Thiếu máu sẽ nguy hiểm ra sao nếu không được điều trị kịp thời?

 Đăng bởi: My Hoàng 18/07/2022

Thiếu máu là tình trạng máu không đủ số lượng hồng cầu khỏe mạnh mang oxy cùng chất dinh dưỡng đến các cơ quan. Thiếu máu khiến các cơ quan kém hoạt động, sức khỏe suy giảm nên người bệnh thường thấy mệt mỏi, yếu ớt, dễ nhiễm bệnh. Vậy tình trạng thiếu máu sẽ nguy hiểm ra sao nếu không được điều trị kịp thời? Dưới đây là một số biến chứng mà tình trạng thiếu máu gây ra cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. 

 


I. Biến chứng của thiếu máu

Nếu không được điều trị, thiếu máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, như:

- Mệt mỏi kéo dài: Thiếu máu nghiêm trọng có thể khiến bạn mệt mỏi đến mức không thể hoàn thành các công việc hàng ngày.

- Biến chứng thai kỳ: Phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu folate có thể dễ bị biến chứng, chẳng hạn như sinh non.

- Vấn đề về tim: Thiếu máu có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc không đều (rối loạn nhịp tim). Khi bạn bị thiếu máu, tim bạn phải bơm máu nhiều hơn để bù cho việc thiếu oxy trong máu. Điều này có thể dẫn đến suy tim.

- Tử vong: Thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Mất nhiều máu nhanh chóng dẫn đến thiếu máu cấp tính, nghiêm trọng và có thể gây tử vong.

II. Nguyên nhân gây thiếu máu

Các loại thiếu máu khác nhau đều có nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

1. Thiếu máu viêm

- Một số bệnh như ung thư, HIV / AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận, bệnh Crohn và các bệnh viêm cấp tính hoặc mãn tính khác có thể cản trở việc sản xuất các tế bào hồng cầu.

2. Thiếu máu không tái tạo

- Đây là tình trạng thiếu máu hiếm gặp, đe dọa đến tính mạng khi cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu. Nguyên nhân gây thiếu máu không tái tạo bao gồm nhiễm trùng, sử dụng một số loại thuốc, bệnh tự miễn và tiếp xúc với hóa chất độc hại.

3. Thiếu máu bất sản 

- Một loạt các bệnh như bệnh bạch cầu và bệnh tủy có thể gây thiếu máu khi ảnh hưởng đến việc sản xuất máu trong tủy xương. Tác động của các loại ung thư và các rối loạn giống như ung thư khác nhau từ nhẹ đến đe dọa tính mạng.

4. Thiếu máu do thiếu sắt

- Đây là loại thiếu máu phổ biến nhất do thiếu chất sắt trong cơ thể. Tủy xương cần sắt để tạo ra huyết sắc tố. Điều này đồng nghĩa với việc nếu không có đủ chất sắt, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ lượng huyết sắc tố cho các tế bào hồng cầu.

- Loại thiếu máu này xảy ra ở phụ nữ mang thai hoặc thường xuyên bị mất máu, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, lở loét, ung thư và sử dụng thường xuyên một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, đặc biệt là aspirin, có thể gây viêm niêm mạc dạ dày dẫn đến mất máu.

5. Thiếu máu thiếu vitamin

- Bên cạnh sắt, cơ thể cần folate và vitamin B12 để tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Một chế độ ăn thiếu chất này và các chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể làm giảm sản xuất hồng cầu.

- Ngoài ra, một số người tiêu thụ đủ B12 không thể hấp thụ vitamin. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu vitamin, còn được gọi là thiếu máu ác tính.
 
6. Tan máu bẩm sinh

- Đây là một bệnh lý huyết học mang tính di truyền liên quan đến sự bất thường của hemoglobin, một loại cấu trúc protein trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy. Ở người bị tan máu bẩm sinh, các hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu.

7. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm

Thiếu máu hồng cầu hình liềm là bệnh di truyền và đôi khi nghiêm trọng hơn là thiếu máu tán huyết. Nguyên nhân gây bệnh bởi một dạng hemoglobin khiếm khuyết khiến các tế bào hồng cầu có hình dạng lưỡi liềm bất thường. Những tế bào máu bất thường này chết sớm, dẫn đến tình trạng thiếu hồng cầu mãn tính.

