-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Những khó khăn mà bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường gặp phải.
Đăng bởi: Quản trị Web
29/07/2023
Người bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày không thể cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay được, không tự phục vụ bản thân trong sinh hoạt hàng ngày không chỉ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Lúc này, việc điều trị và PHCN viêm khớp dạng thấp cần được tiến hành một cách toàn diện. Vậy những khó khăn mà bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường gặp phải là gì? cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
I. Những khó khăn mà bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường gặp phải
1. Đau
- Đau khớp thường xảy ra khi cử động khớp theo tầm vận động của khớp. Ở giai đoạn viêm cấp tính, tình trạng đau khớp rõ rệt và dữ dội hơn, khi bệnh thuyên giảm, cảm giác đau sẽ giảm bớt và thường khi để yên không cử động, tình trạng đau khớp sẽ đỡ hẳn đi.
2. Hạn chế trên khả năng cử động và di chuyển
- Khi khớp sưng đau, bệnh nhân có xu hướng bị co cứng cơ ở vùng bị đau để giảm bớt cử động của khớp, hạn chế cơn đau. Do đó, hoạt động của vùng có khớp bị viêm sẽ giảm đi. Trong bệnh lý viêm khớp dạng thấp, các khớp nhỏ ở bàn tay sẽ sưng đau rồi bị cứng và biến dạng khiến cử động cầm nắm rất khó khăn, hạn chế trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó hoạt động tự chăm sóc của người bệnh cũng có thể bị trở ngại, bao gồm: ăn, tắm rửa, nội trợ, đi vệ sinh...
3. Biến động trong tâm tư tình cảm
- Những đau đớn và khó chịu của viêm khớp dạng thấp gây ra sẽ sự hạn chế các hoạt động chăm sóc bản thân, gây khó khăn khi bệnh nhân di chuyển, phát sinh sự phụ thuộc vào người thân về vấn đề sinh hoạt và kinh tế... khiến bệnh nhân rơi vào nhiều sắc thái cảm xúc khác nhau.
- Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường hay cáu kỉnh, muốn mọi người xung quanh quan tâm chăm sóc hoặc rơi vào tình trạng chán nản, bi quan, lo lắng và không muốn cố gắng, giảm nghị lực sống... Gia đình và những người xung quanh cần động viên bệnh nhân để họ tích cực tập luyện, duy trì hoạt động sinh hoạt và cố gắng tập độc lập tối đa.
II. Nguyên nhân và phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp
- Nguyên nhân của bệnh lý viêm khớp dạng thấp chưa được biết rõ, tuy nhiên có một số yếu tố thuận lợi cho sự khởi phát của bệnh như: nhiễm lạnh và ẩm kéo dài, sử dụng thuốc nội tiết, bệnh nhiễm trùng, bệnh dị ứng... Từ đó đưa ra lời khuyên nên, người bệnh nên tăng cường vận động, thể thao, duy trì sức khỏe, vệ sinh môi trường sống...
*Phát hiện bệnh viêm khớp dạng thấp qua các triệu chứng như:
- Sốt, đau, sưng khớp ngón tay, khớp cổ tay và khớp gối;
- Cứng khớp buổi sáng;
- Đau khớp có tính chất đối xứng 2 bên;
- Đợt sưng đau tái đi tái lại làm biến dạng các khớp;
- Viêm khớp dạng thấp dễ tái đi tái lại trên 3 tháng;
- Ngón tay hình thoi, ngón bị quắp lại giống hình cổ cò;
- Cổ tay lệch ra ngoài;
- Teo cơ mu tay, lòng bàn tay, cơ đùi, cẳng chân.
III. Phục hồi chức năng khớp trong viêm khớp dạng thấp
*Công tác PHCN viêm khớp dạng thấp cần được tiến hành một cách toàn diện:
1.Thăm khám và sử dụng thuốc
*Trong những đợt bệnh tái phát, khớp sưng đau nhiều, khó cử động, bệnh nhân cần được khám và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Thuốc giảm đau sẽ giúp khớp hạn chế sưng, người bệnh có thể cử động được nhẹ nhàng. Tuy nhiên trong đợt đau nhiều, người bệnh nên nghỉ ngơi hoàn toàn, có thể chườm nóng bằng túi chườm tại vị trí đau. Lưu ý trong đợt đau khớp, người bệnh cần giữ tư thế đúng để đề phòng biến dạng khớp sau này:
- Co rút khớp háng, gối và gập cột sống do tư thế sai;
- Nằm sấp để chống biến dạng cột sống, khớp háng, khớp gối;
- Sử dụng nẹp chỉnh hình để đỡ phần cổ tay, bàn tay.
2.Phẫu thuật
- Phương pháp này chỉ được áp dụng khi biến dạng khớp gây trở ngại nhiều đến khả năng vận động, sinh hoạt, gây co rút khiến người bệnh bị quắp lại ở khớp háng và gối, lúc này muốn duỗi thẳng chân cho bệnh nhân cần phẫu thuật nối dài gân ở khoeo và ở bẹn. Tuy vậy nếu viêm khớp vẫn còn tiến triển, nguy cơ khớp tiếp tục bị biến dạng trở lại vẫn cao.
