Làm sao để chữa khỏi viêm khớp háng? Đọc ngay trước khi quá muộn.

 Đăng bởi: My Hoàng 06/05/2022

Viêm khớp háng hay thoái hóa khớp háng là một trong những tình trạng viêm xương khớp phổ biến, với tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo thời gian lão hóa của cơ thể. Tình trạng gây đau khớp háng dữ dội này có thể được kiểm soát tốt và không cần phẫu thuật nếu điều trị sớm. Vậy làm sao để chữa khỏi viêm khớp háng? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho người bệnh về cách chữa viêm khớp háng an toàn hiệu quả nhất. 

 

I. Những phương pháp điều trị viêm khớp háng
 
Mặc dù không có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn thoái hóa khớp háng nhưng một số lựa chọn điều trị có thể giúp làm giảm triệu chứng, bảo tồn và cải thiện chức năng khớp.

1. Điều trị bảo tồn

Cũng như các dạng viêm xương khớp khác, điều trị viêm khớp háng ban không cần phẫu thuật. Bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp sau:

• Thay đổi các hoạt động tập luyện thông thường. Tránh các hoạt động làm bùng phát các cơn đau khớp háng như chạy, nhảy và các bài tập thể dục mạnh, đồng thời chuyển qua các bài tập tác động ít đến khớp háng như bơi, đạp xe đạp

• Điều chỉnh thói quen sinh hoạt (hạn chế đi bộ lâu, leo cầu thang,…) và giảm cân (nếu cần thiết) để làm giảm áp lực lên khớp háng.

• Nghỉ ngơi là đặc biệt quan trọng trong giai đoạn bệnh đang bùng phát. Thông thường, nên tránh các hoạt động hoặc cử động gây ra những cơn đau dữ dội. Nếu không thể tránh các hoạt động này, hãy giảm bớt hoặc tranh thủ để khớp nghỉ ngơi.

• Nhiệt sẽ làm cho mạch máu giãn nở, còn được gọi là sự giãn mạch. Giãn mạch sẽ giúp lấy đi những yếu tố làm đau cơ và khớp, đồng thời cũng giúp cho cơ được nghỉ ngơi. Những túi chườm nóng, miếng dán nóng, và khăn ấm là những cách hiệu quả nhất của nhiệt trị liệu. Nhiệt trị liệu thường liên quan đến chườm nóng vào vùng bị đau trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút. Chậu ngâm tay chân hoặc bồn tắm nước nóng đặc biệt hữu dụng cho các khớp tay hoặc chân. Khi đó bệnh nhân sẽ thấy đỡ đau và linh hoạt hơn sau khi được chườm nóng.

• Thực hành một số bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng, tăng biên độ chuyển động, linh hoạt và các cơ xung quanh khớp háng.

• Sử dụng một số thiết bị hỗ trợ đi lại như nạng, gậy hoặc khung tập đi để cải thiện khả năng vận động và tự lập trong sinh hoạt hằng ngày.

• Đệm sưởi có thể giúp làm dịu các triệu chứng của viêm khớp háng.

• Thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs) không kê đơn có thể được dùng trong điều trị viêm khớp háng bao gồm ibuprofen và naproxen.

• Thuốc tiêm giảm đau khớp như corticosteroid, HA hoặc các thuốc chứa tế bào gốc khác cũng có thể được dùng giảm đau do viêm khớp háng.

2. Điều trị phẫu thuật

• Phẫu thuật thay khớp háng là thủ thuật thay thế toàn bộ khớp háng là phương pháp hiện nay dành cho người điều trị không phẫu thuật thất bại và suy giảm chức năng nghiêm trọng.
 
 

Phẫu thuật tái tạo bề mặt khớp háng là thủ thuật thay thế một phần khớp háng bị tổn thương ( ổ cối và chỏm xương đùi), phẫu thuật phù hợp với nhóm trẻ tuổi và có xương đùi lớn thay thế cho việc phẫu thuật thay khớp háng hoàn toàn.

