Bệnh thoái hóa khớp gối và các phương pháp điều trị.

 Đăng bởi: Quản trị Web 15/06/2023

Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, biến dạng, mất tính đàn hồi hoặc rách nứt, khiến xương trong khớp bị va chạm, chà sát gây ra các triệu chứng như sưng, đau, cứng khớp, hạn chế khả năng vận động. Vậy phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối là gì? cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

I. Thoái hóa khớp gối là gì?

- Thoái hóa khớp gối hoặc thoái hóa sụn khớp gối là tình trạng sụn khớp bị tổn thương kèm phản ứng viêm và giảm lượng dịch khớp do sụn khớp không kịp sản sinh để bù đắp vào lớp sụn đã hao mòn theo thời gian.

- Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh là đau mặt trước khớp gối, xuất hiện tiếng lạo xạo khi đứng lên, ngồi xuống. Khớp gối sưng to và căng cứng vào sáng sớm. Cơn đau tăng lên khi thay đổi tư thế do viêm hoặc tràn dịch khớp. Nếu chủ quan bỏ qua và không điều trị, bệnh sẽ tiến triển gây ra các triệu chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày.

*Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp vùng gối là:

  • Những người cao tuổi, bước vào giai đoạn lão hóa nên chức năng xương khớp không còn tốt.
  • Những người thừa cân, béo phì, người mắc bệnh mãn tính như đái tháo đường.
  • Những người từng bị chấn thương khớp gối cũng có nguy cơ cao.

II. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối.

1. Phẫu thuật nội soi làm sạch

- Phẫu thuật nội soi làm sạch khớp áp dụng cho bệnh nhân có triệu chứng đau và hạn chế vận động nhưng điều trị nội khoa đạt kết quả hạn chế. Phương pháp này không áp dụng đối với trường hợp bệnh nhân đã thoái hóa khớp gối giai đoạn 4, hoặc giai đoạn 2 và 3 trên nền viêm đa khớp dạng thấp, hoặc có những bệnh lý đi kèm có chống chỉ định phẫu thuật.

2. Phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn

- Phẫu thuật này kích thích tủy xương qua nội soi khớp gối, được chỉ định đối với những bệnh nhân trẻ tuổi thoái hóa khớp gối thứ phát sau chấn thương, với diện tích khuyết sụn nhỏ hoặc vừa. Hiện phương pháp này được kết hợp với ghép tế bào gốc tự thân điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát giai đoạn 2 hoặc 3 mang lại kết quả tốt hơn.

3. Ghép tế bào sụn tự thân

- Ghép tế bào sụn tự thân được chỉ định cho những bệnh nhân trẻ tuổi, sụn mới tổn thương do nguyên nhân chấn thương, vị trí tổn thương đơn độc, và diện tích sụn khuyết nhỏ hoặc vừa. Ưu điểm của ghép tế bào sụn tự thân là lớp sụn mới có bản chất là sụn trong, có tính đàn hồi, tính bền vững cao, như sụn bình thường. Tuy nhiên bệnh nhân cần trải qua hai cuộc phẫu thuật, phải mở khớp gối, đồng thời chi phí cho điều trị khá cao. Bên cạnh đó, sau khi ghép, mảnh ghép dễ bong khỏi vị trí ghép, khiến điều trị thất bại, hoặc sau ghép xuất hiện hiện tượng tăng sinh quá mức tổ chức sụn ghép, trở thành cản trở cơ học, gây dính và hạn chế vận động khớp gối.

4. Ghép xương sụn tự thân hoặc đồng loại

- Ghép xương sụn có ưu điểm là tạo được sự liền xương tại nơi ghép (do mảnh ghép là phần sụn liền xương), qua đó sụn ghép sẽ sống, bám chặt và đảm bảo chức năng. Phương pháp này áp dụng cho những thương tổn sụn có diện tích không lớn (1 - 4 cm2), tổn thương đơn độc (thường gặp ở thoái hóa khớp gối thứ phát sau chấn thương).

- Tuy nhiên, với phương pháp này bệnh nhân nếu lựa chọn ghép sụn tự thân sẽ phải chịu tổn thương mới tại nơi lấy sụn, nếu ghép sụn đồng loại sẽ phải đối mặt với vấn đề thải ghép. Bên cạnh đó, khi chưa liền xương, mảnh ghép có thể rơi vào khớp, trở thành dị vật gây kẹt khớp.

5. Đục xương sửa trục

- Đục xương sửa trục thực chất là thay đổi trục cơ học của chân, thay đổi trọng tâm chịu lực của khớp gối, giảm áp lực lên bề mặt khớp thoái hóa, qua đó giúp bệnh nhân giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa. Phương pháp này thường chỉ định đối với thoái hóa khớp gối sớm, một khoang, hay gặp ở bệnh nhân có biến dạng chân kiểu vẹo trong hay vẹo ngoài. Tuy nhiên phương pháp này có thể gặp tai biến nghiêm trọng là liệt dây thần kinh mác chung. Ngoài ra, về lâu dài nếu bệnh nhân cần thay khớp sẽ phải đối mặt với vấn đề trục chi đã bị thay đổi.

6. Thay khớp gối

- Thay khớp gối được áp dụng khi bệnh đã ở giai đoạn 3 hoặc 4, không thể điều trị bằng các phương pháp khác. Tuy nhiên đây là phẫu thuật lớn, chi phí bỏ ra rất cao. Thêm vào đó, tuổi thọ của khớp nhân tạo chỉ khoảng 10 - 15 năm, nên với bệnh nhân trẻ tuổi sẽ phải đối mặt với nguy cơ thay lại khớp nhiều lần. Do đó với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa khám xét và tư vấn kỹ lưỡng.

=>Kết luận: trên đây là bài viết về bệnh thoái hóa khớp gối và các phương phap điều trị, cảm ơn các bạn đã đọc và tham khảo.

Giải pháp cho bạn : Bi-Jcare Max Giải pháp toàn diện cho xương khớp chắc khỏe

Bi-Jcare Max là viên uống bổ sung dinh dưỡng thiết yếu quan trọng nhất cho xương khớp giúp xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ điều trị hiệu bệnh lý về xương khớp an toàn hiệu quả. Được nghiên cứu bới các nhà chuyên môn dược lý uy tín của Mỹ và sản xuất trên dây chuyền côn nghệ tân tiến hiện đại nhất hiện nay. Bi-Jcare Max được đích thân B.sĩ Th.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng và lựa chọn đưa về Việt Nam.

 



Bi-Jcare Max có tác dụng gì ?

- Bổ sung Canxi giúp xương chắc khỏe

- Tái tạo sụn khớp: trị thoái hóa, thoát vị, viêm khớp mãn tính, viêm đa khớp,...

- Tái tạo dịch nhờn, trị khô khớp, cứng khớp, gai xương khớp

- Trị đau nhức mỏi, tê bì chân tay, vai gáy

- Tăng sức bền cơ gân sụn khớp

- Giảm đau cấp và mãn tinh

- Tăng độ bền, dẻo dai cho xương khớp

 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
nguon:bnc.medipharm.vn,benhvienthucuc.vn,hongngochospital.vn...
0978307072