Nguyên nhân nào gây suy giảm miễn dịch? Dưới đây là 5 cách tăng cường hệ thống miễn dịch hiệu quả

 Đăng bởi: My Hoàng 15/07/2022
Hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Khi hệ thống miên dịch suy giảm thì cơ thể rất dễ bị nhiễm bệnh. Vậy bạn có biết các nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm hệ miễn dịch ở cơ thể là gì không? Dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm hệ miễn dịch và 5 cách tăng cường hệ thống miễn dịch mà bạn không nên bỏ qua.
 

I. Nguyên nhân suy giảm hệ miễn dịch

Như đã trình bày, tỷ lệ mắc suy giảm miễn dịch thứ phát cao hơn rất nhiều suy giảm miễn dịch nguyên phát. Một số thói quen sau đây có thể làm suy giảm hệ miễn dịch như:

1. Chế độ ăn quá dư thừa đạm

- Tình trạng dư đạm, đặc biệt là đạm có nguồn gốc từ động vật như thịt và sữa, khiến cơ thể sản xuất nhiều hơn hormone IGF1, một loại hormone đẩy nhanh sự già hóa và cản trở hoạt động của hệ miễn dịch.

- Hãy kiểm soát, khống chế lượng đạm động vật sao cho loại đạm này không chiếm quá 10% năng lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Nếu mức này vẫn chưa đủ, hãy cắt giảm mạnh hơn nữa, thậm chí xuống còn 5%.

2. Ăn nhiều đồ ngọt

- Ăn nhiều đường không chỉ khiến bạn dễ tăng cân mà còn làm giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng, ăn 100g đường cản trở đáng kể khả năng chống vi khuẩn của bạch cầu trong suốt 5 giờ sau đó.

3. Không uống đủ nước

- Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể loại bỏ độc tố. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên uống từ 1500ml đến 2000ml nước mỗi ngày. Lượng nước cung cấp vào cơ thể quá ít sẽ là điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh, từ đó làm suy giảm hệ miễn dịch.

4. Uống nhiều rượu

- Uống nhiều rượu có thể làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch với các mầm bệnh xâm nhập. Chất chuyển hóa chính của rượu, acetaldehyde có khả năng làm suy yếu chức năng nhung mao trong phổi khiến nó dễ bị vi khuẩn và vi rút xâm nhập tấn công.

5. Thừa cân

- Dư thừa cân nặng không tốt cho tim, não, các cơ quan khác trong cơ thể và cả hệ miễn dịch. Trên thực tế, những người dễ nhiễm cảm có điểm chung là chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn 40, con số minh chứng cho tình trạng béo phì. Béo phì gây mất cân bằng hormone và suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của hệ miễn dịch.

6. Ngủ không đủ giấc

- Nếu bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ không sản xuất đủ melatonin. Từ đó, hệ miễn dịch không thể tạo đủ tế bào máu trắng để bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và sửa chữa những khiếm khuyết.

7. Không khí ô nhiễm

- Các nhà khoa học đã phát hiện rằng không khí ô nhiễm có khả năng khống chế tế bào T vốn đóng vai trò then chốt của hệ miễn dịch; từ đó, gây ra tình trạng sưng viêm trong cơ thể.
 
 

- Để hạn chế hít phải không khí ô nhiễm, bạn nên đầu tư mua thiết bị lọc không khí cho gia đình. Dù không thể kiểm soát không khí bên ngoài nhưng ít nhất, bạn cũng có thể hít thở dễ dàng trong nhà.

II. 5 cách tăng cường hệ thống miễn dịch bạn nên biết

1. Tránh dùng thực phẩm đã qua chế biến 

- Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng của WHO đã xem xét tác động của chế độ ăn uống và lối sống phương Tây lên chức năng miễn dịch của con người; nhận thấy rằng, một lượng lớn calo có trong thức ăn nhanh và chế biến sẵn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như: Tăng viêm, giảm kiểm soát nhiễm trùng, tăng tỷ lệ ung thư, tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng… 

- Các tác giả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lựa chọn thực phẩm và lối sống có ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng của vi khuẩn trong cơ thể và có thể làm mạnh hoặc suy yếu hệ thống miễn dịch.