• Phẫu thuật nối khớp háng là thủ thuật để nối các xương khớp háng lại với nhau. Đây từng là lựa chọn phẫu thuật đầu tay trước khi có thủ thuật thay khớp háng. Đây là biện pháp cuối cùng vì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động.

Sau khi thực hiện phẫu thuật khắc phục viêm khớp háng, bệnh nhân cần có thời gian tập đi lại với dụng cụ hỗ trợ như nạng, gậy hoặc khung tập đi. Thời gian phục hồi là khác nhau ở mỗi người và mỗi loại phẫu thuật. Bên cạnh đó, vật lý trị liệu cũng đóng vai trò cần thiết giúp phục hồi chức năng vận động cho người bệnh.

II. Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp háng
 
Triệu chứng phổ biến nhất là đau khớp háng. Chứng đau khớp này có thể bộc phát đột ngột hoặc phát triển từ từ theo thời gian. Cụ thể những mô tả về triệu chứng của viêm khớp háng bao gồm:

• Đau khớp háng hoặc đùi có dấu hiệu lan đến mông và đầu gối.

• Cơn đau bùng phát dữ dội khi phải vận động mạnh.

• Cứng khớp gây khó khăn trong việc di chuyển và cúi người.

• Tiếng lốp cốp hoặc răng rắc trong khi vận động do các mảnh sụn rời và các mô xương xung quanh cản trở chuyển động của khớp háng.

• Giảm biên độ vận động của khớp háng, trường hợp nặng có thể gây khập khiễng khi đi lại.

• Đau khớp háng đặc biệt nặng hơn khi trời mưa.

• Cứng khớp buổi sáng kéo dài vài phút (<30 phút) và giảm dần theo thời gian hoặc cử động.

Đau và cứng khớp nhiều hơn khi đứng dậy, sau khi ngồi hoặc nằm quá lâu. Dần dần theo thời gian lão hóa, thoái hóa khớp háng sẽ gây đau nhiều hơn kể cả khi nghỉ ngơi và đi ngủ.

III. Nguyên nhân gây viêm khớp háng

1. Viêm khớp dạng thấp

- Nhiều người nghĩ rằng viêm khớp dạng thấp chỉ xảy ra tại cột sống lưng, xương chi dưới. Tuy nhiên, khớp háng cũng có khả năng chịu ảnh hưởng. Biểu hiện lâm sàng khi tổn thương khớp háng là đau, sưng, cứng khớp tại một thời điểm nhất định. Người bệnh cần điều trị sớm khi bị đau khớp háng có xuất hiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Vì khi không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng, làm biến dạng khớp.

2. Thoái hóa khớp háng

- Thoái hóa khớp háng là bệnh phổ biến ở người lớn tuổi. Đây là hệ quả của quá trình thoái hóa sụn và xương dưới sụn. Các đầu xương không còn được sụn bảo vệ. Trong quá trình vận động, hai đầu xương cọ xát vào nhau gây đau.
 
 

- Khi khe khớp hẹp nhỏ và xuất hiện gai xương, có nghĩa là tình trạng viêm khớp đang tiến triển trầm trọng hơn. Người bệnh sẽ bị đau nặng, hạn chế tầm vận động, đặc biệt là động tác liên quan tới khớp háng. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh can thiệp phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo.

3. Viêm cột sống dính khớp

- Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm mạn tính của cột sống và khớp cùng chậu. Một số trường hợp có thể gây ra viêm khớp háng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Khi tiến triển nặng, bệnh còn gây ảnh hưởng tới những cơ quan khác trong cơ thể như tim, gan, phổi và khu vực khớp khác như khớp háng, khớp gối, dây chằng….

4. Lupus ban đỏ hệ thống

- Bệnh lupus ban đỏ hay lupus hệ thống là bệnh tự miễn, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, bao gồm cả khớp háng. Lupus có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là ở phụ nữ từ 15 đến 35 tuổi.