III. Các yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu máu

Những yếu tố khiến cơ thể có nguy cơ bị thiếu máu bao gồm:

- Một chế độ ăn uống thiếu một số vitamin và khoáng chất: Một chế độ ăn uống ít chất sắt, vitamin B12 và folate làm tăng nguy cơ thiếu máu.

- Rối loạn đường ruột: Bị rối loạn đường ruột ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng trong ruột non, chẳng hạn như bệnh Crohn và bệnh celiac – khiến bạn có nguy cơ bị thiếu máu.

 

 


- Kinh nguyệt: Nhìn chung, phụ nữ chưa mãn kinh có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao hơn nam giới và phụ nữ sau mãn kinh. Kinh nguyệt gây mất tế bào hồng cầu.

- Thai kỳ: Nếu bạn đang mang thai và không dùng vitamin tổng hợp với axit folic và sắt sẽ làm tăng nguy cơ bị thiếu máu, tình trạng thiếu máu này còn kéo dài cả sau khi sinh gọi là thiếu máu sau sinh

- Bệnh mãn tính: Khi bị ung thư, suy thận, tiểu đường hoặc một tình trạng mãn tính khác, có thể làm tăng nguy cơ bị thiếu máu. Những bệnh này có thể dẫn đến sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu. Mất máu chậm, mãn tính do vết loét trong cơ thể có thể làm cạn kiệt sắt của cơ thể, dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.

- Lịch sử gia đình: Nếu gia đình bạn có tiền sử thiếu máu di truyền, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm, bạn cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh này.

- Những yếu tố khác: Tiền sử nhiễm trùng nhất định, bệnh về máu và rối loạn tự miễn dịch làm tăng nguy cơ thiếu máu. Nghiện rượu, tiếp xúc với hóa chất độc hại và sử dụng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hồng cầu và dẫn đến thiếu máu.

- Tuổi tác: Những người trên 65 tuổi có nguy cơ thiếu máu cao.

IV. Triệu chứng của thiếu máu

- Ngoài những dấu hiệu như cơ thể yếu đi và thiếu năng lượng, các triệu chứng của thiếu sắt làm cho thiếu máu bao gồm nhịp tim nhanh và mạnh, huyết áp thấp, đau bụng kinh dữ dội, chảy máu nhiều và đau chủ yếu ở phía trán.

- Một số người bị thiếu máu cũng có thể bị giảm sự thèm ăn và xáo trộn giấc ngủ, gây ra khó thở khi tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào. Về lâu dài có thể đưa đến đau bụng và giảm chức năng của hệ thống miễn dịch.

Một số triệu chứng thiếu sắt có thể dễ thấy hơn như:

- Thiếu sắt có thể gây ra thay đổi cho mái tóc, móng tay và lưỡi. 

- Lưỡi có thể trở nên đau, sáng bóng và có màu đỏ. 

- Tóc trở nên giòn và dễ gãy hơn. 

- Móng tay cũng trở nên giòn và mỏng, có thể có màu trắng xuất hiện bên trong. Đây cũng là những dấu hiệu lộ ra bên ngoài khi bạn bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người có những dấu hiệu này nhưng lại không phải do thiếu máu mà do các bệnh tật khác. Do đó, đừng vội thấy những dấu hiệu này mà đã vội quy kết một người bị thiếu máu. Cách duy nhất để biết chắc chắn có thiếu máu hay không là làm một loạt các xét nghiệm máu để xác định mức độ chính xác của sắt và các chất khác trong máu. Nếu bạn nghi ngờ thiếu máu, hãy đến khám bác sĩ.