- Vì vậy, hãy cắt giảm thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn, đồng thời bổ sung nhiều thực phẩm tự nhiên hơn trong chế độ ăn uống.

2. Bổ sung đầy đủ vitamin

- Vitamin rất cần thiết cho sự sống. Những hợp chất hữu cơ này thường được thu nhận như một phần của chế độ ăn cân bằng cần thiết cho các quá trình sinh học và trao đổi chất.

- Vitamin rất cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch. Tế bào miễn dịch là một trong những tế bào phân chia nhanh nhất của cơ thể và chúng cần một lượng lớn vitamin để tái tạo và hoạt động bình thường.

- Vitamin D: Là một trong những vitamin quan trọng nhất liên quan đến sức khỏe miễn dịch. Những người bị nhiễm trùng mãn tính thường có lượng vitamin D thấp. Cần bổ sung đầy đủ vitamin D mỗi bằng cách tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời và ăn thực phẩm giàu vitamin D. Bạn có thể xét nghiệm nồng độ vitamin D để xác định chính xác số lượng mà bạn cần bổ sung bằng thuốc.

- Vitamin A: Một dạng hoạt chất sinh học của vitamin A là acid retinoic. Chất này có trong chế độ ăn uống và ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống miễn dịch. Retinoic acid đang được thử nghiệm như một liệu pháp tiềm năng để điều trị một số bệnh tự miễn dịch như viêm khớp, bệnh vẩy nến hoặc bệnh đa xơ cứng. Thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: Trứng, sữa, rau xanh…

- Vitamin E: Được biết đến với khả năng chống oxy hóa mạnh cũng đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm. Bạn có thể bổ sung bằng thuốc, nhưng sẽ tốt và an toàn hơn khi bổ sung loại vitamin này từ các nguồn tự nhiên.

- Hãy hướng tới một chế độ ăn uống cân bằng gồm các loại thực phẩm chưa qua chế biến có chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa.

3. Tham gia vào các hoạt động thể chất    

- Các hoạt động thể chất kích thích hệ thống miễn dịch và tăng cường khả năng phòng chống nhiễm
trùng.

- Tập thể dục có tác dụng chống viêm. Các hoạt động thể chất cũng có liên quan đến việc giảm  mức protein phản ứng C. Đây là một loại protein gây viêm và căng thẳng trong cơ thể bạn. 

- Vì vậy, hãy luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, ít nhất 30 - 40 phút mỗi ngày.

4. Quản lý căng thẳng

- Căng thẳng mãn tính ngăn chặn phản ứng miễn dịch của cơ thể bằng cách giải phóng hormone cortisol. Cortisol can thiệp vào các tế bào T (một loại tế bào miễn dịch) và giảm sự tiết kháng thể của IGA nằm trong đường ruột và đường hô hấp (là tuyến phòng thủ đầu tiên giúp chống lại các mầm bệnh).

- Căng thẳng cũng có thể có tác động gián tiếp đến hoạt động của hệ thống miễn dịch, vì một người có thể sử dụng các chiến lược không lành mạnh để giảm căng thẳng của họ như uống rượu và hút thuốc.
Có rất nhiều cách để quản lý căng thẳng như: Thiền, tập thể dục, YOGA…

- Ngay cả tập luyện 15-20 phút vào buổi sáng trong 3-4 ngày một tuần cũng có thể giúp tâm trí của bạn đi đúng hướng và giúp bạn dễ chịu hơn với những căng thẳng xảy đến trong ngày. 

- Quản lý căng thẳng có thể giúp ngăn ngừa sự phân hủy nhiễm sắc thể có thể dẫn đến ung thư và lão hóa sớm.