5. Viêm khớp vảy nến
 
- Viêm khớp vảy nến là dạng viêm khớp được phát hiện trên những người bị bệnh vảy nến. Hầu hết người bệnh được chẩn đoán tình trạng da đầu tiên trước khi phát triển bệnh viêm khớp vảy nến. Các triệu chứng bệnh là đau, sưng và cứng tại ở khớp bị ảnh hưởng, có thể là khớp háng.

IV. Cách phòng tránh viêm khớp háng

Để phòng ngừa và hạn chế các cơn đau, người bệnh viêm khớp háng có thể tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, ốc, cua, dầu cá, sữa… Bạn cũng cần duy trì tinh thần thoải mái, đi ngủ sớm để cải thiện sức khỏe toàn diện, đẩy lùi triệu chứng bệnh. Sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, tránh những hoạt động tăng áp lực lên khớp háng.

1. Kiểm soát tốt cân nặng

- Nên luyện tập những bộ môn có cường độ nhẹ như yoga, bơi lội… để cải thiện sức khỏe xương khớp. bệnh nhân cần tránh tập các bộ môn làm tăng áp lực lên khớp háng như nâng tạ, chạy bộ…
Tránh căng thẳng, lo âu quá mức. Hệ thần kinh bị căng thẳng có thể kích thích những triệu chứng viêm khớp háng bùng phát với mức độ nghiêm trọng, tần suất dày đặc.

2. Chế độ dinh dưỡng

• Thành phần glucosamine và chondroitin dồi dào trong xương, sụn động vật sẽ giúp giảm đau, cải thiện tình trạng viêm hiệu quả.

• Nhóm thực phẩm người bệnh nên bổ sung trong khẩu phần ăn mỗi ngày là omega-3 như cá thu, cá ngừ, cá hồi…

• Chú trọng bổ sung nhóm thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, đậu đậu nành…

• Để giảm các cơn đau khớp háng hiệu quả và tăng cường sức đề kháng, người bệnh cũng cần bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin (B, C, D, K) và magie. Bạn có thể bổ sung vào thực đơn mỗi ngày những thực phẩm như các loại rau xanh, rau họ cải, cần tây, súp lơ, cam, dâu tây, việt quất, chanh…
 

Giải pháp cho bạn: Bổ sung thực phẩm chức năng giúp xương khớp chắc khỏe, phòng tránh các bệnh về xương khớp.

​Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện
Vậy đối với việc bảo vệ bộ xương khớp, chúng ta nên sử dụng loại TPCN nào?

 
Giới thiệu với bạn : Bi-Jcare Max Giải pháp toàn diện cho xương khớp chắc khỏe

Bi-Jcare Max là viên uống bổ sung dinh dưỡng thiết yếu quan trọng nhất cho xương khớp giúp xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ điều trị hiệu bệnh lý về xương khớp an toàn hiệu quả. Được nghiên cứu bới các nhà chuyên môn dược lý uy tín của Mỹ và sản xuất trên dây chuyền côn nghệ tân tiến hiện đại nhất hiện nay. Bi-Jcare Max được đích thân B.sĩ Th.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng và lựa chọn đưa về Việt Nam.

 
 

 

Bi-Jcare Max có tác dụng gì ?

- Bổ sung Canxi giúp xương chắc khỏe

- Tái tạo sụn khớp: trị thoái hóa, thoát vị, viêm khớp mãn tính, viêm đa khớp,...

- Tái tạo dịch nhờn, trị khô khớp, cứng khớp, gai xương khớp

- Trị đau nhức mỏi, tê bì chân tay, vai gáy

- Tăng sức bền cơ gân sụn khớp

- Giảm đau cấp và mãn tinh

- Tăng độ bền, dẻo dai cho xương khớp

 
 
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Bi-Jcare Max Giải pháp toàn diện cho xương khớp chắc khỏe

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có Thể Bạn Quan Tâm

>>> Nguyên nhân bị thoái hóa khớp gối và cách điều trị

>>>Top 10 bệnh lý xương khớp thường gặp

0978307072