Người bị huyết áp thấp thường có biểu hiện như thế nào? Tìm hiểu ngay để biết

 Đăng bởi: My Hoàng 07/07/2022

Nhiều người lo lắng, phòng tránh bệnh huyết áp cao mà quên rằng huyết áp thấp cũng là một căn bệnh khá nguy hiểm. Đây là căn bệnh kéo dài, trong tình trạng nhẹ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng nếu không đề phòng, bệnh có thể là nguyên nhân dẫn đến một số căn bệnh nguy hiểm khác. Người bị huyết áp thấp thường có những biểu hiện như thế nào? Dưới đây là một số biểu hiện đặc trưng của người huyết áp thấp, nên hiểu rõ để kịp thời có các biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh tiến triển xấu hơn. 

 

I. Các dấu hiệu thường gặp ở người bệnh huyết áp thấp
 
1. Đau đầu 

- Đau đầu là một triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh lý nhưng ở người bị huyết áp thấp, cơn đau đầu nặng hơn rất nhiều. Đặc biệt, trong những lúc phải hoạt động thể lực nhiều hoặc đối diện với căng thẳng, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi vì cảm giác đau đầu không thể chịu được. Cơn đau đầu có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên đầu nhưng phổ biến nhất là phần đỉnh đầu. 

2. Chóng mặt

- Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân khi chuyển đổi tư thế đột ngột, điển hình như bạn đứng dậy tức thì sau khi ngồi quá lâu. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy choáng váng, mọi sự vật xung quanh dường như đang xoay vòng với bạn, khiến bạn không thể kiểm soát được. Tình trạng này nếu lặp lại thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sống của bạn, do đó, cần cân nhắc việc kiểm tra khi nhận thấy sự bất ổn từ cơ thể.

3. Ngất xỉu

- Khi bệnh đã chuyển biến nặng hơn, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng ngất xỉu, rơi vào tình trạng vô thức đột ngột). Nếu bệnh nhân không đề phòng sẽ dễ bị chấn thương đầu, xương khi bị ngất. Đặc biệt trong những tình huống di chuyển như đang đi xe, chạy bộ,... mức độ nguy hiểm càng tăng cao.

4. Kém tập trung

- Huyết áp giảm cũng là một trong những yếu tố khiến bạn thường xuyên cảm thấy mất tập trung. Vì khi huyết áp giảm, lượng máu trong cơ thể không đủ để cung cấp cho não bộ hoạt động như bình thường. Đồng thời, gây ra sự thiếu hụt oxy cho các tế bào của não, khiến cho bệnh nhân khó tập trung vào mọi việc.

5. Mờ mắt

- Đối với những bệnh nhân bị bệnh huyết áp thấp nhưng không phát hiện và điều trị sớm thường rất dễ xuất hiện nhiều triệu chứng trầm trọng hơn. Chẳng hạn như mờ mắt hoặc một số trường hợp nặng hơn có thể mất thính giác. Mặc dù các dấu hiệu này chỉ xuất hiện nhất thời và hết sau khi được nghỉ ngơi nhưng chúng cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động của bệnh nhân.

6. Buồn nôn

- Bệnh nhân bị hạ huyết áp thường xuyên xuất hiện triệu chứng buồn nôn hoặc cảm giác lợm giọng. Mặc dù, không quá nghiêm trọng nhưng triệu chứng này cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cảm giác chán ăn và mệt mỏi ở người mắc bệnh. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể uống một ít nước chanh.

7. Da nhợt nhạt - lạnh

- Khi hạ huyết áp, tay chân bệnh nhân thường tê cứng, cơ thể cảm giác lạnh cóng, sắc da nhợt nhạt. Lý giải về triệu chứng này, các bác sĩ cho rằng việc huyết áp giảm, dẫn đến thiếu máu và oxy cung cấp cho da nên thân nhiệt bị giảm. Để giảm bớt triệu chứng này, bạn có thể uống một cốc nước nóng giúp cơ thể giữ ấm.

8. Nhịp tim nhanh - hơi thở nông
 
 
- Huyết áp giảm khiến lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị thiếu, đồng thời phổi và tim phải tăng cường hoạt động để hỗ trợ cho sự hô hấp. Do đó, tim đập nhanh khiến cho bệnh nhân thở nhanh, hơi thở ngắn. Triệu chứng này đặc biệt nguy hiểm nếu bệnh nhân đang ở những nơi đông người, không khí ngột ngạt.

