Nóng rát dạ dày là gì? Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm tại nhà.

 Đăng bởi: My Hoàng 12/11/2022

Nóng rát dạ dày là triệu chứng rất dễ gặp phải thường ngày. Nó có thể bắt nguồn từ việc ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ hay do ảnh hưởng từ thuốc Tây. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đây còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý. Cần nắm rõ nguyên nhân để có cách can thiệp khắc phục đúng đắn và kịp thời. Vậy nguyên nhân gây nóng rát dạ dày là gì? Cách chữa dứt điểm như nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng nóng rát dạ dày. 

 
I. Hiện tượng nóng dạ dày là gì?
 
- Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bao tử giúp hấp thu lượng vitamin B12 cần thiết cho cơ thể, đảm bảo cung cấp đủ máu để hoạt động sống diễn ra bình thường. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào xảy ra ở bao tử, mọi người nên thận trọng. Đó có thể là tín hiệu cảnh báo dạ dày đang bị tổn thương, cần được theo dõi và điều trị kịp thời.

- Một trong những vấn đề thường gặp là nóng dạ dày, bệnh nhân phải trải qua cảm giác nóng rát, khó chịu ở bao tử. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tác động tiêu cực tới tâm lý và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Chính vì thế chúng ta không nên coi thường hiện tượng kể trên.
 
II. Nguyên nhân nóng rát dạ dày

1. Ăn uống không khoa học
 
• Ăn đồ cay chứa nhiều ớt, hạt tiêu,... làm dạ dày đầy ứ, kèm theo triệu chứng ợ hơi, đau bụng và nóng rát. Nguyên nhân vì thực phẩm cay có chứa nhiều capsaicin - một chất có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây nóng rát, khó tiêu;

• Ăn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, bữa ăn có ít chất xơ,... cũng khiến dạ dày bị nóng rát sau ăn;

• Nóng rát dạ dày nếu mắc chứng không dung nạp đường sữa, kém hấp thu fructose nhưng vẫn ăn các loại thực phẩm này. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các triệu chứng đi kèm như táo bón, tiêu chảy, đau bụng,...;

• Thói quen ăn đồ chua, ăn quá no, bỏ bữa, ăn không đúng bữa,... cũng gây nóng rát dạ dày;

• Uống rượu: Các hóa chất trong rượu kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit, khiến cơ thể bị mất nước, ảnh hưởng tới chức năng đường tiêu hóa, gây nóng rát và đau dạ dày;

• Sử dụng đồ uống có ga: Axit citric trong đồ uống có ga làm tăng lượng axit trong dạ dày, gây nóng rát và loét dạ dày. Ngoài ra, đồ uống có ga cũng khiến không khí đi vào dạ dày nhiều hơn, gây đầy bụng, ợ hơi; 

• Uống quá nhiều nước: Làm hạ natri máu, khiến nồng độ natri thấp bất thường, gây khó chịu, nôn mửa, mệt mỏi, nhầm lẫn, co giật và nóng rát dạ dày.

2. Căng thẳng tâm lý

- Những người bị căng thẳng trong thời gian dài thường gặp tình trạng trì trệ quá trình tiêu hóa, khiến axit trong dạ dày cao, làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản với các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, nóng rát dạ dày, khàn giọng,... Khi hết căng thẳng, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm.

3. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc

- Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDS) như Aspirin, Celecoxib, Ibuprofen, Naproxen, Ketoprofen,... có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng dạ dày bị nóng. Vì vậy, khi phải sử dụng bất kỳ loại thuốc nào kể trên, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng thuốc.

- Nếu bị nóng rát, đau dạ dày khi dùng các thuốc kể trên, người bệnh cần báo cho bác sĩ.

4. Do mắc các bệnh dạ dày

• Hội chứng ruột kích thích: Là tình trạng rối loạn đường ruột, gây khó chịu vùng bụng, đau rát dạ dày. Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm ợ hơi, táo bón, tiêu chảy, có chất nhầy trong phân, đầy hơi, buồn nôn, bị chuột rút,...;

• Viêm dạ dày: Là tình trạng tổn thương, viêm niêm mạc dạ dày. Triệu chứng đặc trưng của bệnh gồm cảm giác nóng rát dạ dày sau khi ăn hoặc khi nằm, buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu, nấc cụt, đau bụng và mất cảm giác ngon miệng;

• Loét dạ dày: Là tình trạng xuất hiện các vết loét phát triển ở lớp lót bên trong dạ dày và phần trên của ruột non. Bệnh nhân có biểu hiện đau dạ dày, nóng rát ở dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, ợ nóng, không dung nạp một số loại thực phẩm,...;

• Trào ngược dạ dày - thực quản: Là bệnh lý phổ biến nhất gây nóng rát dạ dày. Trào ngược dạ dày khiến axit từ dạ dày trào lên thực quản, đi kèm với những triệu chứng khác như ợ chua, ợ nóng, khàn tiếng, ho,...

5. Nguyên nhân khác
 
• Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: Gây cảm giác nóng rát dạ dày và làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày;

• Thoát vị: Các triệu chứng thường gặp gồm đau ngực, khó nuốt, nấc cụt thường xuyên, đau bụng trên và nóng trong dạ dày;

• Bệnh ở thận: Các bệnh thận ứ nước, thận hư, sỏi thận, sỏi niệu quản,... gây đau ở thận và lan ra dạ dày gây nóng rát thượng vị;

• Bệnh ở gan: Triệu chứng nóng rát thượng vị dạ dày có thể do mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan, áp xe gan,...;

Bệnh lý khác: Viêm ruột thừa, các bệnh liên quan tới túi mật

III. Phương pháp chữa trị nóng rát dạ dày tại nhà

Cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà là gì? Cảm giác nóng ở dạ dày thường đi kèm với các cơn đau dai dẳng, có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi và suy nhược. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn ngăn ngừa triệu chứng nóng bao tử:

• Tránh các loại thực phẩm chua, cay và nhiều dầu mỡ;

• Ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate như các loại ngũ cốc nguyên hạt;

• Không hút thuốc;

• Tránh uống rượu, bia;

• Kiểm tra thành phần của thuốc thật kỹ để phòng các phản ứng phụ có thể gây hại cho dạ dày;

• Không bỏ bữa;

• Tập thể dục thường xuyên (ít nhất 30 phút mỗi ngày);

• Ăn nhiều rau xanh, trái cây, nhưng bạn nên cẩn thận với các loại quả họ cam, quýt;

• Bạn nên hạn chế uống sữa vào những lúc bụng đang đói vì có thể gây thêm các kích ứng khác.

Nóng rát dạ dày gây các cảm giác rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất làm việc của bạn. Nếu đã thử nhiều cách nhưng vẫn không thể cải thiện tình trạng bệnh này, hãy liên hệ bác sĩ để được tiến hành các xét nghiệm cần thiết và có hướng điều trị thích hợp bạn nhé

Giải pháp cho bạn:  Prilosec OTC 20.6 mg chữa đau dạ dày 

Prilosec OTC™ 20.6 mg là thuốc chữa dạ dày áp dụng công nghệ dược mới có kết hợp 2 thành phần chính là omeprazole và muối magnesium có tác dụng giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả có tác dụng chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.

 

 

 Công dụng của viên uống Prilosec OTC
 
- Trị đau bao tử, viêm loét dạ dày, hành tá tràng 

- Giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả


- Chữa các chứng trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.

- Điều trị triệu chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần. 
 
>>> chi tiết sản phẩm xem tại :  Prilosec OTC 20.6 mg chữa đau dạ dày 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
0978307072