Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh xơ gan?

 Đăng bởi: My Hoàng 23/11/2022

Bệnh xơ gan là một căn bệnh mà gan bị sẹo xơ nghiêm trọng, thường là do tổn thương gan liên tục trong nhiều năm. Nguy hiểm là các triệu chứng bệnh xơ gan giai đoạn đầu thường không biểu hiện rõ ràng, đa phần người bệnh đều chỉ đến khám khi vấn đề đã chuyển sang giai đoạn muộn, khiến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn. Những thông tin về các giai đoạn và cách nhận biết bệnh xơ gan dưới đây sẽ giúp bạn sớm phát hiện và có kế hoạch điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

 

 

I. Cách phát hiện sớm bệnh xơ gan


Bạn có thể nhận biết sớm tình trạng xơ gan thông qua các biểu hiện đặc trưng của bệnh, yếu tố rủi ro và các buổi thăm khám sức khỏe định kỳ.


1. Dựa trên triệu chứng bệnh xơ gan


Mặc dù không quá rõ ràng nhưng xơ gan giai đoạn sớm vẫn có một số triệu chứng nhất định, bao gồm:


• Thường xuyên mệt mỏi dù không lao động quá sức


• Cảm giác ăn không ngon, sụt cân


• Nổi mề đay, mẩn ngứa


• Mạch máu nổi lên như mạng nhện


• Nổi ban đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc móng tay trắng


• Dễ bị bầm tím


Bên cạnh đó, bệnh xơ gan giai đoạn sớm còn ảnh hưởng đến vấn đề sinh lý ở cả nam lẫn nữ. Phụ nữ bị xơ gan có thể bị vô kinh. Trong khi đó, nam giới sẽ có ngực phát triển và giảm ham muốn tình dục.

Người bệnh xơ gan có thể căn cứ vào những dấu hiệu trên để có kế hoạch thăm khám sớm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chúng cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác. Lúc này, bạn cần dựa vào các cách khác để xác định nguy cơ của mình.


2. Dựa trên các yếu tố rủi ro gây bệnh


Xơ gan chỉ xuất hiện khi gan đã bị tác động trong thời gian dài. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết và có kế hoạch kiểm tra gan nếu có các yếu tố rủi ro sau:


• Thường xuyên sử dụng rượu bia


• Béo phì: Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dẫn đến xơ gan như gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH)…


• Mắc bệnh viêm gan virus mãn tính


3. Thông qua khám sức khỏe định kỳ


- Việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần là rất quan trọng để phát hiện các bệnh về gan cũng như các vấn đề tiềm ẩn khác. Thông qua quá trình sàng lọc gan mật, bác sĩ sẽ theo dõi được tình hình sức khỏe của lá gan. Từ đó, họ sẽ cho bạn những lời khuyên để bảo vệ gan cũng như hướng dẫn điều trị nếu có dấu hiệu bất thường.
 

II. Nguyên nhân của xơ gan


Bất cứ điều gì làm tổn thương gan đều có thể dẫn đến xơ gan. Trong đó, hai nguyên nhân phổ biến nhất viêm gan virus và lạm dụng rượu kéo dài.


1. Viêm gan virus


- Viêm gan virus mãn tính hiện đang chiếm tỷ lệ cao nhất về nguyên nhân gây xơ gan tại Việt Nam. Đặc biệt, viêm gan B và C có thể tiến triển thành xơ gan và ung thư gan. Hiện tại, tỷ lệ người mắc viêm gan B và C ở Việt Nam rất cao với khoảng 10 triệu trường hợp mắc viêm gan B và 1 triệu trường hợp mắc viêm gan C.


2. Xơ gan do lạm dụng rượu


- Lạm dụng rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan. Với văn hóa sử dụng rượu phổ biến ở Việt Nam, trước đây rượu bia là nguyên nhân phổ biến nhất gây xơ gan được phát hiện. Khi được đưa vào cơ thể, rượu sẽ làm tổn hại các tế bào gan một cách từ từ. Ban đầu, rượu có thể gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, sau đó là viêm gan mạn tính và cuối cùng là xơ gan.


3. Các nguyên nhân xơ gan khác
 

Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu: Là dạng viêm gan liên quan đến thừa cân, béo phì, gan thấm mỡ và tiểu đường type 2
 

Viêm gan tự miễn: Một tình trạng mà hệ thống miễn dịch của cơ thể quay sang tấn công các mô gan khỏe mạnh, khiến gan bị tổn thương
 

• Lạm dụng thuốc, bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn (acetaminophen, thuốc kháng sinh và một số loại thuốc chống trầm cảm) có thể dẫn đến xơ gan.
 