9. Mệt mỏi

- Triệu chứng mệt mỏi thường xuất hiện sau khi bệnh nhân ngủ dậy. Tay chân rã rời, tinh thần mệt mỏi khiến người bệnh cảm thấy thiếu sức sống, không muốn làm gì cả. Nếu nghỉ ngơi, sức khỏe sẽ được hồi phục nhưng cuối ngày cơ thể tái diễn lại triệu chứng này (dù không hoạt động quá sức). 

II. Phương pháp chẩn đoán và điều trị

1. Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán huyết áp thấp

- Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thông qua các biểu hiện lâm sàng của người bệnh và bằng dụng cụ đo chỉ số huyết áp.

- Xét nghiệm máu để kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu không; hiển thị bằng lượng hồng cầu quá ít trong máu.

- Các xét nghiệm tim mạch để biết rõ tim đang co bóp bình thường hay không.

2. Phương pháp điều trị huyết áp thấp hiệu quả
 

Người bệnh thường không được điều trị bằng cách kê thuốc hạ huyết áp vì đây không phải là một vấn đề đáng báo động. Nhưng nếu xảy hạ huyết áp kèm theo các triệu chứng thì bác sĩ có thể giúp bạn tầm soát bệnh huyết áp thấp bằng những cách sau:


• Yêu cầu thay đổi thuốc và liều lượng của thuốc: Bác sĩ có thể hỏi bạn về các loại bệnh khác bạn đang gặp, những loại thuốc bạn đang sử dụng vì một số loại thuốc bạn dùng có thể chứa thành phần gây nên tình trạng hạ huyết áp. Việc thay đổi một loại thuốc có tác dụng tương đương hoặc điều chỉnh liều lượng sử dụng có thể cải thiện tình trạng hạ huyết áp.


• Tìm kiếm nguyên nhân tiềm ẩn: Nếu bạn có lối sống lành mạnh mà vẫn bị huyết áp thấp, bác sĩ có thể chuyển sang xét nghiệm để tìm hiểu xem liệu cơ thể bạn có đang mắc căn bệnh nghiêm trọng nào liên quan đến huyết áp thấp hay không.
 
III. Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

1. Chế độ dinh dưỡng:

• Uống nhiều nước: Người huyết áp thấp thường bị mất nước. Mỗi ngày bạn cần uống ít nhất là 250 ml nước, nhất là sau khi vận động bạn cần phải uống nhiều hơn. Việc bổ sung lượng nước đầy đủ sẽ giúp bạn hạn chế khả năng tụt huyết áp đột ngột. Nước có thành phần chất điện giải có thể giúp bạn tăng huyết áp.

• Chia nhỏ các bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa chính bạn có thể chia nhỏ chúng ra để điều hòa lại đường huyết và huyết áp. các bữa ăn cần có đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm có chứa carbohydrate (đặc biệt có nhiều trong lúa mì).

• Bổ sung vitamin B12 và folate: Hai loại dưỡng chất này giúp máu lưu thông tốt và cải thiện huyết áp. Vitamin B12 có trong cá và các chế phẩm từ sữa. Folate có trong các loại rau có màu xanh sẫm. bạn cũng có thể uống thực phẩm chức năng để bổ sung hai chất này.

• Tránh bia rượu hoàn toàn: Đây là hai loại thức uống làm mất nước của cơ thể. Ngoài bia rượu, bạn cũng cần nên tránh các loại gia vị như gừng, ớt, quế vì chúng cũng khiến huyết áp hạ xuống thấp.

• Uống caffeine lượng vừa đủ: Chất caffeine được xem là có khả năng gây bệnh cao huyết áp. Uống một lượng vừa đủ sẽ giúp cải thiện tình trạng hạ huyết áp của bạn.

• Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm muối vào bữa ăn. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết lượng muối phù hợp. Sử dụng nhiều muối cũng làm ảnh hưởng tim mạch.

• Không uống nhiều rượu.

2. Chế độ sinh hoạt:

• Tập thể dục thường xuyên: Tập luyện thể dục là cách tốt để duy trì sức khỏe. Khi các tế bào đều hoạt động và được cung cấp oxy, chúng có thể giúp cơ thể bạn lưu thông máu tốt hơn.

• Di chuyển chậm rãi: Đặc biệt khi chuyển đổi tư thế đứng lên sau khi ngồi, nằm cần phải thực hiện nhẹ nhàng và chậm rãi.

• Không bắt chéo chân khi ngồi: Hành động này khiến máu lưu thông không đều đến các chi.

• Không tắm lâu trong nước nóng: Nước nóng cơ thể làm các mạch máu nở rộng khiến huyết áp giảm nhanh hơn.
 
Giải pháp cho bạn: Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…
 

 
 
Bi-Cozyme Max có tác dụng gì ?

- Điều hòa và ổn định huyết áp

- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.

- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …

- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …

- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.

- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...

- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ... 


 
 
 
0978307072