5. Ngủ đủ giấc

- Khi ngủ, hệ thống miễn dịch tạo ra các chất bảo vệ, chống nhiễm trùng như kháng thể và cytokine. Nó sử dụng những chất này để chống lại vi khuẩn và vi rút.
 
 

- Nếu không ngủ đủ giấc, cơ thể bạn tạo ra ít kháng thể và cytokine. Thiếu ngủ lâu dài còn làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường, và các bệnh tim mạch. Thời lượng ngủ tối ưu đối với hầu hết người lớn là ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm. 

III. Phân loại suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch được chia thành 2 loại là suy giảm miễn dịch nguyên phát và suy giảm miễn dịch thứ phát.

• Suy giảm miễn dịch nguyên phát là bệnh di truyền gây những đợt nhiễm trùng tái phát thường xuyên hoặc khó điều trị. Nhiều người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát do bẩm sinh thiếu một số chất miễn dịch bảo vệ cơ thể làm cho họ dễ nhạy cảm với các vi trùng và bị các bệnh nhiễm trùng.

• Suy giảm miễn dịch thứ phát là do hoá chất hoặc nhiễm phải tác nhân gây suy giảm miễn dịch, nó có thể là hậu quả của hóa trị, phóng xạ, tiểu đường, suy dinh dưỡng,vv...

IV. Dấu hiệu của suy giảm miễn dịch

Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của suy giảm miễn dịch nguyên phát là bị nhiễm trùng thường xuyên, kéo dài hoặc khó điều trị. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại rối loạn suy giảm miễn dịch nguyên phát.

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy giảm miễn dịch nguyên phát có thể bao gồm:

• Viêm phổi thường xuyên và tái phát, viêm phế quản,nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng tai, viêm màng não hoặc nhiễm trùng da

• Viêm và nhiễm trùng các cơ quan nội tạng

• Rối loạn máu, chẳng hạn như số lượng tiểu cầu thấp hoặc thiếu máu

• Các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như chuột rút, chán ăn, buồn nôn và tiêu chảy

• Chậm tăng trưởng và phát triển

• Rối loạn tự miễn dịch, viêm khớp dạng thấp hoặc tiểu đường loại 1
 
Giải pháp cho sức khỏe: Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng nhằm tăng cường khả năng miễn dịch, sức đề kháng
 
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu với bạn: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện

Bi-Nutafit® là công thức đặc biệt chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi đối tượng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cung cấp cho cơ thể những chất bổ dưỡng albumin, đạm, protein, các axit amin thiết yếu để nâng cao sức đề kháng và sự cường tráng của cơ thể, giúp sửa chữa và bảo vệ các mô, tế bào bị tổn thương do các tác nhân gây bệnh.
 
 

Công dụng của Bi-Nutafit®

- Bi-Nutafit bổ sung albumin, protein và các a xít amin thiết yếu cho cơ thể.

- Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, stress..

- Sốt xuất huyết; chấn thương, hội chứng nhiễm trùng; nhiễm độc; viêm tuỵ...

- Trị liệu bỏng, nhanh liền sẹo, giúp làm mờ và giảm vết thâm nám trên da

- Chạy thận nhân tạo, suy thận cấp, mãn, hội chứng thận hư,

- Nâng cao sức đề kháng, bồi bổ sau phẫu thuật tim, phổi, phụ nữ sau sinh

- Sửa chữa tổn thương cấp độ DNA, tế bào;  khử gốc tự do

- Hỗ trợ điều trị cho người viêm gan vius, xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ...

- Tăng cường sức đề kháng cho người thiếu máu, người mỏi mệt, ung thư máu.

- Tăng cường MD sau mổ, xạ trị, phòng và hỗ trợ điều trị các loại ung thư

 - Tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe

- Chống lão hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng cường tuổi thọ.

 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có Thể Bạn Quan Tâm
0978307072