Xơ gan do ký sinh trùng: Amíp, ký sinh trùng sốt rét và sán lá gan là những loại ký sinh trùng thường gặp nhất gây nên các tổn thương tế bào gan và dẫn đến xơ gan
 

Một số các tình trạng di truyền: Bệnh Wilson, thiếu alpha-1 antitrypsin, hemochromatosis, hội chứng Alagille, các bệnh về dự trữ glycogen… có thể gây xơ gan
 

Xơ gan do các bệnh làm tổn thương hoặc tắc nghẽn ống dẫn mật trong gan: Viêm đường mật, tắc ống mật, ung thư đường mật…
 

Xơ gan do ứ đọng máu kéo dài: Bệnh suy tim, viêm tắc tĩnh mạch trên gan


III. Biến chứng của xơ gan


Xơ gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
 

Bệnh xơ gan có mấy giai đoạn? Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh xơ gan?


Tăng áp tĩnh mạch cửa: Tĩnh mạch cửa là những tĩnh mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu từ các cơ quan nội tạng (dạ dày, ruột non, ruột già, tụy, lách) đến gan. Xơ gan có thể làm tăng huyết áp ở tĩnh mạch cửa, gây xuất huyết tiêu hóa và dẫn tới tử vong.

 

Cổ trướng, phù nề: Tăng áp tĩnh mạch cửa và giảm đạm trong máu có thể gây tích tụ chất lỏng ở chân (phù nề) và ở bụng (cổ trướng). Sử dụng thuốc và áp dụng chế độ ăn ít muối có thể giúp cải thiện tình trạng này.

 

Nhiễm trùng: Người bệnh xơ gan thường gặp khó khăn trong việc chống lại nhiễm trùng. Cổ trướng kéo dài có thể dẫn đến viêm phúc mạc tiên phát do vi khuẩn. Đây là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng với các biểu hiện sốt, đau tức bụng, tiêu lỏng, nôn ói… Khi có các biểu hiện trên, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám càng sớm càng tốt.

 

Hội chứng gan – thận (HRS): Bệnh nhân xơ gan cổ trướng có thể xuất hiện tình trạng suy thận chức năng với các biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, nôn, lách to, teo cơ, run giật cơ, dấu sao mạch trên ngực và thiểu niệu. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể dẫn tới tử vong.

 

Hội chứng gan – phổi (HPS): Biến chứng nguy hiểm này sự kết hợp của bệnh gan, giãn mạch máu trong phổi và những bất thường trong trao đổi khí. Triệu chứng điển hình của tình trạng này là khó thở và thiếu oxy, nặng hơn khi người bệnh xơ gan ở tư thế đứng thẳng. Hội chứng gan – phổi làm tăng nguy cơ tử vong.

 

Vấn đề xương khớp: Một số người bị xơ gan bị mất sức mạnh của xương và có nguy cơ gãy xương cao hơn.

 

Ung thư gan: Xơ gan là yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ ung thư gan. Thống kê của Globocan 2020 về số ca ung thư tại Việt Nam cho thấy ung thư gan đang đứng ở vị trí đầu tiên cả về số ca mắc mới và tử vong. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Đa số người bệnh chỉ phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc siêu âm ổ bụng. 
 

IV. Các giai đoạn của bệnh xơ gan
 

Xơ gan được chia làm 4 giai đoạn với các đặc điểm sau:


1. Xơ gan giai đoạn 1


Ở giai đoạn đầu, bệnh xơ gan thường rất khó phát hiện do chưa có dấu hiệu xơ hóa đáng chú ý. Tuy nhiên, lúc này, gan đã bị viêm trong thời gian dài và bắt đầu hình thành các vết sẹo để cố gắng đảo ngược tình trạng viêm.


Một số triệu chứng mà người bệnh xơ gan giai đoạn 1 có thể gặp phải bao gồm:


• Người mệt mỏi, thiếu năng lượng


• Thỉnh thoảng thấy đau ở hạ sườn


• Nước tiểu đậm màu hơn bình thường


• Nổi mẩn đỏ không rõ nguyên nhân


• Móng tay thô ráp, lông rụng nhiều và ngày càng thưa thớt


Xơ gan giai đoạn đầu nếu được điều trị kịp thời thì gan vẫn có khả năng phục hồi và hoạt động trở lại như bình thường.


2. Xơ gan giai đoạn 2


Đây là giai đoạn gan đã có những tổn thương nhất định khi các mô sẹo được hình thành nhiều hơn. Đồng thời, khả năng đào thải chất độc cũng bị ảnh hưởng do chức năng gan suy yếu. Lúc này, người bệnh có thể cảm nhận rõ hơn các triệu chứng của xơ gan, bao gồm:


• Người mệt mỏi


• Hay bị đầy hơi khó chịu


• Cảm giác đau ở hạ sườn phải


• Vàng da, vàng mắt (nhưng chưa rõ ràng)


• Nước tiểu sẫm màu


• Hay bị chảy máu mũi và chảy máu chân răng


Người bệnh vẫn có cơ hội khỏi bệnh nếu xác định đúng nguyên nhân gây xơ gan và có cách điều trị phù hợp.