3.Dụng cụ trợ giúp/chỉnh hình
- Được sử dụng ngay từ giai đoạn đầu của bệnh gồm nẹp cổ tay, nẹp cổ chân, nẹp gối, bao cát... để giữ tư thế đúng. Bên cạnh đó, một số dụng cụ trợ khác như tay cầm bằng vải/gỗ, kẹp bút, nạng, khung đi, gậy... có thể được sử dụng để giúp bệnh nhân có thể tự chăm sóc hoặc di chuyển.
4.Những bài tập vật lý trị liệu giúp phục hồi sau viêm khớp dạng thấp
- Tùy theo điều kiện sẵn có tại nhà hoặc tại địa phương, có thể sử dụng các dụng cụ tạo nhiệt áp lên những vùng khớp sưng đau như: chườm nóng, đắp Paraphin, sử dụng đèn hồng ngoại...
- Sử dụng các bài tập phục hồi sau viêm khớp dạng thấp nhằm tăng cường chức năng sinh hoạt hàng ngày của người bệnh gồm: tập cầm nắm và cử động bàn tay/ngón tay, tập điều hòa cử động của các khớp cánh tay, tập ăn uống, tắm rửa, giặt giũ, thay quần áo... một mình.
- Nếu di chuyển khó khăn, người bệnh có thể làm các hoạt động vệ sinh cá nhân tại giường: rửa ráy, lau, tắm giặt, thay quần áo... tuy nhiên tốt hơn hết nên để bệnh nhân ra khỏi giường, di chuyển bằng xe lăn vào nhà vệ sinh.
Với các khớp bàn tay, ngón tay bị cứng, đau, biến dạng có thể cần dùng nẹp trợ giúp người bệnh cầm được các vật nhỏ như: dao, bàn chải...
5.Chuyển lên tuyến trên
- Những trường hợp chưa chẩn đoán rõ ràng hoặc bệnh nặng, đau nhiều cần chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để được chăm sóc tích cực hơn, thực hiện các xét nghiệm đặc hiệu để xác định chẩn đoán hoặc sử dụng các dụng cụ chỉnh hình hoặc trợ giúp bệnh nhân...
6.Hỗ trợ về tâm lý
- Viêm cột sống dính khớp ở thanh niên nam giới trẻ thường gây hậu quả tàn phế rất nặng nề. Với viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ sẽ khiến các hoạt động tự chăm sóc, nội trợ, chăm sóc con cái... bị trở ngại nhiều. Vì vậy ,thầy thuốc và người thân cần quan tâm, hỗ trợ về tâm lý, động viên người bệnh giúp họ vượt qua những khó khăn về tâm lý, tinh thần do bệnh tật gây ra.
*Nếu người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển với nạng hoặc xe lăn, có thể cân nhắc thay đổi một số thói quen sau:
- Vệ sinh: thay bệ vệ sinh ngồi bệt vì bệnh nhân không ngồi xổm được hoặc có thể dùng một ghế tựa bằng gỗ, khoét lỗ tròn ở giữa để người bệnh đi vệ sinh.
- Trong lúc tắm giặt, người bệnh nên ngồi trên ghế, thay vì ngồi xổm trên mặt đất.
- Nếu người khuyết tật phải di chuyển bằng xe lăn, nên hạ thấp bệ bếp, bàn ăn, bồn rửa bát... để bệnh nhân có thể tự thực hiện các công việc nội trợ;
- Cửa ra vào, cửa nhà vệ sinh cần mở rộng để xe lăn đi qua;
- Bậc thềm lên xuống cần làm thoai thoải cho xe lăn đi lại được.
=>Kết luận: Trên đây là bài viết về Những khó khăn mà bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường gặp phải, cảm ơn các bạn đã đọc và tham khảo.
Giải pháp cho bạn : Bi-Jcare Max Giải pháp toàn diện cho xương khớp chắc khỏe
Bi-Jcare Max là viên uống bổ sung dinh dưỡng thiết yếu quan trọng nhất cho xương khớp giúp xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ điều trị hiệu bệnh lý về xương khớp an toàn hiệu quả. Được nghiên cứu bới các nhà chuyên môn dược lý uy tín của Mỹ và sản xuất trên dây chuyền côn nghệ tân tiến hiện đại nhất hiện nay. Bi-Jcare Max được đích thân B.sĩ Th.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng và lựa chọn đưa về Việt Nam.
Bi-Jcare Max có tác dụng gì ?
- Bổ sung Canxi giúp xương chắc khỏe
- Tái tạo sụn khớp: trị thoái hóa, thoát vị, viêm khớp mãn tính, viêm đa khớp,...
- Tái tạo dịch nhờn, trị khô khớp, cứng khớp, gai xương khớp
- Trị đau nhức mỏi, tê bì chân tay, vai gáy
- Tăng sức bền cơ gân sụn khớp
- Giảm đau cấp và mãn tinh
- Tăng độ bền, dẻo dai cho xương khớp
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
nguon:bnc.medipharm.vn, suckhoedoisong.com, medlatec.com...