Thoát vị đĩa đệm là gì? Ai có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm?

 Đăng bởi: Quản Trị Web 23/09/2024

Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng thường gặp, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Bài viết sau giải đáp các câu hỏi liên quan đến thoát vị đĩa đệm như thoát vị đĩa đệm là gì và các đối tượng có nguy cơ cao gặp phải.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì? Khái niệm và nguyên nhân

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi phần nhân nhầy đĩa đệm - nằm giữa các đốt sống trong cột sống của chúng ta, thoát khỏi vị trí bình thường của nó; từ đó tạo áp lực lên dây thần kinh hoặc các mô mềm xung quanh, gây đau đớn và khó khăn trong vận động.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự hình thành của thoát vị đĩa đệm:

● Theo thời gian, đĩa đệm trở nên mỏng dần và mất đi khả năng đàn hồi do quá trình lão hóa của cơ thể.

● Chấn thương do tai nạn.

● Áp lực lên cột sống trong thời gian dài bởi các hoạt động như nâng vật nặng không đúng cách hoặc liên tục, ngồi lâu và sai tư thế, đặc biệt khi làm việc trên máy tính hoặc lái xe,…

● Người có tiền sử gia đình về thoát vị đĩa đệm có nguy cơ cao hơn mắc phải tình trạng này.

2. Ai có nguy cơ cao hơn bị thoát vị đĩa đệm?

Một số nhóm người có nguy cơ cao hơn mắc thoát vị đĩa đệm do các yếu tố khác nhau, bao gồm:

● Những người thường xuyên phải nâng vật nặng, đẩy kéo hoặc tham gia vào các hoạt động đòi hỏi áp lực lớn lên cột sống.

● Người ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi thường có nguy cơ cao hơn mắc thoát vị đĩa đệm do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.

● Các vận động viên và người tham gia các hoạt động thể thao như cử tạ, bóng rổ hoặc cầu lông, có nguy cơ cao hơn mắc thoát vị đĩa đệm nếu họ không thực hiện đúng kỹ thuật.

● Nếu trong gia đình có người thân nào mắc thoát vị đĩa đệm, bạn có nguy cơ cao hơn mắc tình trạng này do yếu tố di truyền.

● Các bệnh viêm đa khớp dạng thấp, đái tháo đường, gút,… có thể gây ra viêm nhiễm, tác động lên cấu trúc của cột sống và các mô liên quan, làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào sự kết hợp của nhiều yếu tố. Vì vậy cần duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện biện pháp phòng ngừa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

3. Triệu chứng đặc trưng giúp nhận biết thoát vị đĩa đệm

Các triệu chứng có thể biểu hiện ở vùng lưng hoặc cổ, tùy thuộc vào vị trí của thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là các triệu chứng mà người bệnh thường gặp phải:

● Một trong những triệu chứng đặc trưng nhất của thoát vị đĩa đệm là đau ở vùng lưng hoặc cổ. Đau có thể biểu hiện ở nhiều cấp độ, từ đau nhẹ đến đau nhiều và kéo dài. Cơn đau có thể lan ra từ vùng lưng hoặc cổ xuống tới cánh tay hoặc chân.

● Mất thăng bằng do thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng lên hệ thần kinh và cột sống.

● Một triệu chứng thường gặp khác là cảm giác tê ở vùng bên dưới thoát vị đĩa đệm.

● Thoát vị đĩa đệm thường gây ra cảm giác đau nhiều hơn khi người bệnh nâng vật nặng hoặc tham gia vào các hoạt động thể thao.

● Đau và khó khăn trong vận động có thể tăng hoặc giảm khi thay đổi tư thế.

Nhận biết sớm tình trạng này không chỉ giúp người bệnh có cơ hội điều trị hiệu quả hơn mà còn có thể ngăn chặn sự phát triển nghiêm trọng của bệnh.

4. Chẩn đoán và hướng điều trị thoát vị đĩa đệm

Chẩn đoán sớm và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp rất quan trọng để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

*Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Quá trình chẩn đoán thường bắt đầu bằng việc hỏi đáp về lịch sử bệnh và triệu chứng từ bệnh nhân. Tiếp theo, bệnh nhân thực hiện các phương pháp xét nghiệm hình ảnh như X-quang, MRI (cộng hưởng từ), hoặc CT scan để xác định vị trí chính xác của thoát vị đĩa đệm, kích thước và mức độ ảnh hưởng lên các cơ quan và dây thần kinh lân cận.

*Hướng điều trị thoát vị đĩa đệm
Đối với những trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ hoặc có khả năng kiểm soát triệu chứng mà không cần can thiệp phẫu thuật, các phương pháp điều trị được áp dụng là:

● Bài tập vận động được thiết kế để cải thiện sự ổn định của cột sống.

● Thuốc chống viêm và thuốc giảm đau có thể được sử dụng để giảm viêm nhiễm xung quanh đĩa đệm và làm giảm đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải được theo dõi và kiểm soát bởi bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

● Có những phương pháp giúp giảm áp lực lên đĩa đệm, bao gồm việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ lưng, thay đổi tư thế ngủ, ngồi làm việc, và học cách nâng vật nặng một cách an toàn.

● Trị liệu thần kinh cột sống là một phương pháp tiếp cận bệnh lý thoát vị đĩa đệm bằng cách sử dụng kỹ thuật như dùng sóng siêu âm hoặc điện xung để làm giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống.

● Châm cứu sử dụng kim mỏng để kích thích các điểm chính trên cơ thể, giúp cải thiện lưu thông máu và giảm viêm nhiễm. Phương pháp trị liệu bổ trợ này có thể hỗ trợ trong việc giảm đau và tăng cường sự thư giãn của cơ bắp xung quanh vùng thoát vị đĩa đệm.

Trong trường hợp triệu chứng thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng và không thể kiểm soát bằng những cách trên, cần áp dụng phương pháp điều trị phẫu thuật.

Giải pháp cho bạn : Bi-Jcare Max Giải pháp toàn diện cho xương khớp chắc khỏe

Bi-Jcare Max là viên uống bổ sung dinh dưỡng thiết yếu quan trọng nhất cho xương khớp giúp xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ điều trị hiệu bệnh lý về xương khớp an toàn hiệu quả. Được nghiên cứu bới các nhà chuyên môn dược lý uy tín của Mỹ và sản xuất trên dây chuyền côn nghệ tân tiến hiện đại nhất hiện nay. Bi-Jcare Max được đích thân B.sĩ Th.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng và lựa chọn đưa về Việt Nam.

 



Bi-Jcare Max có tác dụng gì ?

- Bổ sung Canxi giúp xương chắc khỏe

- Tái tạo sụn khớp: trị thoái hóa, thoát vị, viêm khớp mãn tính, viêm đa khớp,...

- Tái tạo dịch nhờn, trị khô khớp, cứng khớp, gai xương khớp

- Trị đau nhức mỏi, tê bì chân tay, vai gáy

- Tăng sức bền cơ gân sụn khớp

- Giảm đau cấp và mãn tinh

- Tăng độ bền, dẻo dai cho xương khớp

 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0978 307 072
 
nguon:bnc.medipharm.vn, suckhoedoisong.com, medlatec.com...
0978307072