3. Xơ gan giai đoạn 3


Giai đoạn 3 được xem là giai đoạn muộn của bệnh xơ gan. Lá gan của người bệnh bây giờ đã có những tổn thương khá nghiêm trọng. Đồng thời, chức năng gan rối loạn làm xuất hiện hiện tượng cổ trướng – tình trạng tích tụ dịch trong ổ bụng.


Các triệu chứng bệnh xơ gan giai đoạn 3 bao gồm:


• Chán ăn, mệt mỏi, sụt cân không kiểm soát


• Rối loạn tiêu hóa, phân đen


• Vàng da, vàng mắt


• Ngứa da, nổi mẩn


• Đường huyết tăng giảm thất thường, nhịp tim nhanh


• Trướng bụng


• Phù chân và mắt cá, nặng có thể phù toàn thân


Điều trị xơ gan giai đoạn 3 khá khó khăn và rất cần sự kiên nhẫn từ người bệnh và gia đình. Điều quan trọng nhất là tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ phụ trách, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để kiểm soát các triệu chứng.


4. Xơ gan giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)


Bước vào giai đoạn cuối, gan gần như đã bị xơ hóa toàn bộ. Các hoạt động của gan cũng bị đình trệ hoàn toàn. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối diện với rất nhiều biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, bệnh não gan (còn gọi là hôn mê gan), tăng áp lực tĩnh mạch cửa và ung thư gan.

Các triệu chứng bệnh xơ gan giai đoạn cuối sẽ tương tự như giai đoạn 3 nhưng ở mức độ nặng hơn. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải các tình trạng sau:


• Tâm lý, tính cách thay đổi


• Thường xuyên buồn ngủ, thậm chí hôn mê do não bị nhiễm độc


• Suy thận gây tiểu ít, tiểu khó khăn


• Viêm màng bụng


• Dịch ứ đọng trong ổ bụng làm tăng nguy cơ vỡ tĩnh mạch thực quản


Xơ gan giai đoạn cuối không có phương pháp điều trị. Thời gian sống của người bệnh sẽ vào khoảng 12 tháng. Do đó, cách tốt nhất là phát hiện và điều trị xơ gan sớm nhất có thể.


V. Cách phòng ngừa bệnh xơ gan


Bệnh xơ gan tuy khó chữa khỏi hoàn toàn nhưng lại rất dễ phòng tránh bằng các biện pháp đơn giản. Để ngăn ngừa gan xơ hóa, bác sĩ Thành đưa ra những lời khuyên về xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tạo lập các thói quen tốt trong sinh hoạt cũng như chủ động phòng tránh các nguyên nhân có thể gây xơ gan:


• Hạn chế sử dụng rượu: Kiểm soát lượng rượu tiêu thụ và tần suất sử dụng rượu bia phù hợp để không gây hại cho sức khỏe. Trường hợp đã mắc bệnh về gan, người bệnh cần kiêng hoàn toàn rượu bia.


• Có chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung rau, củ, trái cây, thực phẩm giàu protein và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế chất béo và cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn uống. Ăn chín, uống sôi, đặc biệt không ăn sống các loại hải sản có vỏ vì chúng có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng gây nhiều bệnh lý nguy hiểm.


• Duy trì cân nặng hợp lý


• Luyện tập thể dục đều đặn


• Kiểm tra sức khỏe định kỳ


• Bỏ hút thuốc lá


• Tránh các hành vi nguy cơ cao làm lây nhiễm viêm gan B hoặc C, chẳng hạn như tiêm chích ma túy hoặc quan hệ tình dục không an toàn.


• Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A và B (đặc biệt là viêm gan B)


• Tiêm phòng cúm hàng năm. Cân nhắc về việc tiêm phòng viêm phổi


• Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc hoặc sử dụng sai liều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến gan.
 

Giải pháp cho bạn: Bổ sung thực phẩm chức năng bảo vệ gan bằng thảo dược

Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn:  Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi


Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi 
Funadin - Tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)

 

Bệnh xơ gan có mấy giai đoạn? Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh xơ gan?

 

Công dụng của Funadin

- Khử độc gốc tự do, chống oxy hóa

- Giải độc gan, hạ men gan, phục hồi tế bào gan bị tổn thương, hình thành tế bào gan mới

- Điều trị các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, men gan cao.

- Khử độc gan và hồi phục chức năng gan do thực phẩm bẩn, hóa chất bảo quản, thuốc, mỹ phẩm, ô nhiễm...

- Bảo vệ gan trước tác hại của rượu bia, thuốc lá, chất kích thích...

- Giải độc, mát gan, trị nóng gan, nóng trong, nổi mụn, mẩn ngứa...

- Tăng cường hệ miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ung thư...

 

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi
 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có Thể Bạn Quan Tâm
>>>
 Những thói quen xấu gây hại cho Gan bạn cần bỏ ngay

>>> 5 dấu hiệu dưới đây cảnh báo xơ gan giai đoạn đầu

>>> Bệnh xơ gan nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng?

0978307072