V. Điều trị thiếu máu theo từng nguyên nhân

1. Thiếu máu do thiếu nguyên liệu

 

  •   Thiếu máu thiếu sắt


- Nguyên nhân: có bệnh lý gây mất máu như: giun móc, viêm loét dạ dày, u chảy máu, trĩ, cường kinh, rong huyết…

- Chẩn đoán:

+ Dấu hiệu lâm sàng thiếu máu  

+ Công thức máu biểu hiện thiếu máu với hồng cầu nhỏ nhược sắc

+ Định lượng Ferritin giảm < 30 ng/ml

- Điều trị: Cắt đứt nguyên nhân chảy máu, bù sắt uống 2mg sắt nguyên tố/kg/ngày. Chỉ truyền máu khi thiếu máu rất nặng

 

  •   Thiếu máu do thiếu acid folic

 

- Nguyên nhân: hay gặp ở người nghiện rượu, kém hấp thu, thuốc ngừa thai…

- Chẩn đoán:

+ Dấu hiệu lâm sàng thiếu máu

+ Công thức máu biểu hiện thiếu máu với hồng cầu to ưu sắc

+ Định lượng Acid folic giảm

- Điều trị: Cắt đứt nguyên nhân gây thiếu acid folic + bù acid folic uống 1-5mg/ngày

 

  •  Thiếu máu do thiếu Vitamin B12


- Nguyên nhân: cắt đoạn dạ dày, thiểu năng tuyến tuỵ, viêm hoặc cắt đoạn hồi tràng… gây không hấp thu được Vitamin B12

- Chẩn đoán:

+ Dấu hiệu lâm sàng thiếu máu

+ Công thức máu biểu hiện thiếu máu với hồng cầu to ưu sắc

+ Định lượng Vitamin B12 giảm

- Điều trị: vitamin B12 tiêm bắp 1000 µg/ ngày trong 7 ngày. Điều tri dài hạn 1000 µg/ tháng.

2. Thalassemia

- Nguyên nhân: Do bất thường di truyền cấu tạo chuỗi Hemoglobin trong hồng cầu, làm hồng cầu sống ngắn hơn 120 ngày. Hay gặp là Beta-Thalass, Alpha-Thalass

- Chẩn đoán:

+ Dấu hiệu lâm sàng thiếu máu 

+ Lách to 

+ Công thức máu biểu hiện thiếu máu với hồng cầu nhỏ nhược sắc 

+ Sắt tăng hoặc bình thường

- Điều trị: Truyền máu định kỳ ở thể trung bình – nặng. Ghép tủy từ người khỏe mạnh sớm cho tiên lượng khỏi bệnh cao

3. Thiếu máu tán huyết miễn dịch

 

 


- Nguyên nhân: Do cơ thể tồn tại kháng thể bất thường chống hồng cầu, làm hồng cầu bị vỡ.

- Chẩn đoán:

+ Dấu hiệu lâm sàng thiếu máu 

+ Lách to 

+ Công thức máu biểu hiện thiếu máu với hồng cầu bình thường 

+ Xét nghiệm Coombs tìm kháng thể (+)

- Điều trị: Corticoid 1mg/kg x 4 tuần, sau đó giảm dần. Ức chế miễn dịch khác hoặc ghép tủy trong trường hợp kháng trị

4. Thiếu máu do suy tủy xương

- Nguyên nhân: Suy tủy xương là tình trạng tủy không sản xuất đủ nhu cầu máu cho cơ thể. Có thể do nhiễm trùng, hóa chất, tia xạ hoặc di truyền hoặc không rõ NN.

- Chẩn đoán:

+ Dấu hiệu lâm sàng thiếu máu 

+ Công thức máu biểu hiện thiếu máu với hồng cầu bình thường, có thể giảm thêm bạch cầu và tiểu cầu 

+ Sinh thiết tủy cho dấu hiệu suy tủy

- Điều trị: Truyền máu, ghép tủy sớm từ người khỏe mạnh. Trường hợp do virus đáp ứng tốt với hóa trị và phác đồ diệt virus

5 Thiếu máu trong suy thận mạn

- Nguyên nhân: Suy thận mạn làm giảm tế bào cạnh cầu thận, dẫn tới hàm lượng Erythropoietin giảm thấp

- Chẩn đoán:

+ Dấu hiệu lâm sàng thiếu máu 

+ Công thức máu biểu hiện thiếu máu với hồng cầu bình thường, có thể giảm thêm bạch cầu và tiểu cầu 

