút nếu không sẽ gây ra tổn thương không thể phục hồi.


6. Rối loạn ý thức


- Bệnh nhân có dấu hiệu lờ đờ, phản ứng chậm, li bì, hôn mê.


7. Rối loạn thần kinh


- Não là cơ quan chịu ảnh hưởng đầu tiên khi oxy trong máu sớm nên rối loạn thần kinh thường xuất hiện khá sớm ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tính.


V. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?


- Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng suy hô hấp xấu đi và ngăn ngừa các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác. Vì vậy, bạn hãy trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biểu hiện suy hô hấp có thể trở nên nghiêm trọng hơn.


- Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham
khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

 

VI. Những phương pháp nào dùng để điều trị suy hô hấp?

 

Một số phương pháp thông thường để điều trị bệnh suy hô hấp, bao gồm:


• Liệu pháp oxy: Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn oxy bằng cách đưa không khí vào phổi và giảm chất lỏng trong túi khí.


• Áp lực dương cuối kỳ thở (PEEP): Bác sĩ có thể giúp bạn thở bằng kỹ thuật được gọi là áp lực dương cuối kỳ thở (PEEP).


• Kiểm soát lượng nước uống.


• Thuốc: Những người bị suy hô hấp thường được cho dùng thuốc để đối phó với các tác dụng phụ.
Chúng bao gồm các loại thuốc sau đây:


o Thuốc giảm đau giảm sự khó chịu.


o Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng.


o Corticosteroid điều trị nhiễm trùng.


o Chất làm loãng máu phòng ngừa cục máu đông trong phổi hoặc chân.


• Phục hồi chức năng phổi: Bệnh nhân hồi phục sau khi bị suy hô hấp có thể cần phục hồi chức năng phổi. Đây là cách để làm mạnh hệ hô hấp và tăng khả năng thở của phổi.

 

VII. Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn phòng ngừa bệnh suy hô hấp?


Trên thực tế, không có cách nào để ngăn ngừa suy hô hấp. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện một số điều sau đây:


• Tìm kiếm sự hỗ trợ y tế nhanh chóng cho bất kỳ chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh tật nào.


• Ngưng hút thuốc lá và tránh hít khói thuốc thụ động.


• Bỏ rượu. Uống rượu mãn tính có thể làm tăng nguy cơ tử vong và hạn chế chức năng hoạt động của phổi.


• Hãy chủng ngừa cúm hàng năm và chủng ngừa viêm phổi mỗi 5 năm. Điều này làm giảm nguy cơ nhiễm trùng phổi.


Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Giải pháp cho lá phổi khỏe mạnh: Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe và bảo vệ phổi toàn diện hoàn toàn từ thảo dược.

 

Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn:  BL Care Max Tăng cường sức khỏe & bảo vệ phổi toàn diện

BLCare Max là viên uống bảo vệ sức khỏe hô hấp, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây hại và phục hồi chức năng phổi bị hư tổn, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư phồi và các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...

 

 

 

 

BLCare Max có tác dụng gì ?

- Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ gốc tự do cơ thể

- Phòng chống giảm nguy cơ ung thư phổi, giúp bảo vệ phổi, phục hồi tế bào phổi bị tổn thương, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...

- Giúp long đờm, giảm ho, giảm khó thở, giúp hô hấp dễ dàng hơn

- Hỗ trợ giải độc phổi do ô nhiễm không khí, bụi, khói các hóa chất độc hại từ môi trường..

 

>>> Chi Tiết Sản Phẩm Xem Tại : BL Care Max Tăng cường sức khỏe & bảo vệ phổi toàn diện

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
_________________________-
Có thể bạn quan tâm:

 

>>> Top những cây thuốc nam chữa viêm phổi tại nhà cần áp dụng ngay

>>> Những thực phẩm có lợi và có hại cho phổi mà bạn cần biết

>>> Sau khi điều trị khỏi Covid-19 cần có chế độ ăn như nào để nhanh phục hồi?

0978307072