+ Bệnh suy thận mạn 

+ Định lượng Erythropoietin giảm

- Điều trị: Erthropoietin tiêm dưới da cách ngày 50-150 đơn vị/kg

6. Dự phòng tình trạng thiếu máu

- Ăn uống: vệ sinh, đúng khoa học, cân đối các thành phần, … Đặc biệt hạn chế tannin, canxi, thức uống có cồn…

- Chế độ sinh hoạt – làm việc cân đối, tập luyện nâng cao sức khỏe chung để tránh các bệnh nội khoa chung

- Đặc biệt phụ nữ, lưu ý nhiều đến kinh kỳ, cần bổ sung sắt uống, ăn thức ăn giàu sắt nếu thiếu

- Lắng nghe cơ thể và các dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu hoặc bệnh có nguy cơ gây thiếu máu

- Khám sức khỏe tổng quát và làm xét nghiệm công thức máu ngay khi có nghi ngờ

- Nên khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm

VI. Phòng ngừa thiếu máu

Nhiều loại thiếu máu không thể phòng ngừa được. Nhưng bạn có thể tránh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu do thiếu vitamin bằng cách ăn một chế độ ăn uống bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm:

- Chất sắt: Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt bò và các loại thịt khác, đậu lăng, ngũ cốc tăng cường chất sắt, rau lá xanh đậm và trái cây sấy khô.

- Folate: Được tìm thấy trong trái cây và nước ép trái cây, rau lá xanh đậm, đậu xanh, đậu thận, đậu phộng, và các sản phẩm ngũ cốc như bánh mì, ngũ cốc, mì ống và gạo.

- Vitamin B12: Thực phẩm giàu vitamin B-12 bao gồm thịt, các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm ngũ cốc, đậu nành tăng cường.

- Vitamin C: Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây và nước ép cam quýt, ớt, bông cải xanh, cà chua, dưa và dâu tây. Những thứ này cũng giúp tăng hấp thu sắt.

 

Giải pháp cho sức khỏe: Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng nhằm tăng cường khả năng miễn dịch, sức đề kháng

 

Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu với bạn: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện

Bi-Nutafit® là công thức đặc biệt chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi đối tượng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cung cấp cho cơ thể những chất bổ dưỡng albumin, đạm, protein, các axit amin thiết yếu để nâng cao sức đề kháng và sự cường tráng của cơ thể, giúp sửa chữa và bảo vệ các mô, tế bào bị tổn thương do các tác nhân gây bệnh.

 

 

 


Công dụng của Bi-Nutafit®

- Bi-Nutafit bổ sung albumin, protein và các a xít amin thiết yếu cho cơ thể.

- Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, stress..

- Sốt xuất huyết; chấn thương, hội chứng nhiễm trùng; nhiễm độc; viêm tuỵ...

- Trị liệu bỏng, nhanh liền sẹo, giúp làm mờ và giảm vết thâm nám trên da

- Chạy thận nhân tạo, suy thận cấp, mãn, hội chứng thận hư,

- Nâng cao sức đề kháng, bồi bổ sau phẫu thuật tim, phổi, phụ nữ sau sinh

- Sửa chữa tổn thương cấp độ DNA, tế bào;  khử gốc tự do

- Hỗ trợ điều trị cho người viêm gan vius, xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ...

- Tăng cường sức đề kháng cho người thiếu máu, người mỏi mệt, ung thư máu.

- Tăng cường MD sau mổ, xạ trị, phòng và hỗ trợ điều trị các loại ung thư

 - Tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe

- Chống lão hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng cường tuổi thọ.

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

______________
Có Thể Bạn Quan Tâm

>>> Những dấu hiệu cảnh báo suy nhược cơ thể dễ nhận thấy nhất tuyệt đối không nên chủ quan

>>> Cảnh báo 11 thói quen xấu làm ảnh hưởng trầm trọng đến hệ miễn dịch

>>> Nguyên nhân nào gây suy giảm miễn dịch? Dưới đây là 5 cách tăng cường hệ thống miễn dịch hiệu quả

0978307072